Tác Hại Của Giun Móc Câu Đến Sức Khỏe Và Cách Phòng Tránh

Bạn có biết, giun móc chính là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe con người. Vậy tác hại của giun móc câu là gì, để ngăn ngừa căn bệnh này chúng ta cần làm gì, để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

Tác hại của giun móc câu tới sức khỏe con người

Bệnh giun móc câu thực chất là do hai nguyên nhân gây ra, gồm: Giun móc  (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus), chúng đều thuộc họ Ancylostomidae sống ký sinh trên người. Tuy nhiên, cả hai loại này lại gần giống nhau về dịch tễ, đặc điểm sinh học, chẩn đoán – điều trị và cách thức phòng bệnh. Chính vì vậy mà bệnh do hai loại giun này gây ra được gọi chung là bệnh giun móc (hay bệnh giun mỏ).

Khi ký sinh tại tá tràng, giun móc có thể hút khoảng 0,2 – 0,34ml máu, giun mỏ hút 0,03 – 0,05 ml máu mỗi ngày. Chúng gây ra viêm hành tá tràng, đồng thời tiết chất chống đông máu, chất độc làm ức chế cơ quan tạo máu và sản sinh hồng cầu. Từ đó dẫn đến mất máu mãn tính, khiến tình trạng mất máu của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, căn bệnh này thường lưu hành phổ biến tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Giun móc câu có thể gây ra tình trạng thiếu máu, chống đông máu ở người
Giun móc câu có thể gây ra tình trạng thiếu máu, chống đông máu ở người

Người bệnh bị nhiễm giun móc câu là khi có loại giun này sống kí sinh trong cơ thể. Ấu trùng cùng những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy mà khi đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài, hoặc phân của họ được sử dụng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất, trứng trưởng thành, nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập và bám vào da người.

Khi xâm nhập được vào vòng tuần hoàn máu, giun móc câu sẽ đi tới phổi và cổ họng, sau đó di chuyển vào ruột và gây bệnh tại các cơ quan trên. Những điều kiện quyết định sự lây truyền của loại ký sinh này phần lớn là do khí hậu, tình trạng vệ sinh, tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Tỷ lệ nhiễm bệnh của người dân ở nông thôn cao hơn thành thị, đặc biệt là ở những vùng trồng cây, hoa màu công nghiệp, mỏ than…

Bên cạnh đó, khi bị giun móc, người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng đặc hiệu như: Chỉ đau tại vùng thượng vị (tuỳ vào mức độ nhiễm giun), các biểu hiện của thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt), ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, suy nhược cơ thể, kém thần sắc… Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau bất cứ lúc nào, lúc đói thường đau nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu ấu trùng giun móc câu xâm nhập xuyên qua da thì vùng da đó sẽ bị viêm với biểu hiện ngứa ngáy, xuất hiện các nốt đỏ kéo dài trong 1 – 2 ngày (nguy cơ viêm da ở giun mỏ cao hơn giun móc). Khi phát hiện các triệu chứng, để xác định chính xác mình có bị mắc bệnh hay không, bạn nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế, đồng thời làm xét nghiệm phân tìm trứng.

Xem thêm: Tác Hại Của Giun Đũa Kí Sinh Và Cách Phòng Bệnh

Biện pháp phòng tránh giun móc câu hiệu quả

Hiện nay, bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun thông qua hai con đường là đường ăn uống và qua da – niêm mạc. Ấu trùng của chúng có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể bằng cách ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng hoặc qua da, niêm mạc. Để phòng chống bệnh giun móc hiệu quả, Cục Y tế dự phòng _ Bộ Y tế đã khuyến cáo:

  • Nên tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân về việc tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống để đảm bảo không bị nhiễm phân.
  • Cần tập nếp sống, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt như: Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với đất, nên ăn chín uống sôi.
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh
  • Không nên dùng phân tươi để bón cho hoa màu, ruộng vườn.
  • Cần mang đồ bảo hộ lao động khi tham gia hoạt động sản xuất có tiếp xúc với đất.
  • Ở các vùng hầm mỏ, nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.
  • Thực hiện dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 năm/lần, thời gian giữa mỗi lần cách nhau khoảng 4 – 6 tháng.
  • Ngay khi phát hiện các triệu chứng của nhiễm giun móc, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

Trên đây là những tác hại của giun móc câu tới sức khỏe con người và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả mà chúng ta cần nhớ kỹ. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân vẫn chính là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi và cẩn thận khi tiếp xúc với đất, môi trường có nguy cơ cao.

Đừng bỏ lỡ: Giun Kim Có Tác Hại Gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android