Tác Hại Của Giun Đũa Kí Sinh Với Cơ Thể Người

Ở những nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và thói quen ăn uống vô cùng đa dạng, vậy nên nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó nhiễm giun đũa là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy tác hại của giun đũa kí sinh là gì, phải làm sao để phòng chống hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tìm hiểu về tác hại của giun đũa kí sinh trên cơ thể người

Giun đũa là loại kí sinh có kích thước khá lớn, một con giun cái trưởng thành thường có chiều dài từ 20 – 25cm. Giun đũa có màu sắc trắng hoặc hồng, thân tròn, đầu và đuôi thon gọn, chúng kí sinh tại ruột non của người. Khi giun cái sinh sản, nếu trứng rơi vào đất, sau 2 tuần sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Do đó, chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ bảo vệ, vệ sinh tay sạch sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh giun đũa.

Khi bị giun đũa, người bệnh không có các biểu hiện đặc trưng mà thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Đặc biệt nó sẽ gây ra nhiều tác hại, bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Đối với trẻ nhỏ bị giun đũa kí sinh thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, kém ăn, cân nặng chậm phát triển.
  • Ngoài ra, trẻ nhỏ còn có thể bị tắc ruột nếu có giun đũa kí sinh, kèm theo đó là một số biểu hiện như đau bụng quặn theo từng cơn, chướng bụng, táo bón.
  • Trường hợp giun đi từ ruột non qua ống mật sẽ gây viêm đường mật, tắc mật, sỏi đường mật. Còn khi giun xuống ruột thừa sẽ dẫn tới viêm ruột thừa cấp.
  • Nếu giun đũa đi lạc lên phần phổi, người bệnh sẽ thở khò khè, bị khó thở mạn tính hoặc có biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan và sốt cao.
  • Thông thường, giun đũa sống kí sinh tại ruột non, chúng lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến người bệnh yếu ớt, bị thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ gây ra nhiều loại bệnh lý khác.
  • Giun đũa tiết ra các chất độc tố, có thể khiến cho cơ thể bị ngộ độc.
  • Giun đũa có thể lây nhiễm qua nhiều đường, vì vậy mà người có giun đũa kí sinh dễ làm lây lan bệnh cho cộng đồng. Trong đó trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc cao hơn ở người lớn, khu vực nông thôn có tỷ lệ mắc cao hơn thành thị do thói quen sống, cách sinh hoạt và ăn uống.

Xem thêm: Tác Hại Của Giun Móc Câu Và Cách Phòng Tránh

Giun đũa gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Giun đũa gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm giun đũa

Có thể thấy, tác hại của giun đũa kí sinh đến sức khỏe con người là vô cùng cao. Để phòng chống nhiễm giun đũa nói riêng, cũng như những loại kí sinh trùng khác nói chung thì không có giải pháp nào hiệu quả hơn việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, làm việc. Lau dọn nhà cửa thường xuyên, luôn giữ cho vật dụng, đồ chơi của trẻ nhỏ sạch sẽ, với những vật mà trẻ có khả năng tiếp xúc bằng miệng thì cần được làm sạch bằng nước sát trùng.
  • Luôn ăn đồ ăn được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm sống, đặc biệt là rau sống, nếu cần bạn hãy rửa rau thật kỹ nhiều lần với loại nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần, nếu phải dọn rác, làm vườn, nhặt cỏ… thì cần đi ủng, mang khẩu trang và đeo gang tay. Không nên dùng phân tươi để tưới rau, bởi nguy cơ giun đũa tồn tại trong phân là rất cao.
  • Đối với khu vực nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước cần được quét dọn, vệ sinh thường xuyên, xử lý bằng hoá chất diệt trùng thân thiện với môi trường định kỳ.
  • Nên có thói quen uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần cho cả gia đình. Thuốc tẩy giun không chỉ có tác dụng lên giun đũa mà còn giúp loại trừ các loại giun sán khác.
Để phòng ngừa giun đũa nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Để phòng ngừa giun đũa nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Mặc dù điều kiện sống hiện nay ngày càng phát triển, hiện đại, thế nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn còn cao, chưa được loại trừ hoàn toàn. Với những tác hại của giun đũa kí sinh được nêu trên, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tạo thói quen ăn chín uống sôi để phòng tránh nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đừng bỏ lỡ: Giun Kim: Tác Hại Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android