Mang Thai 3 Tháng Cuối & Kiến Thức Quan Trọng Hạ Sinh An Toàn Nhất

Chắc hẳn các mẹ đã có những trải nghiệm đáng nhớ và không thể nào quên khi bước qua 6 tháng đầu của thai kỳ với biết bao cảm xúc vui buồn, hồi hộp đan xen lẫn lo lắng. Giờ đây mẹ đã chính thức bước vào chặng đường cuối cùng, mang thai 3 tháng cuối. Các mẹ hãy cùng khám phá xem thời điểm này thai nhi có những biến đổi kỳ diệu như thế nào trong bụng nhé.

Mang thai 3 tháng cuối, thai nhi phát triển ra sao?

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, thai nhi sẽ có cuộc chạy đua với thời gian để nhanh chóng hoàn chỉnh toàn bộ các bộ phận trên cơ thể đồng thời sớm đạt được cân nặng chuẩn khi chào đời.

Dưới đây là toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi ở thời điểm này, các mẹ hãy ghi nhớ thật kỹ để nếu có gì bất thường còn có sự can thiệp kịp thời.

3 tháng cuối là thời điểm não bộ thai nhi phát triển nhanh chóng
3 tháng cuối là thời điểm não bộ thai nhi phát triển nhanh chóng
  • 27 tuần: Bé yêu đã mở được mắt và có thể phân biệt được ánh sáng hoặc bóng tối
  • 28-32 tuần: Trong khoảng thời gian này, bé sẽ tăng khoảng 300-500g mỗi tuần. Đến tuần 32, bé sẽ nặng khoảng 1,7kg và dài chừng 42.4cm. Hàng tỷ nơron thần kinh của bé được hình thành, đồng thời cơ bắp cũng như phổi của bé cũng phát triển tốt hơn. Làn da trở nên căng bóng và không còn nhăn nheo như trước nữa. Lớp mỡ dưới ra vẫn tiếp tục hình thành.
  • 32-34 tuần: Cân nặng của bé tăng chậm lại, chỉ còn khoảng 250g mỗi tuần. Lúc này con yêu có thể phân biệt được mùi vị thông qua thức ăn mẹ đưa vào cơ thể. Não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng nên các mẹ cố gắng bổ sung nhiều thực phẩm chứa DHA hoặc omega 3 để kích thích trí não của trẻ.
  • 35 tuần: Thai nhi nặng khoảng 2kg3 và dài 46.2cm. Lúc này nhiều bé đã quay đầu để nằm ở vị trí ngôi thai thuận, sẵn sàng cho quá trình chào đời. Thính giác của bé được phát triển đầy đủ trong tuần 35.
  • 36 tuần: Bé tiếp tục tăng cân và phát triển chiều dài. Ở thời điểm này, thai nhi sẽ nuốt nước ối và những chất thải sẽ được tích tụ trong ruột rồi cuối cùng là tạo thành phân xu
  • 37 tuần:  Lớp tóc của bé đã khá dày. Cân nặng, chiều dài cơ thể lần lượt là 2kg8 và 48.6cm. Lúc này, mẹ vẫn cần ăn uống đủ chất để thai nhi tiếp tục tăng trưởng. Hệ tim mạch và hô hấp của bé đã dần hoàn chỉnh. Nếu chào đời ở thời điểm này, thai nhi đã được coi là đủ ngày đủ tháng.
  • 38-40 tuần: Bé sinh ra sẽ nặng khoảng 3kg4 và nặng 51cm. Tử cung của mẹ tăng khoảng 500-1000 lần kích thước so với khi chưa có thai. Xương đầu của bé vẫn chưa khớp lại. Đến thời điểm này, mẹ nên chuẩn bị tinh thần vì bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang bầu 3 tháng cuối

Càng về cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều đáng kể. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều hiện tượng rắc rối. Nó đôi khi khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là chỉ muốn nhanh chóng đến ngày con yêu chào đời.

