Gói Dịch Vụ Quản Lý Đái Tháo Đường
Gói dịch vụ quản lý đái tháo đường được tích hợp nhiều phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm và chăm sóc chuyên sâu nhằm kiểm soát tình trạng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa có biến chứng phức tạp và rất khó điều trị. Nếu không được theo dõi sát sao và điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng và khó kiểm soát. Đây chính là lý do vì sao người bệnh cần tham gia các gói dịch vụ quản lý đái tháo đường.
Định nghĩa gói dịch vụ quản lý đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là chỉ số đường trong máu luôn cao hơn bình thường do thiếu hụt tiết insulin hoặc đề khác với insulin. Điều này gây ra những rối loạn chuyển hóa về đường, mỡ, đạm và chất khoáng trong cơ thể.
Khi mắc bệnh, bên cạnh việc tiến hành các phương pháp điều trị, các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên tham gia gói dịch vụ quản lý đái tháo đường. Đây là gói dịch vụ tích hợp nhiều phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm và chăm sóc chuyên sâu nhằm kiểm soát tình trạng bệnh như:
- Kiểm tra và đo lường chỉ số đường trung bình gắn với Hemoglobin trong máu giúp tầm soát đái tháo đường.
- Đánh giá sức khỏe tổng quát, tìm nguồn gốc của bệnh thông qua phân tích chỉ số nước tiểu.
- Đo nồng độ Creatinine ở trong máu, từ đó đánh giá chính xác chức năng và khả năng lọc của thận.
Vì sao cần thực hiện quản lý đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường rất khó kiểm soát, luôn thay đổi và tiến triển theo từng mốc thời gian. Vậy nên, không chỉ tập trung vào các phương pháp điều trị, người bệnh còn cần được thăm khám và theo dõi định kỳ, từ đó bác sĩ xác định được chính xác tình trạng của người bệnh, thiết lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu, dẫn tới nhồi máu cơ tim, co thắt và hẹp động mạch tứ chi, chức năng các cơ quan rối loạn.
- Biến chứng não: Có thể gây tắc mạch máu não, nhũn não, xuất huyết não,…
- Biến chứng về hô hấp: Gây viêm phế quản, viêm phổi.
- Biến chứng tiêu hóa: Gây viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hóa.
- Biến chứng về thần kinh: Dẫn đến cảm giác đau, co giật tứ chi, các cơn đau tăng về ban đêm, lâu dần gây teo cơ.
- Biến chứng ở mặt: Những người bị đái tháo đường không được điều trị và kiểm soát sẽ dẫn đến tổn thương võng mạc, gây phù hoàng điểm, suy giảm thị lực, mù lòa.
- Biến chứng ở thận, tiết niệu: Có thể gây rối loạn chức năng bàng quang, thận, đặc biệt có thể gây viêm bể thận, suy tiểu cầu thận.
- Biến chứng ở da: Dẫn đến tình trạng mụn nhọt, ngứa da, có u màu vàng gây ngứa ngáy khó chịu. Một số trường hợp còn gây biến dạng bàn chân, bàn tay và phải cắt bỏ.
- Đặc biệt, khi biến chứng trở nên phức tạp hơn, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Chính vì những điều này, các bệnh viện, phòng khám lớn hiện nay đã triển khai gói dịch vụ quản lý đái tháo đường nhằm cung cấp cho người bệnh giải pháp điều trị, quản lý và chăm sóc bệnh phù hợp cho từng cá nhân. Thông qua đó, người bệnh tiểu đường sẽ duy trì và kiểm soát được chỉ số đường huyết, chỉ số huyết áp và cholesterol ở mức bình thường,, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Dấu hiệu cần quản lý đái tháo đường
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây, khả năng cao bạn đã bị đái tháo đường. Lúc này, cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, điều trị và tiến hành quản lý bệnh, ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu gây biến chứng nguy hiểm:
- Người đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu mỗi lần đi sẽ nhiều hơn bình thường.
- Cơ thể mệt mỏi, lơ mơ, choáng váng.
- Miệng khô, cơ thể thường xuyên cảm giác khát nước.
- Chân tay bủn rủn, rất hay đói và có cảm giác thèm đồ ngọt.
- Cân nặng sụt giảm, thị lực sụt giảm, dễ bị viêm lợi, viêm nướu hoặc chảy máu chân răng.
- Khi có vết thương hở rất lâu lành.
Đối tượng cần quản lý đái tháo đường
Gói dịch vụ quản lý đái tháo đường được xây dựng cho các đối tượng như sau:
- Những người đã được chẩn đoán đái tháo đường, đang có nhu cầu kiểm soát bệnh dài hạn.
- Những người đang muốn tầm soát nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Người có người trong gia đình đã bị đái đường.
- Phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, sinh con to (cân nặng trẻ trên 4kg).
- Người có đề kháng insulin, đồng thời mắc buồng trứng đa nang hoặc chứng gai đen.
- Người có tiền sử bị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Người được chẩn đoán bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose.
Rủi ro khi quản lý đái tháo đường
Có nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán trong gói dịch vụ quản lý đái tháo đường. Bác sĩ cho biết, nếu được tiến hành trong tại những đơn vị bệnh viện uy tín thì các phương pháp này đều đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số rủi ro vẫn có thể xuất hiện trong quá trình điều trị như:
- Sưng đau, viêm nhiễm tại vị trí nốt tiêm lấy máu xét nghiệm. Nếu không giữ gìn vệ sinh có thể dẫn đến áp xe, mưng mủ, thậm chí hoại tử vị trí đó.
- Bên cạnh đó, trong quá trình xét nghiệm, một số yếu tố như mẫu lấy sau cách, kỹ thuật phân tích trục trặc, mẫu xét nghiệm nhiễm khuẩn,… khiến các chỉ số đo lường sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình quản lý bệnh và phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân.
- Một số ít trường hợp bị nhiễm xạ khi chụp Xquang tim phổi. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là này là không đảm bảo các tiêu chí an toàn trong quá trình chụp.
Trên thực tế, các rủi ro này không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình quản lý đái tháo đường, người bệnh nên chọn bệnh viện, phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm phụ trách trực tiếp.
Trường hợp cần tạm hoãn quản lý đái tháo đường
Những trường hợp nào cần tạm hoãn quản lý đái tháo đường là vấn đề đường nhiều người bệnh quan tâm. Trong mỗi buổi khám của gói dịch vụ, bệnh nhân sẽ cần tiến hành nhiều phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán khác nhau. Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo mọi người bệnh cần đảm bảo tiêu chí sức khỏe để thực hiện, những trường hợp như sốt cao, mê sảng, có bệnh nền cần chữa trị gấp,… sẽ cần tạm hoãn tiến hành quản lý đái tháo đường.
Phương pháp được áp dụng trong quản lý đái đường
Có nhiều phương pháp được thực hiện trong gói quản lý đái tháo đường, dưới đây là một số phương pháp chính.
Định lượng Glucose lúc đói
Xét nghiệm glucose lúc đói (The fasting plasma glucose test, viết tắt là FPG) là phương pháp được sử dụng trong xét nghiệm tiểu đường và quản lý tình trạng bệnh. FPG đo được mức đường trong máu sau khi đói, nhịn ăn hoặc không ăn thứ gì trong ít nhất 8 giờ.
Đường huyết lúc đói bình thường sẽ có mức dưới 100mg/dL. Nếu đường huyết lúc đói trong khoảng 100 – 126 mg/dL có nghĩa người đó bị suy giảm đường huyết lúc đói nhưng không bị tiểu đường.
Nếu chỉ số đo được lớn hơn 126 mg/dL thì có nguy cơ bị tiểu đường cao. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm lặp lại vào ngày tiếp theo hoặc đo glucose 2 tiếng sau bữa ăn. Nếu kết quả đường huyết tăng cao hơn 200 mg/dL thì được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c
HbA1c là dạng đặc biệt của hemoglobin, tồn tại trong hồng cầu, được tạo thành giữa sự kết hợp của đường glucose và hemoglobin. HbA1c có vai trò vận chuyển glucose và oxy tới các bộ phận khác trên cơ thể. Xét nghiệm HbA1c có mục đích đo lường lượng glucose trong máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
- Thông thường, chỉ số HbA1c trong máu sẽ dao động từ 4 – 6% lượng hemoglobin. Nếu chỉ số HbA1c tăng 1% sẽ tương đương lượng đường trong máu tăng thêm 30mg/dl.
- Chỉ số HbA1c > 6.5%: Có nghĩa lượng glucose trong máu tăng cao và lượng đường huyết đang không được kiểm soát tốt, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Chỉ số HbA1c < 4 %: Lúc này, lượng glucose trong máu đang bị giảm thấp. Nguyên nhân chủ yếu do mới hiến máu, cắt lách, mắc các bệnh như thiếu sắt, thiếu máu, sử dụng quá liều vitamin E, C,…
Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhằm khảo sát các dòng chảy bên trong cơ thể dựa vào nguyên lý hiệu ứng Doppler như sau: Khi chùm tia siêu âm phát đi và gặp một vật cản sẽ có hiện tượng phản hồi âm, chùm siêu âm phản hồi sẽ có tần số thay đổi so với tần số của chùm phát đi trong trường hợp khoảng cách giữa nguồn phát và vật thay đổi. Kết quả của siêu âm sẽ có vai trò như:
- Kiểm tra các bất thường của mạch máu gồm: Suy giảm tĩnh mạch, hẹp động mạch, huyết khối động tĩnh mạch.
