Bé 2 Tuổi Hay Thức Giấc Vào Ban Đêm Phải Làm Sao?

Theo các chuyên gia, bé 2 tuổi thường ngủ ngon một giấc đến sáng, trừ trường hợp thỉnh thoảng bé thức dậy vì muốn đi vệ sinh. Vì vậy nếu bé thường xuyên thức giấc và quấy khóc vào ban đêm thì phụ huynh nên đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm, mời phụ huynh tham khảo.

Nguyên nhân bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm

Thông thường, trẻ càng ngủ nhiều ban ngày sẽ càng khó ngủ ngon vào ban đêm, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm. Cụ thể như sau:

Bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm do rất nhiều nguyên nhân
Bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm do rất nhiều nguyên nhân

Do bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ trong giai đoạn 2 tuổi đang bắt đầu hoàn thiện hệ tiêu hóa, nhưng thực tế vẫn rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý. Nhiều cha mẹ lo lắng bé nhẹ cân nên cho ăn quá nhiều hoặc do thức ăn có chứa các thành phần mà cơ thể trẻ chưa thể tiêu hóa và hấp thụ.

Chính vì vậy, thức ăn có thể sẽ bị ứ đọng lại trong lồng ruột, sau đó vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Bụng khó chịu sẽ khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm.

Trẻ thức giấc do đói

Ở giai đoạn 2 tuổi, bé phát triển rất nhanh, vì vậy cơ thể bé cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong 3 năm đầu đời, trẻ thường ăn nhiều và có nhu cầu dinh dưỡng tăng dần theo thời gian. Đặc biệt nếu ngày nào bé hoạt động nhiều sẽ cần nhiều năng lượng hơn, vì vậy phụ huynh nên chú ý để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho bé.

Nếu ban ngày trẻ ăn ít hoặc ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng đói bụng về đêm, cảm giác khó chịu sẽ khiến bé thức giấc. Lúc này bé sẽ đòi ăn hoặc uống nước, phụ huynh nên cho bé ăn thêm 1 bữa nhẹ trước khi đi ngủ. Lưu ý không nên để tình trạng này kéo dài vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm do căng thẳng, sợ hãi

Hệ thần kinh của trẻ nhỏ còn rất non nớt, dễ bị căng thẳng bởi các tác động từ môi trường xung quanh. Khi trẻ gặp phải các vấn đề về thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ có thể quan sát được chính là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Tìm hiểu ngay: Trẻ Chậm Nói Nên Bổ Sung Gì?

Bé có thể bị thức giấc do căng thẳng hoặc sợ hãi
Bé có thể bị thức giấc do căng thẳng hoặc sợ hãi

Đôi khi trẻ sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với các tác nhân mới từ môi trường tự nhiên như ánh sáng, tiếng ồn, hoặc các hành động của người lớn như ru, ẵm, bế,… Việc tiếp nhận này cần có thời gian, khi bé quen dần thì tình trạng căng thẳng cũng có thể được cải thiện.

Do mọc răng

Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm những chiếc răng hàm 1 và răng nanh trên dưới bắt đầu mọc lên. Khiến trẻ khó chịu, hay cáu kỉnh vào ban ngày và dễ bị giật mình, thức giấc khi đang ngủ về đêm.

Do thiếu vitamin D

Một trong các nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc vào ban đêm chính là thiếu vitamin D. Tuy nhiên, hiện nay hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều được bổ sung đầy đủ vitamin D nên tỷ lệ trẻ quấy khóc vào ban đêm do thiếu vitamin D thường không cao.

Bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm do tè dầm

Trong các năm đầu đời trẻ thường chưa thể kiểm soát được hoàn toàn khả năng tiểu tiện. Vì vậy thường xuyên xảy ra tình trạng tè dầm, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Một số bé sẽ tiếp tục ngủ tiếp vì nghĩ việc tiểu tiện chỉ là mơ, một số bé lại thức dậy và quấy khóc.

Tình trạng này được xem là phổ biến ở các bé 2 tuổi, vì vậy nếu bé thức giấc do tè dầm thì cha mẹ chỉ cần nhẹ nhàng lau dọn và thay quần để bé ngủ tiếp là được. Lưu ý không nên quát mắng, trách phạt sẽ khiến bé căng thẳng, gây ảnh hưởng tâm lý và làm trẻ khó ngủ lại.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ do dùng thiết bị điện tử

Hiện nay nhiều gia đình có thói quen cho bé vừa ăn vừa xem TV hoặc chơi điện thoại, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Bất kỳ lúc nào việc tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử cũng đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Sống Được Bao Lâu?