Chuột rút là tình trạng thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ
Chuột rút là tình trạng thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là một số hiện tượng hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang bầu 3 tháng cuối:

  • Chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối: Khi bụng bầu ngày càng to, sẽ tạo ra áp lực đối với bàn chân hoặc bắp chân của mẹ. Đó là lý do khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc trong lúc ngủ, mẹ sẽ thình lình bị tấn công bất ngờ bởi những cơn chuột rút vô cùng đau đớn. Lúc này, mẹ hãy cố gắng mát xa nhẹ nhàng để sự phiền toái này nhanh chóng biến mất nhé. Đồng thời mẹ đừng quên bổ sung thêm canxi cho cơ thể
  • Phù chân tay: Đây cũng là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường mà mẹ bầu thường gặp ở các tháng cuối của thai kỳ. Mẹ hãy để ý vấn đề này thật cẩn thận. Nếu mẹ bị phù chân tay nặng kèm theo việc thường xuyên bị chóng mặt, thị lực suy giảm, mẹ hãy đi bệnh viện gấp vì đó là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở: Sự thay đổi của các hormone bên trong cơ thể, đặc biệt progesterone – thủ phạm chính khiến mẹ bầu 3 tháng cuối thường xuyên bị thở gấp hoặc cảm thấy khó thở.
  • Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối: Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu khi bụng bầu của mẹ đã to, đi lại vất vả kèm theo sự tấn công của một loạt các hiện tượng kể trên. Sự quậy phá dữ dội của thai nhi trong bụng cũng khiến mẹ bầu nhanh chóng bị đuối sức.

Bên cạnh những vấn đề trên, trong 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu tiếp tục tăng, kéo theo đôi gò bồng đào cũng như vòng 2 của mẹ ngày một “quá khổ”. Không chỉ vậy, tình trạng rạn da ngày càng nhiều hơn và khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Một số thắc mắc của các mẹ khi mang thai 3 tháng cuối

Mỗi một giai đoạn mang thai, trong đầu mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu “bụng mang dạ chửa” sẽ hiện lên hàng tá câu hỏi, thắc mắc khác nhau. Họ như những từ giấy trắng và cần phải được lấp đầy kiến thức để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Mọi thông tin thu nhận được trong thời điểm này là vô cùng quan trọng, chính vì thế các mẹ cần biết chọn lọc nhé.

Dưới đây wikibacsi.com sẽ liệt kê một số thắc mắc của các mẹ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Hy vọng với mọi lời giải đáp cho từng vấn đề dưới đây sẽ giúp mẹ bầu gỡ bỏ được nhiều nút rối ở trong lòng.

1. Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Không ít mẹ bầu hoang mang, lo lắng khi bản thân bất ngờ xuất hiện những cơn chóng mặt ở tam cá nguyệt thứ 3. Trước vấn đề này, các chuyên gia sản phụ khoa lý giải rằng việc mẹ bầu bị thiếu máu hoặc thiếu chất dinh dưỡng, đứng dậy quá bất ngờ, thường xuyên nằm ngửa có thể là những nguyên nhân chính khiến mẹ gặp phải hiện tượng này.

Nhiều mẹ bầu bị chóng mặt khi ở 3 tháng cuối thai kỳ
Nhiều mẹ bầu bị chóng mặt khi ở 3 tháng cuối thai kỳ

Khi gặp tình trạng này, mẹ cần phải dừng ngay mọi hoạt động để dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời, mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống mỗi ngày của mình. Nếu vấn đề này thường xuyên xảy ra, tốt nhất mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Mang thai 3 tháng cuối cần chú ý những gì?

Bước đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ có nghĩa là các mẹ đã chinh phục thành công 2/3 hành trình mang thai. Có lẽ ở giai đoạn này, mẹ không còn được tận hưởng những khoảng thời gian “bình yên” như ở tam cá nguyệt thứ 2. Một loạt các rắc rối có thể xảy ra, chính vì thế các mẹ cần chú ý những điều dưới đây nhé.