- Kiểm tra bất thường của tim như: Thông liên nhĩ, thông liên thất, hở van tim,…
- Kiểm tra các bất thường khác: Xơ vữa động mạch, khối u mạch máu,…
Một số loại máy móc phục vụ trong quá trình quản lý đái tháo đường tại Hệ thống Y tế Vietmec như:
- Máy xét nghiệm sinh hóa tân tiến Biorex Glucose – BXC0101.
- Máy thử đường huyết thuộc Accu Chek Guide.
- Máy xét nghiệm HbA1c Tosoh – Nhật Bản.
- Máy phân tích nước tiểu nhập khẩu từ Anh quốc, thương hiệu Siemens.
- Máy siêu âm Philips 3300.
- Máy chụp XQuang BT300.
Danh mục gói dịch vụ quản lý đái tháo đường tại Vietmec
Vietmec hiện đang triển khai xây dựng gói dịch vụ quản lý đái tháo đường với những danh mục như sau:
Gói dịch vụ quản lý đái tháo đường |
|||||||
Danh mục | Tổng số lần trong tháng | Chi tiết số lần khám | |||||
Tháng đầu | Tháng thứ 2 | Tháng thứ 3 | Tháng thứ 4 | Tháng thứ 5 | Tháng thứ 6 | ||
I. Khám chuyên khoa | |||||||
Đo chỉ số huyết áp, đo chỉ số khối cơ thể, tư vấn dinh dưỡng | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Tư vấn dinh dưỡng | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Khám chuyên khoa mắt | 1 | 1 | |||||
Khám chuyên khoa răng | 1 | 1 | |||||
II. Xét nghiệm | |||||||
Tổng phân tích máu | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Glucose lúc đói | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Xét nghiệm HbA1c | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Ure | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Creatinin | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Axit Uric | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Cholesterol | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng Triglycerid | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng HDL-C | 2 | 1 | 1 | ||||
Định lượng LDL-C | 2 | 1 | 1 | ||||
Đo hoạt độ AST (GOT) | 2 | 1 | 1 | ||||
Đo hoạt độ ALT (GPT) | 2 | 1 | 1 | ||||
Đo hoạt độ GGT | 2 | 1 | 1 | ||||
Tổng phân tích nước tiểu | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Định lượng MAU | 2 | ||||||
III. Chẩn đoán hình ảnh | |||||||
Siêu âm ổ bụng | 2 | 1 | |||||
Siêu âm Doppler | 1 | 1 | |||||
Điện tâm đồ | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Chụp Xquang tim phổi | 1 | 1 |
Lưu ý khi thực hiện dịch vụ quản lý đái đường
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần quan tâm khi tiến hành dịch vụ quản lý đái tháo đường:
- Trong dịch vụ sẽ có xét nghiệm máu nên người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước ngày thăm khám. Đồng thời, không uống nước ngọt, nước hoa quả, rượu bia, cà phê trong vòng 12 tiếng trước ngày thăm khám.
- Khi lấy nước tiểu đi xét nghiệm, loại bỏ phần nước tiểu đầu dòng và cuối dòng, chỉ lấy nước tiểu giữa dòng. Đặc biệt, khi cho vào ống nghiệm cần đảm bảo sạch sẽ, không để tay vào miệng ống nghiệm.
- Thời điểm thăm khám được khuyến nghị là buổi sáng sớm. Bởi đây là thời điểm các chỉ số trên cơ thể chuẩn xác nhất.
- Khi tham gia mỗi buổi của dịch vụ quản lý đái tháo đường, người bệnh cần mang theo hồ sơ khám bệnh của những buổi trước để bác sĩ lấy tư liệu hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
- Trong thời gian chăm sóc sức khỏe tại nhà, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh cần thông báo chi tiết cho bác sĩ.
Gói dịch vụ quản lý đái tháo đường thực sự đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh nhằm kiểm soát và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Vậy nên, nếu bạn đang muốn đăng kí gói dịch vụ này cho mình hoặc người thân, có thể đăng kí tại Vietmec theo hotline 024 3212 3133.
Quy trình dịch vụ quản lý đái tháo đường tại Vietmec
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình dịch vụ quản lý đái tháo đường tại Vietmec. Quy trình được xây dựng theo đúng quy chuẩn, đảm bảo nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian của người bệnh mà vẫn đảm bảo đầy đủ các bước cần thiết.
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm. Sau đó hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân về các lần thăm khám tiếp theo.
Bước 7: Thanh toán chi phí
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!