Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Đánh Hơi Là Do Đâu, Làm Sao Xử Lý?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi mỗi lúc ăn, ngủ, thay tã là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường, đặc biệt phổ biến với những bé khoảng 5 – 6 tuần tuổi. Bởi trong giai đoạn này, trẻ dễ bị đau bụng, cảm thấy bí bách nên vặn mình, đánh hơi và quấy khóc nhiều hơn. Thông thường tình trạng này sẽ biến mất khi bé được 5 – 6 tuần tuổi. Để hiểu rõ hơn, mời độc giả cùng theo dõi bài viết chi tiết ngay phía dưới đây của chúng tôi.

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là gì?

Theo nghiên cứu, việc trẻ sơ sinh sinh vặn mình là biểu hiện vô cùng bình thường. Do khi mới chào đời, bé chưa quen với môi trường bên ngoài, các tế bào thần kinh còn nhạy cảm, đặc biệt phần thể vân và vỏ não chưa phát triển nên hoạt dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế. Chính vì vậy, trẻ thường có các hành động vận động tay chân liên tục, múa vờn và phản ứng tại vỏ não có xu hướng lan tỏa nếu bị kích thích.

Hiện tượng trên sẽ kéo dài trong khoảng từ vài tuần sau sinh đến 2 tháng tuổi và kết thúc khi bé bước vào giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình có đánh hơi có thể liên quan đến một số vấn đề khác, trong đó thường là do hệ tiêu hóa đang có vấn đề.

Trước hết, các bố mẹ cần phải nắm được là trẻ có xu hướng vặn mình đánh hơi trung bình từ 10 – 23 lần mỗi ngày. Trong đó, những bé ở độ tuổi 2 – 4 tuần tuổi thường gặp vấn đề này nhiều hơn so với các trẻ sơ sinh ở tháng lớn hơn. Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi kèm theo một số triệu chứng như nôn trớ, ợ hơi, khó ngủ, quấy khóc, hay bị sốt và có dấu hiệu bị đau thì ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa Nhi để được hướng dẫn. Còn nếu chỉ vặn mình đánh hơi mà không kèm theo bất cứ biểu hiện rối loạn tiêu hóa nào thì đó cũng có thể chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường.

Theo nghiên cứu, việc trẻ sơ sinh sinh vặn mình là biểu hiện vô cùng bình thường
Theo nghiên cứu, việc trẻ sơ sinh sinh vặn mình là biểu hiện vô cùng bình thường

Để giúp các bậc phụ huynh có thể phân biệt rõ hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi là biểu hiện sinh lý hay bệnh lý, chúng tôi đã tổng hợp lại một số dấu hiệu phổ biến như sau:

Biểu hiện sinh lý

Hiện tượng này trẻ sơ sinh gồng người, vặn mình đánh hơi xuất hiện trong khoảng vài phút và chỉ kéo dài trong 2 – 3 tháng đầu đời. Đây là vấn đề vô cùng bình thường với các triệu chứng như sau:

  • Vặn mình, đánh hơi và giật mình.
  • Cựa quậy, uốn mình và quấy khóc.

Biểu hiện bệnh lý

Nếu là dấu hiệu bệnh lý, hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng, khả năng ăn uống và tình trạng của da, tóc với các triệu chứng cụ thể gồm có:

  • Trẻ nôn ói, nấc cụt, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi, hay giật mình, chậm tăng cân, quấy khóc, rụng tóc, chậm mọc răng (do thiếu hụt canxi hoặc hệ tiêu hóa suy yếu.
  • Tổn thương da, nóng ngứa (có thể do côn trùng cắn).

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý nếu tình trạng vặn mình đánh hơi là do thiếu hụt canxi trong một thời gian, bé có thể bị co thắt thanh quản, tím tái, thậm chí ngừng thở và đột tử.

Xem thêm: Mẹo Dân Gian Trị Khóc Đêm Cho Trẻ Sơ Sinh

Nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi?

Như đã nói phía trên, trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi thường chỉ là hiện tượng phản xạ sinh lý hết sức bình thường do bé cần phải vận động tay chân nhiều để nhanh chóng chóng thích nghi với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do môi trường nằm không thoải mái, ngủ trên đệm quá cứng hoặc đang gối đầu quá cao,… Do đó, các cha mẹ cũng cần chú ý và quan sát kỹ càng các biểu hiện của con.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi mà các chuyên gia đã nghiên cứu.

Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động ngay từ lần bú sữa mẹ đầu đời. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn vô cùng nhạy cảm và non nớt. Bởi vào lúc này đường ruột còn quá mỏng manh (do chưa có đủ men vi sinh) nên các em bé khó tiêu hóa được hoàn toàn lượng carbohydrate, chất béo và protein có trong sữa mẹ hoặc những loại sữa non công thức. Đồng thời hệ tiêu hóa chưa thể thực hiện khả năng vận chuyển thức ăn qua đường ruột một cách hiệu quả và tối ưu.

