Bảng Phân Độ Xuất Huyết Tiêu Hóa Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết

Bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa là bảng biểu thị đầy đủ các chỉ số sức khỏe phù hợp với từng mức độ xuất huyết khác nhau, thông qua bảng này bác sĩ có thể xác định được chính xác mức độ xuất huyết mà người bệnh đang mắc phải. Việc xác định chính xác mức độ xuất huyết có hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ trong việc lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể, giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng chảy máu và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa cùng với những thông tin cần biết về bệnh thì bạn hãy cùng Vietmec theo dõi bài viết bên dưới đây.

Xuất huyết tiêu hóa và một dạng cấp cứu chuyên khoa cần được xử lý sớm để tránh đe dọa đến tính mạng
Xuất huyết tiêu hóa và một dạng cấp cứu chuyên khoa cần được xử lý sớm để tránh đe dọa đến tính mạng

Thông tin cần biết về bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong đường tiêu hóa, lúc này máu sẽ đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua việc đi đại tiện hoặc nôn. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, xuất huyết tiêu hóa thường là biến chứng của các bệnh lý mãn tính tại đường tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu nội ngoại khoa xảy ra khá phổ biến và có độ nguy hiểm cao, nếu để tình trạng chảy máu diễn ra kéo dài và không tiến hành can thiệp kịp thời sẽ gây sốc do mất máu nghiêm trọng và đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Ống tiêu hóa diễn ra kéo dài từ miệng cho đến hậu môn, xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa. Y học hiện đại đã chia bệnh lý này thành 2 dạng cơ bản dựa vào vị trí bị xuất huyết. Cụ thể là:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên (xảy ra trên dây chằng Treiz): Chảy máu có liên quan đến các bệnh lý tại thực quản, dạ dày và tá tràng như loét thực quản, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dạ dày, polyp dạ dày, loạn sản mạch máu,….
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới (xảy ra dưới dây chằng Triez): Chảy máu có liên quan đến các bệnh lý tại ruột non và đại trực tràng như u ruột non, viêm ruột hoại tử, bệnh Crohn, viêm đại tràng, lỵ amip, polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ,…

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa mà người bệnh cần lưu ý là suy giảm tiểu cầu, mắc bệnh sốt xuất huyết, suy gan hoặc bệnh Hemophilia, cơ thể bị thiếu vitamin k, dùng thuốc chống đông máu,…

Triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa

Triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa được chia thành hai nhóm cơ bản là triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng là nhóm triệu chứng có thể dễ dàng phát hiện thông qua việc quan sát, còn đối với nhóm triệu chứng cận lâm sàng thì bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm chuyên khoa. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa bạn có thể tham khảo:

Triệu chứng lâm sàng

Khi bi xuất huyết tiêu hóa bạn sẽ phải đối mặt với triệu chứng nôn ra máu, đây là dấu hiệu điển hình của bệnh
Khi bi xuất huyết tiêu hóa bạn sẽ phải đối mặt với triệu chứng nôn ra máu, đây là dấu hiệu điển hình của bệnh

+ Nôn ra máu: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh xuất huyết tiêu hóa. Màu sắc máu khi nôn có thể là màu đen, đỏ tươi, vón cục hoặc lẫn thức ăn. Dựa vào màu sắc máu, bác sĩ có thể phân biệt bệnh xuất huyết tiêu hóa trên với xuất huyết tiêu hóa dưới. Nếu bị nôn ra máu tươi nghĩa là bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa với mức độ nặng. Số lượng máu đào thải ra ngoài khi nôn cũng phản ánh lên được mức độ chảy máu đang diễn ra tại ống tiêu hóa. Cần chẩn đoán phân biệt tình trạng nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa với:

  • Ho ra máu: Máu được đào thải ra ngoài mỗi khi người bệnh ho với màu đỏ tươi lẫn bọt, máu xuất hiện rải rác nhiều lần trong ngày.
  • Chảy máu cam: Máu có màu đỏ tươi và đi ra ngoài bằng đường mũi hoặc khạc bằng mồm. Nếu người bệnh nuốt máu sẽ gây ra tình trạng nôn ra máu cục
  • Ăn tiết canh hoặc ăn uống các loại thực phẩm có máu giống máu tươi.