Việc cho trẻ xem điện thoại nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Việc cho trẻ xem điện thoại nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Vì vậy, bạn cần kiểm soát thời gian bé 2 tuổi xem TV, điện thoại. Nhớ rằng không nên cho con dùng các thiết bị này ít nhất một giờ trước khi ngủ để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của con.

Cách khắc phục tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm

Nếu tình trạng ngủ không ngon giấc xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm khắc phục tình trạng thức giấc về đêm ở trẻ như sau:

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé 2 tuổi

Cách tốt nhất để trẻ ngủ ngon giấc vào ban đêm chính là có một “lịch trình giấc ngủ” phù hợp. Nên tạo cho bé thói quen ngày chơi, đêm ngủ. Cụ thể như sau:

  • Ban ngày, phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, vận động, nói chuyện để trẻ tỉnh táo và tiêu hao năng lượng.
  • Nếu chưa đến giờ ngủ mà bé có dấu hiệu buồn ngủ như: Mắt lim dim, dụi mắt, mắt nhìn chăm chăm về 1 phía, ngáp… thì phụ huynh nên xoa lưng, vỗ về bé để bé thư giãn.
  • Nên cho bé ngủ các giấc ngắn, có thời gian ngủ hợp lý vào ban ngày.
  • Trước khi đi ngủ cha mẹ có thể cho bé ăn một bữa ăn nhẹ, nếu trong lúc ngủ vào ban đêm mà bé tự dưng thức dậy thì cha mẹ nên vỗ về trẻ để trẻ ngủ lại. Lưu ý không nên bật đèn để trẻ nhận thức được đây là thời gian ngủ, không phải lúc ăn uống và chơi.

Bài viết hấp dẫn khác: Trẻ 2 Tuổi Ngủ Đêm Hay Lăn Lộn Phải Làm Sao?

Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ có thể giúp trẻ không tỉnh giấc giữa đêm
Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ có thể giúp trẻ không tỉnh giấc giữa đêm

Việc tạo thói quen tốt về thời gian ngủ sẽ giúp bé tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Vừa giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, vừa giúp trẻ thư giãn thần kinh và phát triển tốt hơn.

Thiết lập giờ ngủ cố định

Bên cạnh việc tạo thói quen sinh hoạt để trẻ hình thành giấc ngủ tốt hơn thì cha mẹ cũng nên thiết lập một khung giờ ngủ cố định cho trẻ. Điều này giúp trẻ nhận thức được thời điểm mình cần đi ngủ, và sẵn sàng đi ngủ. Vài ngày đầu có thể trẻ sẽ không quen nhưng phụ huynh hãy kiên nhẫn vỗ về trẻ, sau khi trẻ thích nghi dần thì việc cho trẻ ngủ đúng giờ sẽ trở nên đơn giản hơn.

Kết hợp các hoạt động thư giãn

Để trẻ ngủ ngon hơn và không thức giấc vào ban đêm, cha mẹ cũng có thể kết hợp thực hiện các hoạt động sau:

  • Khi gần đến giờ đi ngủ nên giảm dần các hoạt động vui chơi, nô đùa.
  • Tắm và massage cho trẻ.
  • Âu yếm, vỗ về, xoa lưng cho cho bé và chúc bé ngủ ngon.
  • Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé trước khi bé đi ngủ.
  • Hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng.

Không nên bỏ lỡ: Cách Chữa Viêm Họng Ở Trẻ Nhỏ Không Dùng Thuốc Tây

Để bé thư giãn trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ ngon hơn
Để bé thư giãn trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ ngon hơn

Chọn không gian ngủ phù hợp

Các tác nhân từ môi trường xung quanh ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ của trẻ, vì vậy phụ huynh nên ngăn cản các tác nhân gây hại từ môi trường. Nên thường xuyên lau dọn chỗ ngủ của bé cho sạch sẽ, thoáng mát. Luôn giữ nhiệt độ vừa phải, đặt thêm các đồ vật mà bé yêu thích bên cạnh để bé có cảm giác an toàn, dễ ngủ hơn.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm. Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà giấc ngủ của trẻ vẫn không được cải thiện thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Đặc biệt, khi đưa trẻ đi khám phụ huynh cần trao đổi kỹ tình trạng với bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android