Chính vì vậy, sữa mẹ sẽ cùng không khí trôi qua miệng rồi vào hệ tiêu hóa rất nhanh chóng, dễ dàng, khiến trẻ bị tức bụng và đầy hơi. Từ đó dẫn đến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi để thải ra lượng không khí bị dư thừa ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề đó. Bởi ngay sau khi hệ tiêu hóa được hoàn thiện, con yêu sẽ không còn bị vặn mình, hay đánh hơi nữa.

Cùng tìm hiểu: Cách Ru Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhanh Nhất

Người mẹ cho con bú sai cách khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Nếu các mẹ không cho con bú đúng cách cũng có thể làm bé nuốt phải quá nhiều không khí từ môi trường bên ngoài. Theo thời gian, lượng không khí bên trong đường ruột sẽ tăng dần lên, khiến trẻ buộc phải ợ hơi hoặc đánh hơi nhằm giải phóng tình trạng chướng khí vùng bụng. Do đó, mỗi lần cho con bú, dù là bú mẹ hay bú bình, bạn cần chú ý giữ cho đầu của bé cao hơn thân người một chút. Đặc biệt trong quá trình này, các mẹ nên nhẹ nhàng vỗ vào lưng của trẻ.

Người mẹ cho con bú sai cách khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi
Người mẹ cho con bú sai cách khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Bé chưa thích ứng được với môi trường xung quanh

Thời gian ở trong bụng mẹ, môi trường của bé tương đối ổn định và ấm áp, chặt chẽ. Chính vì vậy, khi chào đời thế giới của con vẫn còn điều gì đó vô cùng lạ lẫm, bị âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ và vô vàn những vấn đề khác tác động vào.

Những điều mới mẻ này có thể làm trẻ bị kích thích quá mức, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến con bị khó chịu, dễ quấy khóc và thức đêm nhiều hơn. Đây cũng là lý do khiến không khí đi vào đường ruột nhiều hơn. Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi chính là cách để con đẩy khí thừa đó ra ngoài, từ đó cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

Do vấn đề bất dung nạp lactose trong sữa

Đường lactose có nhiều trong dòng sữa đầu của người mẹ và sữa công thức. Đồng thời hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đã gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi, từ đó trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi. Bên cạnh đó, việc bất dung nạp lactose còn làm cơ thể bé khó chịu, đi ngoài có nhầy, bọt, phân sống, hay bị nôn trớ,…

Để hạn chế tình trạng này, các ba mẹ hãy vắt bớt phần sữa đầu để con cơ hội thưởng thức lớp sữa sau nhiều dinh dưỡng và chất béo hơn. Còn với các bé ăn sữa công thức, bạn hãy cân nhắc lựa chọn sản phẩm có lượng lactose thấp hơn.

Thức ăn của mẹ

Các mẹ cần hết sức chú ý về thức ăn nếu đang chăm sóc bé. Bởi nếu người mẹ ăn vào quá nhiều thức ăn, đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, coca cola, chocolate,… hay những món ăn có nhiều gia vị cũng làm hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng theo.

Ngoài ra, uống nhiều nước trái cây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến mà không phải phụ huynh nào cũng để ý đến. Đặc biệt, cam, chanh chính là hai loại trái cây có khả năng tạo ra nhiều bọt khí trong dạ dày, khiến trẻ sơ sinh vặn mình, đánh hơi. Do đó, việc cần thiết người mẹ phải làm là điều chỉnh thực đơn ăn uống của mình nhằm đảm bảo trẻ được nuôi bằng nguồn sữa tinh khiết, dồi dào.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi do ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn quá yếu đuối và non nớt, do đó các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Tránh để việc ăn dặm quá sớm gây áp lực cho đường ruột của con, từ đó cản trở đến quá trình hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể. Hơn nữa, điều này còn khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, thậm chí là tiêu chảy và đi phân sống.

Bạn có biết: Trẻ Sơ Sinh Ngủ 30 Phút Lại Dậy

Thức ăn dặm khó tiêu

Khi đã đủ tuổi ăn dặm, các em bé cần được ăn dặm theo một chế độ khoa học, lành mạnh, cũng như đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa. Những món ăn nhão, lỏng, mềm nhuyễn và chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng lưu ý không cho con ăn quá nhiều chất đạm và dầu mỡ trong thời gian đầu.

Khi đã đủ tuổi ăn dặm, các em bé cần được ăn dặm theo một chế độ khoa học
Khi đã đủ tuổi ăn dặm, các em bé cần được ăn dặm theo một chế độ khoa học

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi?

Để khắc phục tình trạng này ở trẻ, ngoài việc loại trừ những tác nhân phía trên, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Đảm bảo không gian thoải mái

Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, làm bé dễ vặn mình, giật mình và quấy khóc. Do đó, cha mẹ nên để trẻ nằm ngủ ở căn phòng yên tĩnh, thoáng mát, không ồn ào kích động. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn màn và vệ sinh phòng ốc để đảm bảo môi trường sạch sẽ, không có bụi bẩn.

