Xương Cánh Tay Là Gì? Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp
Xương cánh tay đảm nhiệm rất nhiều chức năng trên cơ thể. Vùng xương này sẽ hoạt động kết hợp với khớp cổ tay và khớp vai để thực hiện các chuyển động tay một cách linh hoạt nhất có thể. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về xương cánh tay và những vấn đề thường gặp tại xương cánh tay, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Xương cánh tay là gì?
Xương cánh tay chính là phần chi trên của cơ thể. Y khoa chia cánh tay thành hai thành phần chính là cánh tay trên và cẳng tay. Cánh tay trên là bộ phận kéo dài từ vai đến khuỷu tay, còn phần cẳng tay sẽ kéo dài từ khuỷu tay đến bàn tay.
Chuyên gia cho biết, cánh tay được cấu thành từ ba xương lớn là một xương cánh tay trên và hai xương cẳng tay (xương trụ và xương quay). Chức năng chính của xương cánh tay là thực hiện các hoạt động thông thường như xoay vai, nâng cánh tay trên, di chuyển cánh tay theo chuyển động tròn, nâng hoặc xoay đồ vật, gấp duỗi cánh tay, xoay cẳng tay, viết chữ,…
Xương cánh tay là một trong những phần xương lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bạn cần phải nắm rõ giải phẫu xương cánh tay để có thể đưa ra các biện pháp chăm sóc sao cho phù hợp, phòng ngừa các chấn thương không mong muốn.
Cấu trúc và chức năng của xương cánh tay
Cấu trúc xương có tác dụng chính là định hình hình dáng cơ thể và giúp bạn có thể thực hiện các vận động một cách bình thường. Ở mỗi vùng xương trên cơ thể đều nắm giữ một chức năng khác nhau. Dưới đây là cấu trúc và chức năng chính của xương cánh tay, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:
Xương cánh tay trên
Xương cánh tay trên là phần xương nằm giữa khớp bả vai và khớp khuỷu tay. Đầu xương cánh tay sẽ nối liền với bả vai còn phần cuối sẽ liền kề với đỉnh của xương trụ và xương quay. Với cấu trúc như vậy đã giúp cho xương cánh tay có thể hoạt động một cách linh hoạt nhất có thể. Đồng thời, xương cánh tay còn có hai núm ở hai đầu với kích thước không đồng đều nhau. Chức năng chính của các núm này là tạo ra chuyển động ở cánh tay. Khớp vai cũng được xem là một phần của xương cánh tay trên, chúng đảm nhiệm toàn bộ hoạt động tại cánh tay và rất dễ gặp phải chấn thương.
Các bộ phận của xương cánh tay có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để có thể thực hiện linh hoạt các động tác như di chuyển tay lên xuống, sang trái phải và chuyển động tròn. Hệ thống cơ và dây chằng tại đây còn hỗ trợ cho việc vận động cánh tay diễn ra dễ dàng hơn. Còn hệ thống dây thần kinh sẽ giúp bạn cảm nhận được cảm giác ở cơ tay.
Xương quay
Vị trí của xương quay là song song với xương trụ. Phần trên của xương quay sẽ nối liền với xương cánh tay trên để tạo ra khớp cổ tay. Với người lớn, xương quay có chiều dài khoảng 26.67cm và dài hơn so với xương trụ khoảng 3cm. Tuy nhiên, con số này sẽ có sự chênh lệch ở từng trường hợp cụ thể.
Bên trong xương quay sẽ chứa khoang tủy và tủy xương. Chức năng chính của xương này là hỗ trợ thực hiện các cử động xoay tròn và ổn định khớp khuỷu tay. Bạn có thể dễ dàng tập luyện thể dục thể thao là nhờ hoạt động của xương này. Hầu hết các tổn thương tại xương quay đều xảy ra ở trẻ em.
Xương trụ
Xương trụ là một bộ phận của xương cẳng tay. Đây là vùng xương khá dài và mỏng, giúp bạn có thể thực hiện các vận động một cách linh hoạt. Chức năng chính của xương trụ là kết hợp với xương quay để thực hiện chuyển động xoay. Từ đó, bàn tay và cổ tay mới có thể phát huy được tối đa công dụng.
Khi bạn thực hiện các động tác cầm, nắm, đánh máy,… cần phải có sự hỗ trợ chuyển động của cổ tay và cánh tay. Vì thế, hoạt động của cánh tay phải luôn ổn định để bạn có thể điều khiển các hoạt động ở trên một cách nhanh nhạy nhất có thể.
