Khi Nào Nên Nhổ Răng Sữa Cho Bé? Lưu ý điều gì?

Thay răng sữa đúng thời điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc hàm răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất và nên lưu ý gì khi trẻ thay răng sữa? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ thêm thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề này. 

Khi nào nhổ răng sữa cho bé?

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong giai đoạn đầu đời của bé, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, nó giúp bé nhai, nghiền thức ăn, hỗ trợ tập nói và phát âm. Đồng thời, giúp răng sữa định hình cho các răng vĩnh viễn mọc sau này.

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong giai đoạn đầu đời của bé
Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong giai đoạn đầu đời của bé

Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi. Đến thời điểm cần thay, răng sẽ tự động lung lay và thay thế thành những chiếc răng vĩnh viễn theo từng giai đoạn cụ thể như:

  • Răng cửa giữa sẽ được thay khi bé từ 5 – 7 tuổi.
  • Răng cửa bên sẽ được thay trong giai đoạn 7 – 8 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất sẽ thay trong giai đoạn 9 – 10 tuổi.
  • Răng nanh sữa sẽ thay trong giai đoạn 10 – 11 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai sẽ thay trong độ tuổi 11 – 12.

Trong một số trường hợp, quá trình thay răng sữa của bé cũng có thể đến sớm từ 4 tuổi hoặc có thể muộn hơn là sau 8 tuổi. Việc sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và vị trí răng của bé hoặc cách chăm sóc răng miệng hằng ngày.

Xem thêm: Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn không đau

Răng sữa sẽ thay trong độ tuổi từ 5 - 12
Răng sữa sẽ thay trong độ tuổi từ 5 – 12

Qua đó có thể nói rằng thời điểm hợp lý để nhổ răng sữa cho bé chính là khi những chiếc răng bắt đầu lung lay. Lúc này cha mẹ cần phải chú ý để răng tránh bị rơi ra trong khoang miệng, khiến trẻ dễ nuốt nhầm vào bụng gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, răng sữa không phải lúc nào cũng tự rụng, có nhiều trường hợp răng sữa không có dấu hiệu lung lay mặc dù đã đến tuổi thay răng vĩnh viễn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng mới, khiến răng bị lệch lạc. Do vậy, trong một số tình huống nhất định, cha mẹ phải tiến hành nhổ răng sữa cho bé dù răng chưa lung lay như:

  • Răng vĩnh viễn có dấu hiệu trồi lên nhưng răng sữa chưa lung lay hoặc lung lay lâu ngày chưa rụng.
  • Răng sữa bị sâu, mẻ, vỡ,…
  • Răng sữa mắc các bệnh lý về răng miệng: Viêm nướu, chết tủy, nhiễm trùng,… và được chỉ định nhổ bỏ.
  • Nếu răng sữa bị tụt nướu, viêm quanh răng, có nguy cơ nhiễm khuẩn xuống răng vĩnh viễn thì cha mẹ cũng nên đưa bé đến nha sĩ để thăm khám và nhổ bỏ răng sữa, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng bé sau này.
Một số trường hợp cần sự can thiệp nha khoa để nhổ răng sữa
Một số trường hợp cần sự can thiệp nha khoa để nhổ răng sữa

Phụ huynh nên lưu ý không tự ý nhổ răng sữa khi răng chưa có dấu hiệu lung lay hoặc nhổ quá sớm gây ảnh hưởng đến hàm của trẻ. Việc loại bỏ sữa sớm phải có sự thăm khám và chỉ định của các bác sĩ để đảm bảo an toàn. Vì vậy, để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp thì cha mẹ nên thường xuyên cho bé đi khám răng định kỳ và quan sát tiến trình thay răng thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời nếu răng gặp vấn đề.

Những lưu ý cần nhớ khi trẻ thay răng sữa

Sau khi nhổ răng sữa thì việc chăm sóc cho trẻ rất quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ giảm đau, nhanh hồi phục mà còn hỗ trợ quá trình mọc răng vĩnh viễn tốt hơn. Do vậy, cha mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nên dùng bàn chải lông mềm, tránh tác động trực tiếp tới chân răng.
  • Cho con súc miệng bằng nước muối pha loãng cùng với sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng được kĩ hơn, đồng thời giúp chân răng mau lành và chống viêm.
  • Sau khi nhổ răng xong, tránh cho trẻ ăn đồ cứng, dai và có tính cat nóng, tránh gây tổn thương vùng răng mới nhổ. Chỉ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé các món cháo, súp, sinh tố, nước ép hoa quả,….
  • Bố mẹ nên cho bé đến phòng khám theo lịch để được tái khám.
  • Trong giai đoạn thay răng sữa, các bé hay có thói quen như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi – nguyên nhân khiến răng mọc chen chúc, khớp cắn lệch. Do vậy, cha mẹ nên chú ý nhắc nhở bé không làm những hành động này.

Tìm hiểm thêm: Cách Nhổ Răng Sữa Cho Bé Tại Nhà Không Đau

Sau khi nhổ răng nên cho bé sử dụng bàn chải lông mềm
Sau khi nhổ răng nên cho bé sử dụng bàn chải lông mềm

Việc nhổ răng sữa đúng thời điểm và chăm sóc răng miệng đúng cách rất quan trọng, quyết định đến hàm răng chuẩn đẹp của con sau này.  Hy vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã phần nào có thêm cho mình kiến thức liên quan đến vấn đề khi nào nhổ răng sữa cho bé. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành loại bỏ răng sữa của con trẻ để đảm bảo an toàn nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android