Mẩn Ngứa Mùa Hè
Hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa mùa hè làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh có thể kéo dài và tái phát nhiều lần dễ dẫn đến tình trạng tổn thương da, nhiễm trùng, phù mạch hay sốc phản vệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mùa hè và hướng điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân
Nhiều người nghĩ rằng nổi mề đay chỉ xảy ra vào mùa đông lạnh, khi thời tiết trở trời. Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè. Đặc biệt trong những năm gần đây khi môi trường ô nhiễm tác nhân gây bệnh ngày càng nhiều khiến tỉ lệ bệnh nhân tìm đến các cơ sở chuyên khoa để khám chữa ngày càng tăng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mẩn, ngứa da này?
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Sự thay đổi đột ngột từ môi trường nhiệt độ cao sang nơi nhiệt độ thấp khiến cơ thể không kịp thích nghi. Những vùng da hở chịu tác động trực tiếp dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa ngáy.
- Thời tiết nắng nóng: Thời tiết nắng nóng rất dễ dẫn đến tế bào hô hấp hoạt động nhiều hơn và da cũng tăng cường bài tiết mồ hôi hơn nữa. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói bụi, nắng nóng sẽ dễ làm lỗ chân lông bị bít tắc gây ra các mảng mề đay, mẩn ngứa.
- Ảnh hưởng từ tia UV: Một nguyên nhân khác dẫn đến mẩn ngứa mùa hè là ảnh hưởng của tia cực tím làm tổn thương tế bào trên da. Ngoài ra, tia UV còn làm biến đổi tính chất của protein tạo thành những hoạt chất kháng nguyên lạ. Chính điều này làm hệ miễn dịch nhận diện sai và gây dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy.
- Bệnh lý mề đay Cholinergic: Mề đay Cholinergic là một thể của mề đay mãn tính, nguyên nhân khởi phát thường do nhiệt độ cơ thể tăng cao, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh làm xuất hiện nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bệnh nếu không kịp thời xử lý rất dễ tái phát nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nặng khác.
- Mồ hôi, bụi bẩn, phấn hoa: Vào mùa hè, nhiều loài cây bắt đầu nở hoa và thụ phấn. Phấn hoa vì vậy phát tán trong không khí, làn da nhạy cảm dễ bị sinh ra mẩn ngứa. Không khí hè đặc trưng bởi sự khô nóng nhất là vào buổi trưa và đầu buổi chiều, đồng thời nồng độ bụi cũng tăng cao. Chính những tác nhân này làm làn da bị kích ứng, nổi mề đay ở nhiều người.
Chăm sóc tại nhà
Từ xa xưa các mẹo chữa nổi mề đay mẩn ngứa mùa hè trong dân gian được truyền tai nhau rất nhiều. Đến nay vẫn còn nhiều cách được áp dụng trong đó phổ biến nhất là:
Sử dụng cây lô hội (nha đam)
- Sử dụng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch vỏ ngoài, gọt bỏ vỏ.
- Lấy phần thịt trong, nhầy bên trong thoa lên vùng da bị nổi mẩn.
- Massage nhẹ nhàng để gel thẩm thấu. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Dùng lá khế
- Lấy 1 nắm lá khế to rửa sạch, vò xơ
- Cho vào nồi thêm 2 lít nước và vài hạt muối to đun với lửa lớn
- Khi sôi khoảng 3-5 phút tắt bếp
- Đổ nước lá khế này ra chậu pha thêm nước lạnh cho ấm vừa phải và tắm.
Bột sắn dây chữa mề đay
- Lấy khoảng 2 thìa bột sắn dây sạch pha với nước lọc (với những người bụng yếu nên nấu chín)
- Uống/ăn vào buổi sáng, sau khi ăn nên chùm để độc tố theo mồ hôi thoát ra ngoài.
- Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần đến khi dứt điểm hoàn toàn.
Biến chứng
Đa số người bệnh đều xem nhẹ hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa vì nghĩ rằng bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên có nhiều mối đe dọa tới sức khỏe, thẩm mĩ của người bệnh thậm chí đe dọa cả tính mạng nếu để bệnh kéo dài không chữa trị.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy da vào mùa hè khiến người bệnh cảm giác khó chịu, bứt rứt bất kể ngày đêm. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, chất lượng cuộc sống suy giảm.
- Nhiễm trùng da: Hành động gãi ngứa không kiểm soát có thể khiến da bị trầy xước, kết hợp mồ hôi, bụi bẩn trong mùa hè tăng khả năng nhiễm trùng nếu không vệ sinh, xử lý đúng cách.
- Sốc phản vệ: Có không ít trường hợp bị sốc phản vệ do nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mọi người cần lưu ý.
Điều trị
Thuốc Tây y có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Nhưng có rất nhiều loại khác nhau lại tiềm ẩn tác dụng phụ nếu dùng không đúng thuốc, lạm dụng. Chính vì vậy, người bệnh cần làm theo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số thuốc trị mẩn ngứa mùa hè bạn có thể tham khảo.
- Thuốc Clorpheniramin: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Histamin H1 với cơ chế sản sinh hoạt chất chống lại Histamin, nguyên nhân dẫn đến các phản ứng dị ứng của cơ thể.
- Thuốc Cetirizin: Loại thuốc có 2 dạng là viên nén và dung dịch có chức năng cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
- Thuốc trị mề đay Loratadin: Một loại thuốc chữa mề đay, mẩn ngứa được nhiều người sử dụng. Loại thuốc này có tác dụng chính là cải thiện triệu chứng bệnh, dùng nhiều khi cơ thể bị dị ứng.
- Thuốc Phenergan dạng bôi: Thuốc có thành phần Promethazine có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Histamin gây ra. Thuốc thường được dùng 3-4 lần mỗi ngày nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chữa mẩn ngứa mùa hè với thuốc bôi Eumovate: Thành phần chính của thuốc là Clobetasone butyrate. Hoạt chất có chứa chất kháng viêm nhóm corticosteroid giúp đẩy lùi triệu chứng mẩn ngứa.
- Thuốc bôi Mentholatum Jinmart: Thuốc có nguồn gốc từ Nhật Bản chuyên đặc trị da mẩn ngứa, dị ứng, da nóng rát, mẩn đỏ, phát ban, vết côn trùng cắn… Đây là một cách giúp làm dịu làn da và chữa trị mẩn ngứa hiệu quả.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa mẩn ngứa mùa hè thì bạn nên thực hiện theo những điều sau.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Nắng nóng dễ làm cơ thể mất nước do đó bạn nên cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da, hạn chế mẩn ngứa. Nếu chơi thể thao hay phải thường xuyên hoạt động ngoài trời thì bạn cần lượng nước nhiều hơn.
- Sử dụng thực phẩm làm mát cơ thể: Dung nạp thực phẩm giải nhiệt như cà chua, bí đao, củ cải, dừa… giúp thanh lọc độc tố và tăng cường đề kháng cho những ai bị mẩn ngứa mùa hè. Đồng thời, bạn có thể dùng một số sản phẩm giải nhiệt, thải độc tố chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như cây kinh giới, lá khế… pha nước tắm khi vào mùa hè.
- Chống nắng: Nắng nóng kéo theo làn da dễ bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Muốn tìm cách khắc phục thì bạn nên áp dụng các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính râm và mặc trang phục chống nắng. Nếu đã bị mẩn ngứa thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng cực gắt từ 10-14 giờ. Đây là thời điểm mà tia cực tím hoạt động mạnh nhất.