Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp này, chăm sóc da bé như thế nào là tốt nhất? Chắc chắn bài viết dưới đây của Vietmecgroup.com sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm con!

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt

Làn da của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Do đó, những tác nhân từ môi trường, thời tiết dễ dàng làm hại đến da bé. Ngoài ra, bé nổi mẩn đỏ không sốt cũng có thể là biểu hiện của bệnh da liễu. Bố mẹ cần tìm được nguyên nhân gốc rễ để có hướng điều trị chính xác nhất.

Bé nổi mẩn đỏ không sốt do dị ứng

Các loại thức ăn lạ có thể khiến đường tiêu hóa của bé phản ứng gây mẩn đỏ. Theo nghiên cứu của Vietmecgroup.com, một số thức ăn như trứng, mật ong, hải sản, lạc, sữa,… rất dễ gây dị ứng cho bé.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt do dị ứng
Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt do dị ứng

Ngoài ra, các bé cũng rất dễ gặp dị ứng thời tiết. Khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột hoặc thời điểm giao mùa, làn da bé sẽ kích ứng sinh mẩn đỏ. Đồng thời, các loại nấm hoa, bụi bẩn, côn trùng cũng làm trẻ bộ phát cơn ngứa dị ứng.

Rôm sảy nổi mẩn – bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Rôm sảy ở trẻ nhỏ thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ngày nắng nóng. Tắc tuyến mồ hôi cộng thêm việc không được vệ sinh khiến da bé nổi mẩn đỏ. Đặc biệt là ở vùng lưng, cổ, các ngấn tay, chân… Bệnh nhi không bị sốt, chỉ cần chăm sóc, vệ sinh da kỹ lưỡng sẽ giúp da bé phục hồi nhanh.

Mụn hạt kê khiến bé nổi mẩn đỏ nhưng không sốt

Trẻ sơ sinh thường nổi mụn hạt kê màu đỏ hoặc trắng vài ngày sau khi sinh. Mụn dễ nổi lên ở vùng mặt, trán, cằm của trẻ. Đây là biểu hiện lành tính, dù nổi mẩn nhưng bệnh nhi không sốt mà sẽ hết sau vài ngày.

Bệnh da liễu ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc trong y học gọi là Erythema toxicum. Đây là bệnh phát ban hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các em bé mới sinh. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là da trẻ nổi mẩn đỏ, có đầu mủ trắng. 

Khác với tên gọi, bệnh ban đỏ nhiễm độc thường không gây hại cho bé. Bố mẹ vệ sinh nhẹ nhàng cho da, tuyệt đối không nặn mụn. Hành động này có thể khiến da bé bị nhiễm trùng và thêm nghiêm trọng.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt do nổi mề đay

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không loại trừ nguyên nhân do mề đay. Trẻ bị nổi mề đay xuất hiện các nốt ban ngứa, mẩn đỏ khiến trẻ đau rát. Vùng da mẩn đỏ xuất hiện nhiều tại lưng, ngực, mông, chân và có thể lan rộng toàn thân. 

Ở thể nhẹ, các dấu hiệu mề đay sẽ nhanh chóng biến mất sau vài tiếng. Tuy nhiên, ở trẻ sức đề kháng kém, thể trạng yếu thì mề đay có thể kéo dài, tái diễn.

Bé bị nổi mẩn khắp người mà không sốt khi nào cần đi bác sĩ?

Nổi mẩn đỏ không sốt không gây nguy hiểm cho bé. Bởi đa số tình trạng xuất hiện từ dạng kích ứng da phổ biến. Dẫu vậy, bố mẹ không được chủ quan và nên đưa bé đi bác sĩ nếu gặp biểu hiện sau:

Khi nào cần cho bé đi gặp bác sĩ?
Khi nào cần cho bé đi gặp bác sĩ?
  • Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người kéo dài, không thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà.
  • Vùng da nổi mẩn có tình trạng viêm loét.
  • Các nốt mẩn đỏ kèm mủ trắng, mủ vàng.
  • Bé nổi mẩn đỏ kèm các biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn…

Bé nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa điều trị bằng cách nào?

Làn da của bé khá mỏng manh và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, bố mẹ cần đặt tính an toàn lên hàng đầu khi điều trị nổi mẩn đỏ cho bé. Nếu bé bị nổi mẩn nhẹ, mẹ có thể tham khảo các mẹo chữa dân gian. Trong trường hợp triệu chứng nặng, giải pháp số 1 là các loại thuốc tây y.

Điều trị nổi mẩn đỏ khắp người cho bé bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết dùng các dược liệu tự nhiên để đẩy lùi vết ngứa, mẩn đỏ trên da cho bé. Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng mẹo được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính và ít tốn kém.

