Đốt Sống Lưng Bị Lồi

Cơ bản

Đốt sống lưng bị lồi là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù cột sống,… Lúc này, cột sống sẽ xuất hiện đường cong bất thường, dần mất đi tính ổn định và gây ra triệu chứng đau nhức ở khu vực bị ảnh hưởng.

Định nghĩa

Đốt sống lưng bị lồi là hiện tượng đốt sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và lồi lên trên. Điều này đã hình thành nên các đường cong bất thường trên cột sống và khiến cột sống bị mất đi tính ổn định. Với những trường hợp nặng hơn sẽ có thêm các triệu chứng đi kèm như tê mỏi, co thắt cơ, đau nhức, biến dạng đốt sống,… Dưới đây là một số tình trạng y tế gây lồi đốt sống lưng thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Gù cột sống: Đốt sống lưng bị lồi là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân bị gù cột sống. Tình trạng xảy ra do đốt sống phát triển quá mức và dịch chuyển ra khỏi vị trí trung lập. Lúc này, vùng cột sống lưng sẽ bị cong tròn về phía sau, còn phần xương cùng và cột sống cổ sẽ bị lõm vào trong. Một số nguyên nhân gây gù lưng thường gặp là tư thế vận động xấu, xương cột sống bị suy yếu, gãy xương do chấn thương, loạn dưỡng cơ,… Các triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi bị gù cột sống là lưng cong, cột sống cứng, đau cột sống, giảm chiều cao, khom lưng khi di chuyển,…

Loãng xương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đốt sống lưng bị lồi. Loãng xương là hiện tượng suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên suy yếu và gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở người già và phụ nữ mãn kinh với các triệu chứng đặc trưng như đau lưng, dễ gãy xương, giảm chiều cao,.. Nếu bệnh không được can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ gây ra biến chứng biến dạng xương, gãy nén xương, lồi đốt sống,…

Đốt sống lưng bị lồi có thể là biến chứng của bệnh loãng xương
Đốt sống lưng bị lồi có thể là biến chứng của bệnh loãng xương

+ Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đốt sống lưng bị lồi thường gặp. Bệnh lý này khởi phát khi bao xơ bị rách, khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu khối nhân nhầy thoát vị có kích thước lớn sẽ chèn ép lên rễ thần kinh và gây ra các triệu chứng như tê bì, đau nhức lan rộng, hạn chế khả năng vận động,… Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống,…

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh lý này xảy ra khi đĩa đệm và sụn khớp bên trong cột sống thắt lưng bị bào mòn theo thời gian. Điều này đã khiến cho đốt sống dần suy yếu, biến dạng và hình thành nên gai xương. Khi các gai xương này phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép lên các mô mềm xung quanh như dây chằng, mạch máu, dây thần kinh,.. Lúc này người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau nhức khá khó chịu ở vùng thắt lưng, gây khó khăn khi đứng thẳng và lưng sẽ có xu hướng cong vẹo. Chính những điều này đã tạo cơ hội cho đốt sống lưng bị lồi lên trên.

+ Chấn thương cột sống: Cột sống sẽ bị chấn thương khi có lực mạnh tác động vào một cách đột ngột. Lúc này, thân đốt sống sẽ có xu hướng vỡ ra hoặc trật khớp. Chính điều này đã khiến cho cột sống bị mất đi tính ổn định, gây ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên. Nếu không được xử lý đúng cách, đốt sống lưng sẽ lồi lên trên và hình thành nên đường cong bất thường. Chấn thương cột sống thường xảy ra sau khi bị té ngã, tai nạn giao thông, va chạm khi chơi thể thao,… Khi bị chấn thương, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ tổn thương và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Nguyên nhân

Dấu hiệu nhận biết đốt sống lưng bị lồi

Đốt sống lưng bị lồi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cột sống. Nếu không can thiệp đúng cách sẽ khiến khả năng vận động bị suy giảm đáng kể. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Xuất hiện đường cong bất thường trên cột sống lưng, khi dùng tay sờ vào sẽ xuất hiện điểm nhô, vai tròn hơn bình thường.
  • Cột sống dần mất đi độ linh hoạt vốn có, khiến người bệnh gặp khó khăn hoặc không thể đứng thẳng lưng.
  • Bị đau nhức ở vùng cột sống bị tổn thương, cơn đau có thể diễn ra ở mức độ nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ lồi đốt sống.
  • Chiều cao sụt giảm, lưng sẽ có xu hướng khòm về phía trước khi người bệnh di chuyển.
  • Khi tình trạng lồi đốt sống lưng diễn ra ở mức độ nặng gây tổn thương cơ và dây thần kinh sẽ có thêm các triệu chứng như co thắt cơ, đau thần kinh lan rộng, tê bì hoặc châm chích, yếu chi,…
  • Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái bệnh mỏi, thể tích lồng ngực thu hẹp gây ra tình trạng khó thở kéo dài.

Khi có các dấu hiệu ở trên, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách ngay từ sớm. Nếu tình trạng lồi đốt sống lưng diễn ra kéo dài sẽ tiến triển sang mức độ nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Gây biến dạng cột sống vĩnh viễn
  • Dây thần kinh bị tổn thương gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa, yếu chi,…
  • Lồng ngực bị thu hẹp gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp
  • Khả năng vận động bị suy giảm, gây rối loạn vận động hoặc liệt nửa người

Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng của bệnh lồi đốt sống lưng gây tổn thương đến dây thần kinh
Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng của bệnh lồi đốt sống lưng gây tổn thương đến dây thần kinh

Chăm sóc tại nhà

  • Tránh duy trì tư thế xấu khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Luôn giữ cho phần đầu, cổ và lưng được thẳng hàng. Không nên ngồi khom lưng, vẹo lưng,… Nên nâng vật nặng đúng cách, khôngđể vật nặng đè nặng lên lưng.
  • Không thực hiện động tác vặn mình hoặc cúi gập người một cách đột ngột. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, sau mỗi giờ làm việc nên thực hiện các bài tập kéo giãn giúp thư giãn xương khớp.
  • Thận trọng khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày để tránh bị chấn thương gây tổn thương đến cột sống. Không nên làm việc và chơi thể thao quá sức, nên nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu mỏi lưng hoặc co thắt cơ.
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Nếu bạn tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cân bằng các nhóm dưỡng chất nạp vào cơ thể. Nên chú trọng việc bổ sung canxi, magie, vitamin, protein và omega-3. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho hệ xương khớp, giúp giảm viêm đau và làm chậm tốc độ lão hóa.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường chức năng và sức khỏe hệ xương khớp. Một số bài tập được chuyên gia khuyến khích tập luyện là bơi lội, yoga, thái cực quyền, đi bộ,…

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android