Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ

Cơ bản

Da mặt là vùng da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với tác nhân bên ngoài môi trường nên rất dễ chịu kích ứng. Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng kích ứng da thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này do đâu và cần làm gì để khắc phục? Bài viết dưới đây Vietmec sẽ giúp bạn giải đáp những vấn này.

Định nghĩa

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện ồ ạt, lan rộng khắp hai bên má, trán và cằm. Tình trạng này không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng. Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt như:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc sẩn ngứa, có kích thước nhỏ và hình dáng không đa dạng
  • Vùng da bị tổn thương thường khô ráp, sần sùi, phân biệt rõ với những vùng da xung quanh.
  • Da mặt nóng rát, có cảm giác châm chích hoặc ngứa dữ dội
  • Mặt có thể bị sưng đỏ lên
  • Một số trường hợp, người bệnh còn bị sưng, phù nề ở hốc mắt, môi, tai.

Nguyên nhân

Nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là triệu chứng liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa và dị ứng hoặc các kích ứng tác động từ bên ngoài môi trường. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh chủ động tìm được cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân gây mẩn ngứa thường gặp nhất:

1. Dị ứng thời tiết

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể do bạn bị dị ứng thời tiết. Thời tiết thay đổi thường gây ra khá nhiều tác động đến làn da. Tuy nhiên tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.

Người bị dị ứng thời tiết xuất hiện các triệu chứng như: Da khô ngứa, nứt nẻ, bong trong khi tiếp xúc với không khí lạnh; da nổi mẩn đỏ, ngứa rát, sần sùi khi tiếp xúc với không khí nóng.

2. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là tình trạng kích ứng da có thể gây mẩn ngứa ở mặt với những đặc điểm chính như: Da nổi mẩn đỏ, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành mảng, sần ngứa, mặt có thể hơi sưng lên, ngứa ngáy khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt như: Thực phẩm, thời tiết, vệ sinh da, côn trùng đốt,… Mề đay nổi trên mặt thường tự biến mất sau vài ngày đến vài tuần, nhưng đồng thời cũng rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm.

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sản phẩm chăm sóc da, các chất tẩy rửa, thực phẩm, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật,… Tình trạng này chỉ xảy ra khi da mặt tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng.

Bệnh thường gây ra tổn thương da như: phát ban, mẩn đỏ ngay tại vùng da tiếp xúc với nguồn kích ứng. Sau vài giờ, trên bề mặt da sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ li ti. Ngoài ra, tổn thương da còn gây ngứa ngáy và đau rát nhẹ.

4. Viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt cũng là một trong những nguyên khiến mặt nổi mẩn đỏ ngứa ngáy kèm theo triệu chứng nóng rát, có bã nhờn trên da. Nguyên nhân gây viêm da tiết bã được cho là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát do liên quan đến yếu tố di truyền và hormone.

5. Dị ứng mỹ phẩm

Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chứa quá nhiều chì, xà phòng, dầu khoáng, paraben, corticoid có thể là nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ. Nếu sử dụng thường xuyên trên da các sản phẩm này sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da suy yếu, bị bào mòn, mất sức đề kháng nên dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy.

6. Vệ sinh da kém

So với những vùng da khác trên cơ thể thì cấu trúc da mặt mỏng và nhạy cảm hơn. Do vậy, nếu vệ sinh da mặt kém, bụi bẩn và mồ hôi bít tắc trong lỗ chân lông có thể khiến da bị kích ứng, bùng phát triệu chứng ửng đỏ, mẩn ngứa, khô nứt,…

7. Nguyên nhân khác

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý tiềm ẩn khác bên trong cơ thể hoặc do yếu tố khác như:

  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lý
  • Sốt phát ban
  • Hội chứng Cushing
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Chăm sóc tại nhà

Tùy vào mức độ mặt nổi mẩn đỏ ngứa mà có những biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu tình trạng mẩn ngứa ở mặt thuộc mức độ nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và phục hồi da đơn giản tại nhà như:

  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh da: Khi gặp phải tình trạng da mặt khô ngứa, nổi mẩn đỏ chị em nên tạm ngưng sử dụng sản phẩm mỹ phẩm và thay bằng nước muối sinh lý để làm sạch da hàng ngày. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt, giảm thiểu mẩn đỏ, ngứa rát trên da. Nên sử dụng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đắp mặt nạ phục hồi da bằng dưa leo: Chuẩn bị 1 quả dưa leo, rửa sạch và thái lát mỏng theo chiều ngang, đắp từng lát lên da mặt, giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm.
  • Dùng mặt nạ yến mạch chữa mẩn ngứa ở mặt: Trộn 1-2 thìa yến mạch cùng mật ong và sữa chua. Vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng khăn sạch lau ráo nước. Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vùng da mặt nổi mẩn đỏ ngứa. Nằm thư giãn khoảng 15 phút để dưỡng chất ngấm vào da, rửa sạch lại với nước ấm.
  • Chữa mẩn ngứa ở mặt bằng sữa chua không đường và mật ong, tinh bột nghệ: Trộn đều 2 muỗng sữa chua không đường với 1 muỗng mật ong và 1 muỗng tinh bột nghệ. Sau khi rửa mặt sạch sẽ thì rồi bôi đều hỗn hợp lên mặt. Đắp mặt nạ trong khoảng 15 phút, rửa lại mặt bằng nước ấm.
  • Xông hơi thải độc cho da mặt với nước lá bạc hà: Lấy 1 nắm lá bạc hà đủ dùng, rửa sạch và đun sôi cùng 600ml nước. Đổ nước ra chậu (hoặc để nguyên trong nồi) và áp mặt vào xông cho đến khi nước nguội. Có thể dùng nước bạc hà đã nguội rửa mặt giúp giảm ngứa, kháng viêm rất tốt.

