Nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày, có khả năng lây lan qua đường tình dục, suy giảm hệ miễn dịch, gây vô sinh, ảnh hưởng thai nhi nếu không được điều trị sớm.

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Tùy theo loại nấm và mức độ nhiễm bệnh mà sự nguy hiểm sẽ khác nhau. Tìm hiểu tác hại của bệnh nấm phụ khoa và cách điều trị, phòng chống bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

Bệnh nấm phụ khoa là sự gia tăng nhanh của nấm men và chúng tấn công âm đạo gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu. Nấm men phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho phụ nữ là nấm Candida. Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể mắc bệnh phụ khoa do nhiễm nấm chlamydia – một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường tình dục.

Vậy bệnh nấm phụ khoa có  nguy hiểm không? Câu trả lời CÓ. Đây là bệnh lý nên khám và điều trị tránh gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất người bệnh. Một số những vấn đề có thể xảy ra khi mắc bệnh nấm phụ khoa như sau:

  • Ảnh hưởng đến tinh thần: Các cơn ngứa ngáy, sưng đau và nóng rát ở vùng kín ảnh hưởng đến tâm trạng khiến chị em tinh thần bất ổn, hay cáu gắt và khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Các triệu chứng của bệnh nấm phụ khoa như mùi hôi, ngứa ngáy khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống vợ chồng.
  • Nấm phụ khoa có thể truyền sang bạn tình: Phụ nữ nhiễm nấm âm đạo có khả năng lây lan cao qua đường tình dục.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Những tạp khuẩn Candida sẽ tấn công cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch làm người bệnh dễ bị nhiễm các bệnh lý khác, đặc biệt là những bệnh xã hội.
  • Gây vô sinh, hiếm muộn: Bệnh nấm phụ khoa có thể gây vô sinh ở nữ giới nếu không được điều trị sớm. Nấm âm đạo là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm vòi trứng, viêm âm đạo và hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác
  • Ảnh hưởng đến thai nhi khi nhiễm nấm trong thai kỳ: Mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến em bé sinh ra mắc các bệnh lý như viêm da, viêm đường hô hấp…

Bệnh nấm phụ khoa nếu không phát hiện, điều trị sớm lâu ngày sẽ thành mãn tính và gây ra những phiền toái không nhỏ cho đời sống hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản của chị em.

Vì vậy, việc điều trị bệnh sớm ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là điều cấp thiết giúp hạn chế những rủi ro về sức khỏe sau này.

Chữa nấm phụ khoa như thế nào hiệu quả?

Chữa nấm phụ khoa có nhiều phương pháp và mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Hiểu rõ các cách điều trị bệnh lý này sẽ giúp bạn cân nhắc và lựa chọn cho mình một cách thức chữa bệnh phụ khoa hiệu quả.

Chữa nấm phụ khoa bằng Tây y

Bệnh nấm phụ khoa điều trị bằng thuốc Tây y có ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do nấm gây ra. Các bác sĩ điều trị bệnh nấm phụ khoa thường kết hợp thuốc Tây y với các thiết bị y tế để làm tăng khả năng hấp thụ thuốc giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh.

  • Thuốc uống và thuốc đặt âm đạo: Đây là hai dạng thuốc được sử dụng phổ biến để chữa bệnh nấm phụ khoa. Thuốc đặt âm đạo thường sử dụng chủ yếu vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong quá trình sử dụng thuốc nên uống đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc chống nấm: Sử dụng dạng toàn thân hoặc dùng ở vị trí bị nhiễm nấm. Loại thuốc này chỉ nên dùng theo đơn kê của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn
  • Phương pháp oxygen: Đây là phương pháp được chỉ định để chữa nấm phụ khoa mức độ nặng khi nấm đã lan ra các bộ phận khác như cổ tử cung và tử cung. Phương pháp oxygen kết hợp cùng thuốc Tây y sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị nấm âm đạo.

Chị em nên cân nhắc lựa chọn các sơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đảm  bảo quá trình thực hiện thủ thuật và điều trị triệt để, an toàn nhất.