Cây chó đẻ chữa nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ
Cây chó đẻ chữa nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ
  • Dùng cây chó đẻ: Rửa sạch lá chó đẻ bằng nước muối loãng rồi đem xay nhuyễn. Sau đó, dùng dược liệu đắp lên vùng da bị nổi mẩn của bé. Sau 15-20 phút, bố mẹ vệ sinh da cho bé bằng nước ấm.
  • Dùng lá bạc hà: Thực hiện tương tự như cách dùng cây chó đẻ. Bố mẹ duy trì mỗi ngày đắp 2 lần lên da nổi mẩn cho bé.
  • Dùng cây sài đất: Mẹ chuẩn bị 1 nắm cây sài đất rửa qua nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn, nấm, vi khuẩn. Tiếp theo, mẹ đun sôi 2 lít nước và bỏ dược liệu vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ pha thêm nước lọc để nguội bớt và dùng tắm cho bé hàng ngày.

Một số loại thuốc tây y được chỉ định

Trong trường hợp bé nổi mẩn khắp người kéo dài, bỏ ăn, suy nhược, bé cần được can thiệp bằng thuốc tây y. Một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc kháng Histamin; thuốc bôi chứa Menthol; thuốc bôi chứa Corticoid…

Lưu ý, thuốc tây y không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Chỉ trong trường hợp bệnh nặng mới được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Chữa dứt điểm mề đay cho trẻ bằng thuốc Nam

Thuốc Nam với ưu điểm trị bệnh tận gốc, không gây tác dụng phụ, an toàn với trẻ nhỏ nên ngày càng nhiều bậc phụ huynh tin tưởng cho con sử dụng. Vậy trong số những bài thuốc Nam chữa mề đay hiện có trên thị trường, đâu là sự lựa chọn tốt cho trẻ?

Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn không sốt chuẩn khoa học

Trường hợp bé bị nổi mẩn không sốt, bố mẹ nên chăm sóc cho da bé tại nhà. Dưới đây là một vài lưu ý trong cách điều trị mà bố mẹ không được quên:

Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh da liễu

Như đã nói ở trên, da của trẻ vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương do tác nhân bên ngoài: Lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất… Chính vì thế, bố mẹ cần tránh cho bé không tiếp xúc với các nhân tố này. Nếu gia đình nuôi chó, mèo, bố mẹ không nên cho trẻ lại gần. Đồng thời, vệ sinh phòng ốc, đồ chơi của trẻ cũng cần tiến hành thường xuyên.

Bố mẹ tránh cho bé tiếp xúc lông chó mèo
Bố mẹ tránh cho bé tiếp xúc lông chó mèo

Mẹ nên ưu tiên chọn đồ cho bé bằng chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi như cotton, thun lạnh… Thêm nữa, mẹ nên tránh dùng bột giặt, nước giặt, nước xả có chất tẩy, hóa chất.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người có cần kiêng nước không?

Trẻ nổi mề đay có được tắm không? Nhiều bố mẹ cho rằng bé nổi mẩn đỏ cần kiêng nước hoàn toàn. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi da bé không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Không những không thuyên giảm, tình trạng nhiễm khuẩn da càng trầm trọng.

Bố mẹ nên tắm nhanh cho bé, làm sạch da nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tốt nhất bố mẹ nên kiêng dùng sữa tắm khi bé đang bị bệnh lý.

Sử dụng dược mỹ phẩm cho da bé

Các loại phấn rôm, kem dưỡng da, thuốc mỡ cho bé cũng là các giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, bố mẹ cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, chú ý thành phần an toàn cho da bé. Nếu mua phải hàng giả, nhái, bệnh không những không thuyên giảm mà còn gia tăng mẩn đỏ. Thậm chí, da bé có thể bị nhiễm trùng, viêm loét nặng nề.

Dùng phấn rôm làm dịu các nốt nổi mẩn cho da bé
Dùng phấn rôm làm dịu các nốt nổi mẩn cho da bé

Thời điểm vàng để bôi phấn rôm, thuốc mỡ là sau khi tắm rửa cho bé. Bố mẹ dùng khăn xô mềm lau sạch da cho bé trước. Như vậy các loại dược mỹ phẩm sẽ thẩm thấu tốt nhất. Riêng với thuốc mỡ, bố mẹ chỉ dùng cho bé khi được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ, chuyên gia.

Tin chắc với chia sẻ của Vietmecgroup.com, bố mẹ đã có thêm hiểu biết về tình trạng bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt. Đừng quên lưu lại các cách chăm sóc da để mau chóng điều trị cho bé tại nhà!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android