Ăn uống khoa học, lành mạnh và đảm bảo đủ chất axit folic, sắt, canxi, vitamin, chất xơ, DHA, omega 3 cùng nhiều khoáng chất khác

  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, mặn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống sữa đặc chế dành cho bà bầu mỗi ngày
  • 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa nhưng các mẹ chỉ nên uống 2-3 lần/tuần thôi nhé
  • Thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ, mẹ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tập bơi hoặc thực hiện một số động tác yoga để giúp xương khớp khỏe mạnh và tránh tình trạng mệt mỏi, ì ạch
  • Mẹ hãy chăm chỉ đọc sách hoặc nghe nhạc để kích thích trí não của thai nhi
  • Khám thai thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
  • 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ thế nhưng tần suất không nhiều và thời gian “yêu” cũng không nên quá lâu để tránh cho mẹ bầu không bị kiệt sức

3. Nên làm gì nếu bị đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối?

Đau lưng là một trong những tình trạng sinh lý bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải khi bước vào các tháng cuối cùng của thai kỳ. Dây thần kinh bị chèn ép, nội tiết tố thay đổi và các dây chằng bị lỏng lẻo chính là những nguyên nhân chính khiến cho mẹ bị những cơn đau nhức mỏi lưng hành hạ cả ngày lẫn đêm.

Khi bị đau lưng mẹ bầu không nên mang vác vật nặng
Khi bị đau lưng mẹ bầu không nên mang vác vật nặng

Khi gặp phải vấn đề này, chúng tôi khuyên các mẹ nên:

  • Tránh nâng vật nặng
  • Đi đứng, mẹ hãy đứng thẳng sao cho lưng và đầu thẳng hàng. Khi ngồi, mẹ hãy đặt một chiếc gối đằng sau lưng để tạo điểm tựa để tránh cho lưng bị mỏi
  • Với chiếc giường, mẹ nên chọn nêm chắc và bằng, tránh xa những chiếc nệm mềm, có độ thõng xuống quá sâu
  • Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng, kê thêm một chiếc gối phía sau lưng và chiếc khác ở giữa hai chân
  • Mẹ mặc đồ thoải mái, tránh các bộ quần áo quá chật, bó sát vào người
  • Mẹ cần kiểm soát cân nặng thật tốt, tránh tình trạng tăng cân quá mức
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày cũng là một cách giúp mẹ hạn chế đau lưng
  • Những lúc quá đau mỏi, mẹ hãy nhờ người thân mát xa

4. Mang thai 3 tháng cuối nên kiêng gì?

Từ xa xưa các cụ ta vẫn thường xuyên nhắc nhở con cháu rằng có kiêng có lành. Với phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ nên cố gắng nghe theo lời dặn của các cụ để tránh rơi vào tình huống sinh non. Chính vì thế, ở thời điểm này, các mẹ hãy cố kiêng:

  • Hạn chế đi du lịch xa
  • Không đến những chỗ có quá nhiều tiếng ồn vì có thể ảnh hưởng đến thính giác của thai nhi
  • Kiêng ăn đồ tái sống, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật
  • Không đứng hoặc ngồi làm việc một chỗ quá lâu
  • Kiêng xoa bụng hoặc kích thích đầu ti
  • Tuyệt đối không mặc quần chip hoặc quần áo quá chật
  • Không nên nằm một chỗ quá lâu vì có thể càng khiến cho cơ thể mẹ thêm mệt mỏi, ì ạch
  • Tuyệt đối không nằm ngửa khi ngủ
  • Tránh làm những công việc nặng nhọc hoặc quá mệt mỏi
  • Không thức quá khuya, tốt nhất nên tắt mọi thiết bị điện tử, wifi trước 10h tối để mẹ không bị đau đầu
  • Kiêng uống rượu bia, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất, tia bức xạ
  • Kiêng ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu

5. Mang thai 3 tháng cuối nằm ngửa được không?

Ở thời điểm này, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo mẹ bầu tuyệt đối không nằm ngửa khi ngủ. Tư thế ngủ này có thể làm cản trở quá trình cung cấp oxy và máu cho thai nhi, từ đó có thể khiến bé bị ngạt, nguy hiểm hơn là dẫn đến chết lưu.

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu trong giai đoạn này chính là nằm nghiêng sang bên trái để giúp cải thiện quá trình lưu thông máu tới tim của người mẹ và nhau thai. Để thoải mái nhất, khi nằm nghiêng, mẹ hãy đặt một chiếc gối ở phía trước để gác chân.

Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ
Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ

6. Đau hông khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau hông, đau vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng chung của các mẹ bầu. Thai nhi lớn dần lên, tử cung phát triển nên tạo ra một sức chép không hề nhỏ đối với các khu vực xung quanh vùng xương chậu, từ đó khiến mẹ bị đau nhức khó chịu. Mẹ thiếu canxi cũng xương khớp bị yếu và thường xuyên bị đau. Ngoài ra, đến tháng cuối, thai nhi quay đầu chúc xuống vị trí thấp nhất của tử cung cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc khí hư tiết ra nhiều, vùng kín lúc nào cũng ở trong tình trạng ẩm ướt có thể là nguyên nhân làm mẹ thường xuyên bị ngứa khu vực tam giác mật. Những tình trạng này không đáng lo ngại nếu nó không đi kèm theo bất cứ một triệu chứng bất thường nào khác nên các mẹ không cần hoang mang nhé.

7. Mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Hầu hết các mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng này khi thai kỳ càng về cuối của hành trình. Sự thay đổi của hormone, kích thước vòng bụng lớn dần lên mỗi ngày cộng thêm một số “kẻ phá đám” như chuột rút, đau mỏi lưng, phù chân, đi tiểu liên tục… khiến cho một giấc ngủ ngon mỗi ngày trở thành điều xa xỉ đối với các mẹ. Vậy trong tình huống này, các mẹ nên làm gì?

  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối
  • Sau 10h tối hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử, tuyệt đối không dùng điện thoại trước khi đi ngủ
  • Mẹ nên nằm nghiêng bên trái và kê thêm gối ở giữa hai chân, kê gối cao đầu
  • Mát xa chân hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ
  • Giữ tâm lý thoải mái, dễ chịu, không lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều
  • Mẹ hạn chế uống cà phê, ăn đồ cay nóng
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ
  • Tập yoga đều đặn sẽ giúp các mẹ có giấc ngủ ngon hơn
  • Mặc đồ thoải mái, tránh đồ bó sát
  • Mẹ không nên ăn quá no vào buổi tối
  • Nếu tình trạng mất ngủ quá trầm trọng, mẹ hãy đi bệnh viện kiểm tra và lắng nghe tư vấn của bác sĩ
Đa số mẹ bầu đều bị mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối
Đa số mẹ bầu đều bị mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối

8. Chồng nên chăm sóc phụ nữ mang thai 3 tháng cuối như thế nào?

Phụ nữ đã phải vất vả vác một chiếc bụng nặng trên người, đồng thời phải chịu rất nhiều khó chịu, đau đớn do tác động của những cơn chuột rút, sưng phù chân, đau nhức lưng. Người chồng có thể sẽ không hiểu hết nỗi niềm cũng như sự vất vả của vợ khi “bụng mang dạ chửa”, nhưng không phải vì thế mà các anh thờ ơ.

Là một người chồng biết yêu thương vợ, chúng tôi khuyên các bạn nên cố gắng làm những điều này cho vợ của mình không chỉ ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối mà trong cả hành trình trở thành nơi cư trú của một sinh linh bé bỏng.

  • Hạn chế hút thuốc lá, nếu được hãy cai thuốc lá hoàn toàn
  • Hãy yêu thương và quan tâm nhiều hơn đến vợ để cô ấy không cảm thấy tủi thân, buồn phiền
  • Sau mỗi giờ làm hãy trở về nhà và giúp đỡ vợ làm việc nhà
  • Thường xuyên trò chuyện với bé yêu trong bụng
  • Lên mạng hoặc hỏi người thân về các kiến thức mang thai để có thể chăm sóc vợ và thai nhi tốt hơn
  • Phụ nữ khi mang thai tâm trạng thường thay đổi thất thường, chính vì thế các anh chồng hãy cố gắng thông cảm cho họ

Khi mang thai 3 tháng cuối, có rất nhiều việc mẹ cần phải làm cũng như có rất nhiều sự thay đổi lớn trên cơ thể nhưng các mẹ hãy cố gắng thích nghi và thậm chí là phải chịu đựng nó nhé. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và rèn luyện thân thể mỗi ngày để có một sức khỏe thật tốt nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android