6 Cách Trị Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Trị chàm khô bằng dầu dừa chắc hẳn không còn là phương pháp xa lạ với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng dầu dừa khác nhau và không phải ai cũng biết được đâu là cách tốt nhất. Vậy dầu dừa nào nên dùng như thế nào là hiệu quả nhất? Người bệnh cần lưu ý những gì?

Tại sao nên chọn dầu dừa để trị chàm khô?

Chàm khô là bệnh da liễu eczema khá phổ biến với mọi người. Tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn và trẻ em là như nhau. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng da mẩn đỏ, nứt nẻ, nổi mụn nước gây ngứa ngáy do cấu cấu trúc da bị sừng hóa.  Bệnh chàm khô thường khởi phát vào mùa đông khi thời tiết hanh khô và dễ tái phát nhiều lần. Nguyên nhân gây bệnh chàm khô thường là do yếu tố cơ địa và một số tác động của môi trường gây nên.

Bệnh lý này không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng tổn thương do chàm gây ra sẽ có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách các triệu chứng có thể tự biến mất mà không cần phải tiến hành điều trị chuyên khoa. Do đó, việc điều trị chàm khô từ sớm khi mới phát bệnh là hết sức quan trọng.

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh chàm khô an toàn
Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh chàm khô an toàn

Cách trị chàm khô bằng dầu dừa được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Dầu dừa là một dược liệu tự nhiên lành tính thường được dùng như một nguyên liệu giúp các món ăn thơm ngon hơn. Đối với chị em phụ nữ thì dầu dừa còn được coi như một loại dược phẩm quý dùng để dưỡng môi, đắp mặt giúp sáng da, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng làm lành các tổn thương trên bề mặt da, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như: chàm khô, bệnh chàm ngứa, viêm da dị ứng, nổi mề đay, á sừng, dị ứng, nấm, viêm nang lông, kích thích mọc tóc…. rất hiệu quả.

Trong Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong dầu dừa chứa rất nhiều thành phần quan trọng như:

  • Axit lauric, Palmitic, Caprylic,…. giúp ức chế các loại nấm, virus cũng như vi khuẩn gây hại. Nếu kiên trì sử dụng dầu dừa còn tránh hiện tượng bội nhiễm vùng da bị chàm khô.
  • Các axit béo acid linoleic, acid gallic, polyol ester,… có tác dụng làm mềm các vùng da khô ráp và dịu nhẹ các vùng da bị sưng viêm, ngứa ngáy. Bên cạnh đó còn giúp duy trì độ ẩm cũng như phục hồi màng lipid vô cùng hiệu quả.
  • Vitamin E: Hỗ trợ làm lành các vết xước, tổn thương trên bề mặt da. Đồng thời giúp phục hồi và tái tạo tế báo cho những vùng da sau khi bị bong tróc.
  • Antibacterial, antioxidant, anti-fungal, antimicrobial: Đây là những chất hỗ trợ giảm các biến chứng do bệnh chàm khô gây ra, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Caprylic, Capric acid: Giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, phù nề và sưng tấy ở da do bệnh chàm khô gây ra. Bên cạnh đó nó còn ức chế được sự phát triển của bệnh chàm khô.

Việc áp dung cách trị chàm khô bằng dầu dừa là để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như: tình trạng khô ráp, thâm sạm, bong tróc và ngứa ngáy. Hiện nay, bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc Tây y có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn dùng dầu dừa để chữa chàm khô bởi tính an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Vì vậy, bạn có thể an tâm sử dụng dầu dừa để trị chàm mà không lo kích ứng da hay bất kỳ tác dụng phụ nào khác.

Cách trị chàm khô bằng dầu dừa tại nhà

Để trị chàm khô bằng dầu dừa, người bệnh có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như đơn lẻ hoặc phối hợp với các loại nguyên liệu tự nhiên khác như: bơ, nha đam, mật ong… Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa hiệu quả và đơn giản tại nhà mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để áp dụng ngay từ hôm nay.

Sử dụng dầu dừa nguyên chất để trị bệnh chàm

Nếu như bệnh chàm khô đang ở giai đoạn đầu, tình trạng khô ráp vẫn ở mức độ nhẹ và ít gây ngứa ngáy có thể dùng trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị chàm. Các axit béo trong tinh dầu sẽ thấm sâu vào làm mềm da, giảm tình trạng viêm nhiễm cho người bệnh. Đây là cách trị chàm bằng dừa đơn giản nhất, thường dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Nguyên liệu: Dầu dừa 100% tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh chàm khô bằng nước sạch và thấm khô bằng khăn mềm.
  • Rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước rửa tay chuyên dụng
  • Xoa dầu dừa vào lòng bàn tay đến khi nóng lên thì massage nhẹ từ 1 – 2 phút lên vùng da bị chàm.
  • Sau khoảng 20 phút rửa sạch lại với nước ấm cho đến khi bề mặt da không còn nhờn dính. Hoặc bạn có thể để qua đêm giúp tinh chất từ dầu dừa thấm sâu vào da, tăng khả năng dưỡng ẩm.

