Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Trẻ Sơ Sinh

Cơ bản

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là vấn đề da liễu khá phổ biến. Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc chứng viêm da. Phần lớn tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là lành tính và tự giới hạn. Nhưng nếu xuất hiện các biểu hiện toàn thân bất thường, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Định nghĩa

Theo VietmecGroup, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là vấn đề không hiếm gặp do làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và yếu ớt nên thường bị mẩn ngứa, viêm nhiễm. Tình trạng này thường gây ra các tổn thương trên bề mặt da, sần sùi, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có thể do các yếu tố khác nhau gây ra. Bố mẹ nên xác định nguyên nhân khiến con bị nổi mẩn đỏ ở cổ rồi mới áp dụng các biện pháp chữa trị thích hợp.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ như:

Do vệt sữa, nước bọt thừa chảy ra

Khi bé bú sữa thường bị rớt một ít sữa từ khóe miệng xuống hoặc trẻ thường bị trớ sữa hoặc chảy nước bọt ra khỏi miệng. Những vệt sữa, nước bọt này sẽ chảy xuống cổ và đọng lại ở các nếp da gấp ở cổ. Do da của trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt nên khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây kích ứng khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở cổ.

Rôm sảy

Vào những ngày hè nắng nóng, trẻ thường ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên các ống tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh kết hợp với bụi bẩn khiến mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ tắc lại khiến da nổi mẩn đỏ.

Rôm sảy thường nổi ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như cổ, lưng, bụng và mặt. Trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ lấm tấm, đầu rôm có chứa nước, ngứa và nóng rát.

Bệnh chàm sữa

Chàm sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ. Bệnh thường xảy ra vào những tháng đầu đời rồi sẽ tự biến mất sau vài ngày. Chàm thường xuất hiện trên mặt, cổ, ngực, chân, tay với các biểu hiện như da đỏ khô, nổi mẩn đỏ nhỏ li ti, có vảy.

Bé bị hăm da ở cổ

Hăm da không chỉ xảy ra ở bẹn, nách mà còn ở cổ, đặc biệt là ở những trẻ có thân hình bụ bẫm. Phần cổ của trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm vì vùng da này có nhiều nếp gấp, tập trung nhiều mồ hôi thường xuyên cọ xát với nhau và rất khó vệ sinh sạch sẽ.

Các vết hăm thưởng xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước li ti trên da. Nếu không điều trị kịp thời, các vết hăm sẽ sưng lên, tạo thành những vết loét, gây viêm nhiễm trên da. Bé cảm thấy rất đau và khó chịu, quất khóc nhiều.

Bị dị ứng với (hóa mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm,...)

Những sản phẩm bố mẹ sử dụng cho con hàng ngày rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ ở cổ. Trong những sản phẩm này chứa một số thành phần không phù hợp với cơ địa của trẻ, vì vậy gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ đi kèm ngứa ngáy.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh có thể gây nổi mề đay đi kèm với ho, đau họng, sốt,... Tình trạng này xảy ra do cơ thể nhạy cảm của trẻ phản ứng quá mức trước thay đổi đột ngột về điều kiện thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ,...)

Triệu chứng nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết bao gồm: Da nổi các nốt mẩn đỏ nhỏ, mọc khu trú hoặc lan ra toàn thân, nóng rát, viêm nhẹ và gây ngứa ngáy.

Sốt phát ban

Khi trẻ bị sốt phát ban thường nổi những nốt mẩn đỏ ở cổ, bụng, lưng hoặc toàn thân. Những nốt mẩn đỏ này có thể tự thuyên giảm sau khi trẻ cắt cơn sốt mà không kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy nào.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một dạng tổn thương da mãn tính, xảy ra do vi nấm Malassezia furfur và rối loạn tuyến bã nhờn. Bệnh thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh và gây tổn thương quanh vùng da mặt, đầu, cổ, bẹn.

Trẻ bị viêm da tiết bã ở cổ xuất hiện những biểu hiện như: Da nổi các nốt mẩn đỏ, có vảy bong tróc, nhờn nhưng không gây đau đớn, ngứa ngáy cho trẻ.

