Tư Thế Đi Vệ Sinh Đúng – Phòng Táo Bón, Trĩ
Đi vệ sinh đúng tư thế sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải phân ra ngoài, rút ngắn thời gian đi vệ sinh và hạn chế gây áp lực không tốt lên hậu môn – trực tràng. Trong đó, ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh tốt nhất cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thay đổi tư thế đi vệ sinh ngay lập tức. Nếu đã quen với tư thế ngồi bệt, bạn có thể kê thêm ghế dưới chân để giảm áp lực lên các cơ quan liên quan.
Đi vệ sinh đúng tư thế sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải phân ra ngoài, rút ngắn thời gian đi vệ sinh và hạn chế gây áp lực không tốt lên hậu môn – trực tràng. Vậy tư thế đi vệ sinh như thế nào là đúng, giúp phòng ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Đi vệ sinh không đúng cách có hại như thế nào?
Nếu bạn đi vệ sinh sai cách trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:
- Táo bón: Nếu bạn có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười bổ sung nước cho cơ thể kết hợp với thói quen đi vệ sinh sai cách sẽ tạo cơ hội cho bệnh táo bón diễn ra kéo dài.
- Bệnh trĩ: Bệnh trĩ được hình thành khi đám rối tĩnh mạch tại hậu môn bị căng giãn quá mức. Lúc này máu sẽ tích tụ tại tĩnh mạch, gây sưng phồng và hình thành nên búi trĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất là đi vệ sinh sai cách khiến hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài. Khi bị trĩ bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu như đại tiện ra máu, đau rát và ngứa ngáy hậu môn,…
- Viêm đại tràng: Đi vệ sinh không đúng tư thế sẽ khiến chất thải không được đào thải hết ra bên ngoài. Nếu chúng tích tụ lâu bên trong đại tràng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ra bệnh viêm đại tràng. Bệnh lý này khiến cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém, làm suy giảm sức đề kháng,…
- Bệnh về khung xương chậu: Việc đi vệ sinh sai cách sẽ khiến cho phần cuối của ruột già bị xệ xuống và tạo áp lực lớn lên hậu môn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến khung xương chậu bị áp lực và gây ra một số bệnh lý tại cơ quan này.
Tư thế đi vệ sinh đúng giúp phòng ngừa táo bón, trĩ
Hai tư thế đi vệ sinh cơ bản là ngồi xổm và ngồi bệt. Ngồi bệt là tư thế phổ biến hiện nay do thuận tiện, sạch sẽ và ít mỏi chân. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngồi bệt là tư thế đi vệ sinh không đúng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngồi bệt khiến cửa ruột không thể mở ra hoàn toàn, khiến đường ruột và cơ vòng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn. Đồng thời, cấu tạo của vách đại tràng bên trong cơ thể người cũng không đồng nhất, ngồi bệt sẽ khiến phần vách yếu hơn phải chịu áp lực lớn, dẫn đến viêm túi thừa.
Ngồi xổm được xem là tư thế đi đại tiện tốt nhất. Ở tư thế ngồi xổm, phân thân trên và chân sẽ tạo thành một góc 35 độ. Khi ngồi xổm, ruột kết sẽ được giữ thẳng giúp việc đào thải phân ra bên ngoài diễn ra thuận tiện hơn, hạn chế gây áp lực lên các cơ quan có liên quan.
Nếu đã quen với tư thế ngồi bệt, bạn có thể kê thêm một chiếc ghế bên dưới chân khi đi vệ sinh giúp nâng cao phần đùi. Sau đó nghiêng mình ra phía trước một chút để tạo thành góc 35 độ.
Một vài điều cần lưu ý sau khi đi vệ sinh
Để phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa, bạn nên hình thành cho bản thân thói quen đi vệ sinh khoa học và đúng tư thế. Đồng thời, sau khi đi vệ sinh bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Sau khi đi vệ sinh bạn nên rửa hậu môn bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Sau đó dùng khăn giấy mềm thấm khô nước trước khi mặc quần áo.
- Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa chúng xâm nhập vào trong cơ thể. Chú ý làm sạch ở cả mặt trong, mặt ngoài và kẽ bàn tay.
- Tuyệt đối không nên đi vệ sinh quá lâu khiến chân tê mỏi và gây chuột rút. Thống kê y khoa cho thấy, nếu bạn đi đại tiện trong vòng 2 phút sẽ có khả năng kiểm soát được các bệnh lý về đường tiêu hóa lên đến 70%.
- Không nên sử dụng điện thoại, đọc báo, hút thuốc lá,…. trong khi đi vệ sinh. Điều này sẽ khiến cho trung ương thần kinh bị phân tâm, không thể tập trung vào việc đào thải phân ra ngoài.
- Nên đi vệ sinh ngay khi cơ thể phát tín hiệu, tuyệt đối không nín nhịn. Việc nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài sẽ gây giãn bàng quang, tạo áp lực lên hậu môn và đại tràng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ khởi phát nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Bạn cũng nên chủ động trong việc phòng ngừa bệnh táo bón thông qua các biện pháp như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, thăm khám chuyên khoa khi có dấu hiệu bất thường,…
Tư thế đi vệ sinh tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ đó là ngồi xổm. Ở tư thế này, phân sẽ dễ dàng đào thải ra bên ngoài mà ít gây áp lực lên các cơ quan có liên quan. Nếu gặp khó khăn khi đi đại tiện trong thời gian dài, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!