Thoa dầu dừa trực tiếp lên da cũng giúp làm cho dịu tình trạng kích ứng và khiến mềm da. Vì vậy, chỉ cần người bệnh thực hiện phương pháp này đều đặn này mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau rát da và da nhanh lành.

Kết hợp dầu dừa và mật ong

Mật ong chứa các dưỡng chất có khả năng dưỡng ẩm, chống oxy hóa cao. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mật ong còn giúp kháng viêm và chống nhiễm trùng da rất tốt. Vì vậy, khi kết hợp dầu dừa với mật ong giúp ngăn ngừa các vết thâm sạm, cải thiện độ săn chắc của da và hỗ trợ tái tái tạo các tế bào bị hư tổn.

Kết hợp dầu dừa và mật ong để trị bệnh chàm khô
Kết hợp dầu dừa và mật ong để trị bệnh chàm khô

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cafe mật ong nguyên chất
  • 2 thìa cafe dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Trộn đều mật ong với dầu dừa vào bát nhỏ tạo thành một hỗn hợp.
  • Dùng tay hoặc thìa thoa hỗn hợp lên vùng da bị chàm khô đã được làm sạch.
  • Để trong khoảng 20 – 30 phút và rửa sạch lại với nước ấm. Khi rửa có thể massage nhẹ nhàng bằng tay để loại bỏ các mảng da bong tróc.
  • Kiên trì áp dụng liên tục sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Kết hợp dầu dừa cùng nha đam

Nha đam chứa một lượng lớn hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất rất tốt để hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Nguyên liệu này thường được dùng để làm đẹp, thậm chí nấu ăn nhờ tác làm làm dịu mát cơ thể và tác dụng cấp ẩm, tăng tính đàn hồi từ sâu bên trong.

Ngoài ra, nha đam còn chứa hàm lượng Axit amin dồi dào có tác dụng cải thiện tình trạng nứt nẻ, khô ráp của da và  giảm ngứa đáng kể. Đồng thời tái tạo các tế bào da bị tổn thương và hạn chế sự phát triển của của một số vi khuẩn gây hại tồn tại trên da.

Với những trường hợp bị chàm khô đang có dấu hiệu tái phát nhiều lần gây nứt nẻ, viêm nhiễm thậm chí là chảy máu. Thực hiện phương pháp chữa chàm bằng nha đam kết hợp với dầu dừa 2 – 3 lần/tuần. Sau khoảng 2 tuần người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thay đổi rõ rệt và làn da được dưỡng ẩm từ sâu bên trong.

Nguyên liệu:

  • 200g nha đam.
  • 1 thìa cafe dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Nha đam mang đi rửa sạch, sau đó gọt bỏ và tách lấy phần gel trong suốt.
  • Trộn đều nha đam với dầu dừa sao cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da đã được rửa sạch.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý:

  • Nha đam cần loại bỏ sạch lớp vỏ nếu không dễ gây kích ứng, ngứa.
  • Với những ai bị dị ứng với nha đam thì không nên sử dụng phương pháp này để điều trị chàm khô.

Dầu dừa và lá trầu không

Theo các nhà nghiên cứu, lá trầu không chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng trầu không để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh da liễu, trong đó cách chữa bệnh chàm trong dân gian với trầu không được dùng khá phổ biến.

Dầu dừa khi kết hợp với lá trầu không giúp trị bệnh chàm khô hiệu quả
Dầu dừa khi kết hợp với lá trầu không giúp trị bệnh chàm khô hiệu quả

Với trường hợp vùng bệnh chàm khô có dấu hiệu lan rộng, người bệnh nên sử dụng phương pháp này để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và lở loét. Ngoài ra, dầu dừa khi kết hợp với lá trầu không cũng giúp hạn chế những cơn đau ngứa hiệu quả. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:

Nguyên liệu:

  • 3 lá trầu không
  • 1 thìa cafe dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng và để ráo nước.
  • Cho lá trầu không vào giã hoặc ép để lấy nước cốt.
  • Cho nước lá trầu không cùng 1 thìa cafe dầu dừa vào khuấy đều tạo thành một hỗn hợp màu xanh.
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da chàm bị khô, bong tróc.
  • Chờ khoảng 20 phút thì rửa sạch da với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần tuần các triệu chứng của bệnh chàm khô sẽ giảm đáng kể.

Cách chữa chàm khô bằng bơ và dầu dừa

Trong quả bơ chứa nhiều thành phần tốt cho da và có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô hiệu quả. Với hàm lượng lớn các chất oxy hóa, vitamin E, axit béo giúp dưỡng ẩm, giảm viêm nên bơ chính là loại nguyên liệu tự nhiên điều trị chàm tuyệt vời.Bên cạnh đấy, axit oleic trong quả bơ còn thúc đẩy sản sinh collagen, giúp da của người bệnh mau lành cũng như hạn chế bùng phát tổn thương mới.