Câu hỏi thường gặp

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến, chủ yếu gặp ở nữ giới. Với những trường hợp nổi mẩn ngứa ở mặt mức độ nhẹ, tổn thương da mặt có tự thể thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, ở những người có làn da nhạy cảm và mức độ mẩn ngứa nặng có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, để lại thâm sẹo trên mặt. Ngoài ra, nếu thường xuyên gãi, cào lên da có thể khiến da xuất hiện vết thương hở, chảy máu, trầy xước làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ nếu không điều trị đúng cách, để tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng. Bội nhiễm da thường gây ra những tổn thương da khó lành và khó điều trị, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và tâm lý của người bệnh.

Thông thường, các triệu chứng mẩn ngứa ở mặt sẽ thuyên giảm sau 2-5 ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa người bệnh, mức độ viêm nhiễm, chế độ chăm sóc và điều trị da mà thời gian khỏi khác nhau. Trường hợp không chú ý chăm sóc, bảo vệ da thì có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn.

Điều trị

Trong trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn một số loại thuốc điều trị mẩn ngứa ở mặt sau:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: Thường được sử dụng khi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt bị bội nhiễm, gây nhiễm khuẩn, viêm sưng nặng nề. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các phản ứng viêm nhiễm, dị ứng trên da. Tuy nhiên người bệnh nên hạn chế sử dụng loại thuốc này vì thành phần corticoid trong thuốc có thể làm mỏng da, bào mòn da.
  • Thuốc kháng histamin nhóm H1: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế phản ứng tiết histamin từ đó làm giảm triệu chứng ngứa trên da. Một số loại thuốc kháng histamin phổ biến: Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin maleat, hydroxyzin hydroclorid, Gentrisone,…
  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cho da, phục hồi da tổn thương với chiết xuất thành phần lành tính. Một số sản phẩm kem dưỡng ẩm phục hồi da như: Eucerin Ato Control, Murad Revitalixir Recovery Serum, Swissline Force Vitale Aqua,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Loại thuốc này được kê đơn trong trường hợp cơ thể người bệnh không có đáp ứng với những loại thuốc trên. Các loại thuốc ức chế miễn dịch phổ biến hiện nay như: Cycylosprorine, Tacrolimus, Mycophenolate,… Người bệnh lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này nếu chưa có kê đơn từ bác sĩ vì chúng có chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho hệ miễn dịch.
  • Thuốc sát trùng, chống viêm nhiễm ngoài da: Thường được chỉ định để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm kích ứng da ví dụ như: Oxy già, Cồn (ethanol),  Các chế phẩm chứa iod,…

Ưu điểm của điều trị bằng thuốc Tây là mang lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc thêm/bớt liều dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh phản tác dụng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng ngừa

Quy trình chăm sóc da tốt là yếu tố góp phần quan trọng để việc điều trị mặt nổi mẩn đỏ ngứa đạt hiệu quả. Do vậy, người bệnh cần kết hợp đầy đủ giữa điều trị bệnh và thực hiện biện pháp chăm sóc, phòng ngừa mẩn ngứa trên da. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc da:

  • Uống đủ nước: Nước là một phần thiết yếu, không thể thiếu để có làn da khỏe đẹp. Uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày giúp bổ sung độ ẩm cho da, giảm bớt tình trạng khô ngứa, mẩn đỏ.
  • Bổ sung nhiều lương thực, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3 có lợi cho cơ thể như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng,…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng: Tập thể dục thể thao, làm sạch da mặt thường xuyên, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh thức khuya,…
  • Không sử dụng sản phẩm tẩy rửa nồng độ mạnh bởi dễ làm da chịu tổn thương nặng hơn.
  • Không dùng tay sờ, gãi hay cào lên da mặt khi da đang bị khô ngứa, mẩn đỏ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về các sản phẩm an tàn cho da kích ứng trước khi dùng.
  • Những trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm thì người bệnh cần ngưng dung nạp loại thực phẩm đó ngay lập tức.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định, tránh để tâm lý căng thẳng, stress quá mức.

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Đa phần các trường hợp mặt nổi mẩn đỏ ngứa thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, có thể tự thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng là dấu hiệu bệnh lý da liễu mãn tính hoặc bệnh lý khác trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị hồng ban nút nên ăn và nên kiêng những thực phẩm sau:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích.
  • Thực phẩm chứa quercetin: Táo, anh đào, việt quất, cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh.
  • Thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua, súp miso, kim chi, cải chua, dưa chuột lên men.
  • Trái cây tươi: Bơ, nho, quả sơ ri.
  • Trà xanh, nấm, gia vị chống viêm (ớt chuông, ớt sừng, nghệ).

Nên kiêng:

  • Đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn: Thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, phô mai que, xiên que, thịt xông khói, dăm bông, pate, xúc xích.
  • Đồ uống nhiều đường, có gas: Nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, soda.
  • Chất béo bão hòa: Mỡ động vật, bơ thực vật.
  • Carbs tinh chế: Bánh quy, bánh mì trắng, gạo trắng.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android