+ Đi ngoài phân đen: Khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường đi ra ngoài phân đen và sệt trông như bã cà phê kèm theo mùi hôi rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do máu lẫn trong thức ăn đi qua các cơ quan tiêu hóa khiến chúng bị mất đi tính chất ban đầu. Số lượng máu lẫn trong phân nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ chảy máu. Trường hợp chảy máu nhiều thì phân sẽ lỏng và lẫn máu đỏ tươi, trường hợp chảy máu ít thì phân vẫn thành khuôn. Cần phân biệt triệu chứng đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa với:

  • Đi ngoài phân có lẫn máu đen do uống thuốc bismuth, thuốc sắt,…
  • Đi ngoài phân có lẫn máu đỏ do uống thuốc rifamicine.

+ Mất máu cấp: Chảy máu nếu diễn ra kéo dài hoặc chảy máu với mức độ nghiêm trọng sẽ khiến cơ thể bị hao hụt lượng máu lớn và gây thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng toàn thân của tình trạng thiếu máu cấp, đồng thời các triệu chứng này cũng sẽ có sự khác nhau dựa vào mức độ nặng nhẹ. Cụ thể là:

  • Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi
  • Tay chân lạnh, ngất xỉu, co giật
  • Tim đập nhanh, huyết áp giảm thấp dưới 90mmHG
  • Nước tiểu ít hoặc vô tiểu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Biểu Hiện Của Xuất Huyết Dạ Dày? Các Phương Pháp Điều Trị Kịp Thời

Triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm công thức máu giúp bác sĩ có thể xác định các triệu chứng cận lâm sàng của bệnh xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh
Xét nghiệm công thức máu giúp bác sĩ có thể xác định các triệu chứng cận lâm sàng của bệnh xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân

Khi nghi ngờ bản thân bị xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm y khoa để đánh giá các triệu chứng cận lâm sàng. Nếu bị xuất huyết tiêu hóa thì người bệnh sẽ có các triệu chứng cận lâm sàng sau đây:

  • Xét nghiệm công thức máu: Hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit giảm thấp so với mức trung bình. Các chỉ số trên giảm càng nhiều thì tình trạng mất máu bên trong cơ thể diễn ra càng nghiêm trọng.
  • Làm sinh hóa máu: Hàm lượng ure trong máu tăng cao so với bình thường. Mức độ mất máu sẽ tỷ lệ thuận với hàm lượng ure trong máu.

LƯU Ý: Các Biểu Hiện Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Em Gồm Những Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Chẩn đoán bệnh và bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa

Việc chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ có thể xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, mức độ bệnh trạng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể, giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn chẩn đoán bệnh và bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa bạn có thể tham khảo:

1/ Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định bệnh xuất huyết tiêu hóa cần dựa trên triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định thông qua các yếu tố sau đây:

  • Kiểm tra dịch tễ
  • Hỏi người bệnh về các triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh như tiền sử ăn uống, các loại thuốc đang sử dụng, bệnh sử, tính chất phân và nôn,…
  • Yêu cầu người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, sinh hóa máu, nội soi,…
  • Quan sát kỹ tính chất phân với những trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa chỉ có triệu chứng đi ngoài ra phân.