Xương trụ là vùng xương rất dễ gặp phải vấn đề. Điển hình là dị tật dây chằng, khiến khớp dễ bị trật ra khỏi vị trí ban đầu.
Vấn đề thường gặp tại xương cánh tay
Xương cánh tay là cơ quan hoạt động rất linh hoạt trên cơ thể và phải đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau. Vì thế, vùng xương này rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các vấn đề thường gặp tại xương cánh tay bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:
- Viêm bao hoạt dịch: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và người trẻ tuổi chơi thể thao với cường độ mạnh. Viêm bao hoạt dịch khởi phát khi các sợi gân bao quanh xương bị viêm nhiễm hoặc kích ứng.
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của xương cánh tay, cơ, khớp, dây chằng,… Lúc này, sụn khớp sẽ bị bào mòn theo thời gian và dịch nhờn tiết ra không đủ để bôi trơn khớp, điều này đã khiến cho vận động của cánh tay trở nên kém linh hoạt hơn.
- Viêm quanh khớp vai: Viêm quanh khớp vai xảy ra khi màng hoạt dịch tại đây bị sưng to và phồng lên bất thường. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau nhức và tê cứng cánh tay rất khó chịu. Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và phát sinh biến chứng.
- Gãy xương cánh tay: Đây là hiện tượng gãy xương trụ hoặc gãy xương quay ở cánh tay. Ở một số trường hợp sẽ bị gãy hai xương này cùng lúc. Gãy xương khiến chức năng của cánh tay bị suy giảm đáng kể. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ phát sinh biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi gặp các vấn đề tại xương cánh tay, bạn cần đến bệnh viện thăm khám xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị tích cực. Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị các bất thường tại xương cánh tay. Điều này sẽ khiến cho tổn thương tại đây trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
Cách xử lý khi bị chấn thương xương cánh tay
Khi bị chấn thương xương cánh tay, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để tư vấn phương pháp điều trị. Nếu chỉ bị chấn thương cánh tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện triệu chứng đau nhức tại nhà bằng một số mẹo đơn giản sau đây:
- Tiến hành chườm đá nếu khu vực chấn thương có dấu hiệu sưng viêm. Bạn chỉ cần cho đá lạnh vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên da. Sau khoảng 20 phút, tình trạng sưng viêm sẽ được cải thiện đáng kể.
- Để cánh tay được nghỉ ngơi giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra nhanh chóng hơn. Tuyệt đối không vận động gắng sức hoặc tập thể dục trong thời điểm này, tránh để tổn thương tại xương cánh tay trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng thuốc với những trường hợp đau nhức ở mức độ nghiêm trọng. Thường dùng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,.. Sau khi dùng thuốc, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm ngay lập tức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Dùng thuốc đúng liều lượng, không được lạm dụng để tránh gây hại đến sức khỏe.
Biện pháp tăng cường sức khỏe xương cánh tay
Xương cánh tay phải tham gia vào rất nhiều vận động khi bạn thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Để xương cánh tay luôn hoạt động linh hoạt và tránh các chấn thương không mong muốn, bạn nên chủ động cải thiện sức khỏe xương cánh tay. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến xương cánh tay như mang vác vật nặng, vặn tay quá mức,… Nên khởi động khớp thật kỹ trước khi thực hiện các vận động thể chất hoặc chơi thể thao. Sử dụng thiết bị bảo hộ đúng và đầy đủ.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần cân đối các nhóm dưỡng chất nạp vào cơ thể để cải thiện sức khỏe hệ xương khớp. Nói không với các loại thực phẩm gây hại đến xương khớp như thuốc lá, nước ngọt có gas, rượu bia,…
- Sử dụng thêm thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp khi cần thiết để hạn chế xảy ra chấn thương. Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp cùng với một số cơ quan nội tạng khác.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp phòng ngừa các bệnh lý xương khớp. Nên ưu tiên tập các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh,… Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái thừa cân béo phì hoặc tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang bị thừa cân, bạn nên lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học và hợp lý.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về xương cánh tay bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Xương cánh tay giúp bạn có thể thực hiện các chuyển động một cách dễ dàng hơn và giúp cân bằng cơ thể. Khi gặp tổn thương tại xương cánh tay, bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị ngay xuất hiện các triệu chứng bất thường tại vùng xương này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!