Mặc dù phương pháp dùng dầu dừa và bơ trị chàm khô vẫn còn khá mới lạ nhưng với những kết quả đem mang lại được các chuyên gia đánh giá khá cao. Vì vậy, bạn hãy thử áp dụng phương pháp này để thúc đẩy tốc độ hồi phục ở vùng da bị tổn thương.

Nguyên liệu:

  • ¼ quả bơ.
  • 1 thìa cafe dầu dừa.

Cách thực hiện

  • Bơ rửa sạch, bóc vỏ và tiến hành nghiền nát.
  • Trộn đều bơ và dầu dừa tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
  • Dùng tay thoa hỗn hợp lên vùng da điều trị và massage nhẹ nhàng để tinh chất từ nguyên liệu thẩm thấu vào tế bào da.
  • Đợi khi hỗn hợp gần khô lại sẽ rửa sạch mặt với nước ấm.

Lưu ý:

  • Cần làm sạch vùng da bị chàm khô bằng nước ấm trước khi thoa hỗn hợp lên da.
  • Nếu có bất kỳ hiện tượng kích ứng nào xảy ra, người bệnh hãy dừng ngay lại và đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám.

Bổ sung dầu dừa vào bữa ăn hàng ngày

Như đã nói ở trên, dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến các món ăn bởi những lợi ích mà nó mang lại đến cho sức khỏe. Việc bổ sung dầu dừa vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp tác động toàn diện vào cơ thể người bệnh, hỗ trợ việc điều trị bệnh chàm khô hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, dầu dừa có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa cũng như nâng cao khả năng miễn dịch. Từ đó hỗ trợ kiểm soát tổn thương do bệnh chàm khô gây ra cũng như giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Dầu Dừa có thể thay thé cho dầu ăn và rất tốt cho sức khỏe
Dầu Dừa có thể thay thé cho dầu ăn và rất tốt cho sức khỏe

Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống dầu dừa thường xuyên còn có thể tăng cường sức khỏe làn da. Giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, giữ cho làn da mềm mại, dẻo dai và trắng sáng.

Bệnh nhân bị chàm khô có thể bổ sung dầu dừa bằng cách uống trực tiếp 2 – 3 thìa cafe dầu dừa mỗi ngày hoặc thêm dầu dừa vào các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Việc này không chỉ hỗ trợ chữa bệnh chàm khô mà còn đem lại nhiều lợi ích với làn da, sức khỏe của bạn.

Lưu ý khi điều trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa.

Mặc dù hiện nay cách trị chàm khô bằng dầu dừa được ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên tùy vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của mỗi người bệnh mà phương thuốc có thể phát huy tác dụng hoặc không. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh chàm bằng dầu dừa:

  • Trước khi bôi dầu dừa cần vệ sinh vùng da bị chàm khô thật sạch bằng nước ấm. Ngoài ra cần lau khô để tránh nhiễm trùng khi điều trị.
  • Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với nước dừa, dầu dừa hay mỹ phẩm có thành phần là dầu dừa không nên áp dụng phương pháp này.
  • Không sử dụng dầu dừa để chữa bệnh chàm khô cho trẻ sơ sinh.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn có thể thăm khám chuyên khoa hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng điều trị chàm khô bằng dầu dừa.
  • Trong quá trình sử dụng dầu dừa, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào bạn hãy ngưng sử dụng và đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
  • Người bệnh không được gãi hay sờ tay lên các vùng da bị chàm khô. Bởi việc này sẽ khiến da bị viêm nhiễm và tình trạng viêm loét lan rộng hơn.
  • Ngoài ra, khi dùng dầu dừa để điều trị chàm khô cho trẻ ba mẹ nên sử dụng hàm lượng bằng ½ so với người lớn, vì làn da của trẻ nhỏ khá yếu và nhạy cảm.
Rửa tay và làm sạch vùng da nhiễm chàm trước khi điều trị
Rửa tay và làm sạch vùng da nhiễm chàm trước khi điều trị
  • Trong khoảng thời gian điều trị, hạn chế tối đa sử dụng các loại hóa dược phẩm lên vùng da bị chàm khô.
  • Thời gian điều trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa dài hay ngắn còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như vị trí bị chàm khô của người bệnh. Thường bệnh chàm khô xuất hiện ở mặt, môi, tay chân.. sẽ chữa nhanh hơn là ở đầu gối, nách…
  • Người bệnh bị chàm khô cần phải chú ý thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng da, giúp bệnh chàm khô nhanh khỏi.
  • Việc điều trị chàm bằng dầu dừa  chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, không trị dứt điểm bệnh hoàn toàn.

Những cách chữa chàm khô bằng dầu dừa đã được nhiều người bệnh áp dụng cho kết quả rất tốt và lưu truyền thành bài thuốc lâu đời. Tuy nhiên nếu bạn đã thử điều trị bệnh chàm khô với những cách trên đây và thấy chưa có hiệu quả với bản thân, cần tìm phương pháp chữa trị khác thích hợp hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích vềcách trị chàm khô bằng dầu dừa tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh chàm khô, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra liệu trình hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android