Ngoài ra, người bệnh còn được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh như xét nghiệm chức năng gan, chụp đường mật, siêu âm gan mật, chụp x-quang dạ dày, nội soi dạ dày – thực quản – tá tràng,…

2/ Chẩn đoán mức độ xuất huyết

Chẩn đoán mức độ xuất huyết cần dựa vào triệu chứng toàn thân, tính chất phân – dịch nôn, chỉ số mạch đập, chỉ số huyết áp, khối lượng máu mất đi, công thức máu,… Bác sĩ sẽ xác định mức độ xuất huyết thông qua bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa. Cụ thể là:

XEM CHI TIẾT: Tìm Hiểu Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Theo Từng Mức Độ

Hình ảnh bảng phân chia mức độ xuất huyết tiêu hóa
Hình ảnh bảng phân chia các mức độ của bệnh xuất huyết tiêu hóa

+ Trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng

  • Lượng máu mất: trên 30% thể tích máu (tương đương >1500ml).
  • Triệu chứng toàn thân: giảm tuần hoàn máu đến các cơ quan trung ương (tim, não, thận) và không còn khả năng chịu đựng mất máu. Bị rối loạn chuyển hóa, rối loạn tri giác, tay chân lạnh, da xanh xao, khát nước, tiểu ít hoặc vô niệu,…
  • Mạch quay: trên 120 lần/ phút
  • Huyết áp tâm thu: dưới 80 mmHg
  • Xét nghiệm máu có kết quả: hồng cầu dưới 2 triệu/ mm3, huyết sắc tố dưới 40 g/l và hematocrit dưới 20%.

+ Trường hợp xuất huyết tiêu hóa vừa

  • Lượng máu mất: Khoảng 20 – 30% (500 – 1500ml)
  • Triệu chứng toàn thân: giảm tuần hoàn máu đến các cơ quan trung ương, còn khả năng chịu đựng mất máu. Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, tiểu ít, vã mồ hôi.
  • Mạch quay: từ 100 – 120 lần/ phút.
  • Huyết áp tâm thu: từ 80 – 90 mmHg
  • Xét nghiệm máu có kết quả: hồng cầu từ 2 – 3 triệu/mm3, huyết sắc tố từ 40 – 60 g/l và hematocrit từ 20 – 30%.

+ Trường hợp xuất huyết tiêu hóa nhẹ

  • Lượng máu mất: dưới 10% thể tích máu (<200ml)
  • Triệu chứng toàn thân: Giảm tuần hoàn máu đến các cơ quan ngoại biên (da, cơ,…), mệt mỏi nhưng vẫn tỉnh táo
  • Mạch quay: từ 90 – 100 lần/phút.
  • Huyết áp tâm thu: trên 90 mmHg
  • Xét nghiệm máu có kết quả: hồng cầu trên 3 triệu/mm3, huyết sắc tố trên 60 g/l và hematocrit trên 30%

3/ Chẩn đoán nguyên nhân

THAM KHẢO: Chế Độ Ăn Cho Ngừi Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa Từ Chuyên Gia

Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu khỏi lòng mạch do một số tổn thương tại mạch máu
Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu khỏi lòng mạch do một số tổn thương tại mạch máu

Thực hiện chẩn đoán nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị bệnh diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời người bệnh cũng có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa được chia thành 2 nhóm chính, cụ thể là:

  • Do tổn thương ở hệ tiêu hóa: Thường gặp là do các bệnh lý tại thực quản, dạ dày hoặc đường mật. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tổn thương trong vòm họng (miệng, lợi) hoặc hội chứng Mallory – Weiss
  • Biểu hiện của các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa: Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không chứa steroid, bị viêm thành mạch dị ứng, stress nặng hoặc mắc các bệnh lý về máu

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh lý cũng như mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện hồi sức cho người bệnh bằng cách cấp cứu cơ bản, hồi phục thể tích chống sốc và truyền máu. Sau khi tình trạng sức khỏe của người bệnh đã dần ổn định bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cầm máu. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ kết hợp giải quyết nguyên nhân gây bệnh đối với trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, polyp dạ dày hoặc đại tràng, ung thư,…

Trên đây là những thông tin cần biết về xuất huyết tiêu hóa và bảng phân độ xuất huyết tiêu hóa mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Xuất huyết tiêu hóa là một dạng cấp cứu nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Đồng thời, bệnh lý này vẫn có thể tái phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học sau điều trị kiểm soát bệnh.

BÀI HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android