Chăm sóc tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh, việc khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ thường ưu tiên trước những biện pháp an toàn, hạn chế tối đa việc dùng thuốc để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, ở những trường hợp mẩn ngứa nặng thì phải bắt buộc điều trị bằng thuốc mới có thể thuyên giảm. Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng trẻ mà bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sau:

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tránh xa tác nhân gây dị ứng

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ do tác nhân bên ngoài gây ra có thể được cải thiện nhanh chóng sau khi trẻ ngừng tiếp xúc với các tác nhân đó. Do vậy, để điều trị dứt điểm mẩn ngứa thì việc đầu tiên là phải tìm ra và tránh xa tác nhân gây bệnh:

  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như hải sản, sữa tươi, phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm,...
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ và môi trường sống để loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi, bụi bẩn gây mẩn ngứa
  • Nếu trẻ đang bú nguồn sữa mẹ thì mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, thực phẩm dễ gây dị ứng.

Chữa mẩn ngứa ở cổ cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Sau khi đã loại bỏ tác nhân gây bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mề đay mẩn ngứa bằng mẹo dân gian sau:

  • Sử dụng gel nha đam bôi lên da cổ: Nha đam là loại nguyên liệu tự nhiên có công dụng làm mát, làm dịu những tổn thương da. Mẹ có thể sử dụng phần gel trong suốt của nha đam để thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ, để yên trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Tắm nước lá kinh giới/tía tô/lá khế: Các loại lá này có tác dụng tiêu viêm, giảm mẩn ngứa an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể chuẩn bị 1 năm lá tươi, rửa sạch và đun sôi cùng 2-3 lít nước. Sau đó, hòa thêm nước lạnh để nước ấm, rồi tắm cho trẻ mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống nước rau má, rau diếp cá: Chuẩn bị 1 nắm rau má, rửa sạch, xay nhuyễn và ép lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần/tuần (có thể sử dụng nhiều hơn tùy theo cơ địa của từng trẻ). Tuy nhiên, hạn chế sử dụng biện pháp này với trẻ có cơ địa thể hàn, trẻ bị tiêu chảy, dễ bị đau bụng.

Điều chỉnh chế độ và thói quen sinh hoạt của trẻ

Một vài thói quen xấu của trẻ trong sinh hoạt như: Mút tay, ngậm đồ chơi,... có thể là nguyên nhân nổi mẩn đỏ hoặc khiến cho tình trạng này bùng phát nặng hơn. Vì vậy, để khắc phục mẩn ngứa, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh những thói quen xấu và chế độ sinh hoạt của trẻ:

  • Không để trẻ gãi cào lên vùng da tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng da.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ, bổ sung nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm, chất béo.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, mềm và thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo chật, chất liệu cứng, bí bách.

Biến chứng

Phần lớn hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ thường lành tính, khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh và có thể tự biến mất mà không cần can thiệp bằng điều trị y tế. Một số trường hợp khác, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ là tình trạng khá phổ biến. Những vết mẩn ngứa này không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn ở cả những bộ phận khác trên cơ thể như mặt, tay, chân, bụng, lưng thậm chí là lan ra toàn thân. Triệu chứng này thường KHÔNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG đến sức khỏe của trẻ nhưng bố mẹ cũng không nên quá chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể trẻ.

Những trường hợp trẻ viêm da nghiêm trọng kèm theo triệu chứng toàn thân khác như: sốt cao, tiêu chảy, nôn, ngứa ngáy dữ dội, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn,... thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý khác về da liễu hoặc bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Bố mẹ cần hết sức lưu ý và nên tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Điều trị

Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc Tây để điều trị mẩn ngứa cho trẻ tại nhà vì việc chưa nắm rõ liều lượng và tác dụng của thuốc có thể khiến trẻ bị nhờn thuốc hoặc xảy ra các tác dụng phụ. Trong trường hợp trẻ bị mẩn ngứa nặng thì mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị mẩn ngứa như:

  • Thuốc kháng histamine nhóm H1
  • Thuốc chống viêm corticoid
  • Thuốc bôi chứa Menthol
  • Kem dưỡng ẩm lành tính, phục hồi da.

Trong quá trình cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc tây theo liều lượng quy định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều trong thời gian trị bệnh
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà cho trẻ
  • Lựa chọn những loại thuốc có bảng thành phần an toàn, lành tính cho trẻ sơ sinh
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, bố mẹ cần theo dõi sát những phản ứng của trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu khác thường như: bỏ bú, nôn, mệt mỏi li bì, quấy khóc,...

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android