Chữa nấm phụ khoa bằng mẹo dân gian

Bạn có thể cải thiện tình trạng nấm phụ khoa bằng một số mẹo dân gian sau đây:

Chữa bệnh nấm phụ khoa bằng lá trầu không: Lá trầu có công dụng sát khuẩn và kháng viêm tốt giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Bạn rửa sạch vài lá trầu không và đun lấy nước, cho thêm chút muối để rửa, ngâm vùng kín hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Chữa bệnh nấm phụ khoa bằng lá ngải cứu: Ngải cứu tươi đem rửa sạch và phơi khô. Mỗi lần bạn chỉ cần dùng khoảng 200 – 300g ngải cứu khô và đun cùng nước. Dùng nước ngải cứu ấm xông hơi và vệ sinh vùng kín ngày khoảng 1 – 2 lần giảm dấu hiệu mẩn ngứa, khó chịu.

Chữa nấm phụ khoa bằng lá chè xanh: Dùng nước chè xanh vệ sinh vùng kín hàng ngày giúp giảm mùi hôi và ngứa ngáy do nấm âm đạo.

Chữa nấm phụ khoa bằng lá ổi: Bạn nên chọn các lá ổi không quá non hay quá già và đem rửa sạch, ngâm nước muối trước. Sau đó, đun lá ổi với nước sôi khoảng 5 phút đợi nước nguội bớt đem xông và vệ sinh vùng kín. Sử dụng lá ổi vệ sinh vùng kín hàng ngày và duy trì khoảng 2 – 3 buổi/tuần sau khi khỏi bệnh.

Chữa nấm phụ khoa bằng giấm táo: Giấm táo được biết đến với tác dụng cải thiện viêm nhiễm âm đạo, cân bằng độ pH hiệu quả. Pha loãng 3 muỗng giấm táo cùng khoảng 1 lít nước lọc và vệ sinh vùng kín 3 lần mỗi tuần là cách giúp giảm mùi hôi do viêm âm đạo và cải thiện tình trạng bệnh. Để hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên kết hợp uống giấm táo mỗi ngày điều trị bệnh từ bên trong.

Chữa nấm âm đạo bằng lá húng quế: Đây là loại lá có khả năng kháng khuẩn tự nhiên có hiệu quả trong chữa nấm âm đạo. Chuẩn bị lá húng quế tươi, rửa sạch và đem nghiền nhỏ. Tiếp theo, bạn đun bột húng quế với nước và dùng nước này vệ sinh âm đạo hàng ngày giúp giảm tình trạng sưng đau, ngứa vùng kín hiệu quả.

Chữa nấm phụ khoa bằng mẹo dân gian đòi hỏi sự kiên trì, dùng thường xuyên và lâu dài. Đây là cách chỉ nên dùng với trường hợp nhiễm nấm phụ khoa thể nhẹ. Hiệu quả chữa bệnh mang lại phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng ngườI. Bạn có thể dùng các loại lá kể trên để vệ sinh vùng kín hàng ngày nhằm phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh nấm phụ khoa

Bệnh nấm phụ khoa gây khó chịu và đau đớn khi quan hệ tình dục làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Bệnh lý này có thể tái đi tái lại nhiều lần do nhiều yếu tố. Vì vậy, để trường hợp nấm tái lại sau khi điều trị chị em cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Nên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp ra nhiều khí hư màu sắc bất thường, ngứa và nóng rát âm đạo nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh an toàn, tránh sử dụng loại có độ dưỡng ẩm và sát khuẩn cao, đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng hạn chế vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển
  • Không thụt rửa vào trong âm đạo tránh làm tổn thương và mất sự cân bằng độ pH
  • Chọn quần lót phù hợp có chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi tránh vùng kín bí bách, ẩm ướt dễ nhiễm nấm
  • Sử dụng băng vệ sinh chất lượng và thay băng thường xuyên trong ngày kinh nguyệt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo
  • Giữ quần áo sạch sẽ, phơi nơi nhiều nắng để diệt vi khuẩn, nấm
  • Kiêng quan hệ tình dục khi vùng kín có những dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa
  • Trong trường hợp phụ nữ có gia đình khi bị nhiễm nấm nên điều trị cho cả hai vợ chồng vi khi giao hợp nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của chồng. Đây là nguyên nhân khiến vợ sau khi điều trị rất dễ nhiễm nấm trở lại

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Nấm âm đạo rất dễ tái phát do những bào tử nấm có sức sống bền bỉ. Vì vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu bất thường ở vùng kín chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android