Nhẹ nhàng vỗ về bé

Nếu thấy con quấy khóc, vặn mình, khó ngủ, các bậc phụ huynh nên ôm ấp con vào lòng vỗ về, âu yếm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hát ru và trò chuyện cùng con để đảm bảo con cảm thấy an toàn, thoải mái và thư giãn nhất.

Đọc ngay: Mẹo Dân Gian Chữa Trẻ Ngủ Ngày Cày Đêm

Massage bụng của con

Các mẹ nên xoa bóp, vuốt ve bụng và lưng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Động tác này không chỉ giúp giảm chứng đầy hơi khó chịu mà còn giúp bé dễ ngủ, cũng như tăng cường lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, bạn chú ý không massage vào thời điểm bé vừa ăn xong.

Các mẹ nên xoa bóp, vuốt ve bụng và lưng của trẻ theo chiều kim đồng hồ
Các mẹ nên xoa bóp, vuốt ve bụng và lưng của trẻ theo chiều kim đồng hồ

Tập cho bé chơi trò “đạp xe”

Trò chơi này được thực hiện bằng cách người mẹ đặt em bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng nâng chân con di chuyển lên – xuống giống như đang chạy xe đạp. Hoạt động nhẹ nhàng trên vừa giúp tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con, vừa làm trẻ vui vẻ, thích thú. Hơn nữa, với trò “đạp xe” đơn giản này, chứng vặn mình đánh hơi của bé yêu sẽ được cải thiện đáng kể.

Chườm ấm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Để làm bụng trẻ dễ chịu hơn sau những cơn vặn mình, đánh hơi, ba mẹ có thể ngâm một chiếc khăn sạch mềm vào nước ấm và chườm lên bụng bé. Phương pháp này tuy đơn giản, nhưng đã được rất nhiều phụ huynh áp dụng thành công cho con.

Tắm nắng cho bé để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Nếu được tắm nắng thường xuyên, cơ thể của trẻ có thể tự tổng hợp vitamin D qua da. Nhờ đó, trẻ có thể hấp thu nhiều canxi và photpho hơn. Theo đó, cha mẹ nên cho con tắm nắng mỗi ngày 10 – 15 phút, trong khung giờ là 6 – 9 giờ sáng, hoặc sau 17 giờ chiều.

Bổ sung canxi cho cả mẹ và bé

Các chị em và trẻ cần được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết, tuy nhiên nếu dùng qua đường uống bạn cần xin chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Đặc biệt, nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ, các mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm sau để bổ sung canxi tự nhiên: Phô mai, sữa chua, cá ngừ, cá hồi, cải xoăn, đậu ngũ, hay các loại rau màu xanh đậm,…

Chú ý tới cảm xúc của con

Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi không chỉ là một biểu hiện sinh lý đơn thuần, đây có thể là hình thức biểu đạt cảm xúc của em bé. Cụ thể có thể con đang cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, đói bụng, hay bị ướt tã,… Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ càng hơn để thấu hiểu và kịp thời giúp đỡ bé yêu.

Kiểm tra những vùng da nhạy cảm của bé

Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra những vùng nhạy cảm của trẻ thật cẩn thận để có thể phát hiện hiện tượng viêm loét, hăm tã, mẩn đỏ (nếu có) ngay từ đầu. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng như: Đắp lá, xông hơi, truyền nóng, tẩy lông đen,… Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến làn da mỏng manh và non nớt của trẻ.

Thay mới bình sữa để ngăn trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi

Nếu đang cho trẻ bú bình, ba mẹ cần lựa chọn bình sữa có lỗ chảy không quá lớn cũng không quá nhỏ. Điều này nhằm hạn chế luồng không khí từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiêu hóa của bé. Đồng thời, sau một thời gian sử dụng, bạn cũng nên thay bình mới để đảm bảo an toàn cho bé yêu.

Thay mới bình sữa để ngăn trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi
Thay mới bình sữa để ngăn trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi

Chọn sữa công thức phù hợp

Không phải mọi loại sữa công thức đều phù hợp với cơ địa của bé. Hơn nữa, thực tế có một số loại sữa chứa nhiều protein khiến trẻ bị khó tiêu và đánh hơi nhiều. Chính vì vậy, nếu không có đầy đủ kiến thức bạn hãy xin ý kiến của chuyên gia nhằm tìm ra loại sữa công thức tối ưu cho trẻ.

Dùng thuốc cho trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý không cho con sử dụng thuốc Tây hoặc những thực phẩm chức năng như men tiêu hóa, men vi sinh,… khi chưa xin hướng dẫn cặn kẽ từ bác sĩ chuyên khoa. Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi ở mức độ nguy trọng, bạn hãy xin chỉ định cụ thể của bác sĩ để cho bé uống thuốc.

Nhìn chung, tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là biểu hiện sinh lý bình thường và tự nhiên. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo ngại, nhưng hãy chú ý theo dõi các triệu chứng của bé, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và kịp thời điều trị.

Click ngay: Khủng Hoảng Giấc Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android