Viêm Khớp Cấp Ở Trẻ Em

Tổng quan

Nhiều người nghĩ rằng viêm khớp cấp ở trẻ em khó xảy ra nhưng thực tế lại có không ít trẻ nhỏ mắc phải chứng bệnh này. Đáng chú ý hơn cả là bệnh có thể xuất hiện ở cả những trẻ khi mới chỉ 2 - 3 tuổi. Khi đó, phụ huynh nếu không phát hiện sớm và có cách chữa trị thích hợp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con trẻ.

Định nghĩa

Viêm khớp cấp là một dạng của bệnh viêm xương khớp, chúng khởi phát đột ngột và cũng có diễn biến khá nhanh chóng. Thông thường, bệnh xương khớp sẽ xuất hiện chủ yếu ở những người ngoài tuổi 40, nhưng cho tới thời điểm hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 17 tuổi mắc viêm khớp cấp đang ngày càng gia tăng nhanh. Trong đó, viêm khớp cấp ở trẻ em được thống kê có số lượng ca mắc là các bé gái cao hơn so với bé trai.

Chứng viêm khớp cấp ở trẻ nhỏ sẽ không thể tự khỏi hay thuyên giảm. Nếu chúng ta không có biện pháp điều trị cho trẻ tích cực sẽ khiến bệnh chuyển nặng nhanh chóng. Khi đã sang giai đoạn nghiêm trọng, trẻ sẽ phải đối mặt với không ít tình trạng viêm khớp nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể gồm:

  • Thể viêm ít khớp: Viêm khớp có thể xảy ra tại 5 khớp hoặc dưới 5 khớp. Trong đó thường gặp nhất là tại viêm đau khớp gối, khuỷu tay, cổ tay. Dựa vào thống kê của các cơ quan y tế, có tới khoảng 50% trẻ nhỏ mắc viêm khớp cấp ở dạng này và chủ yếu ở nhóm bé gái.
  • Viêm đa khớp: Là tình trạng nhiều khớp bị viêm cùng lúc, thường là trên 5 khớp. Tỷ lệ trẻ mắc tình trạng này thường từ 30 - 40%.
  • Viêm khớp toàn thân: Trẻ bị viêm nhiều khớp trên cơ thể và chiếm tới 15% tổng số các ca viêm khớp cấp ở trẻ, xảy ra ở cả bé trai cũng như bé gái. Đây là loại viêm khớp vô cùng nguy hiểm, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng khá tiêu cực tại gan, tim,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Viêm khớp cấp ở trẻ em có thể khởi phát theo từng đợt hoặc kéo dài trong thời gian liên tục. Chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng cơ bản gồm:

  • Đau nhức: Bé có các dấu hiệu đau khớp vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Thường sẽ là đau tại đầu gối, cổ chân, khớp hông.
  • Sưng tấy: Những bị trí viêm khớp thường có thêm triệu chứng nóng ran, sưng tấy, khi sờ vào thấy hơi mềm. Chủ yếu sẽ tập trung tại khớp khuỷu tay, khớp gối.
  • Bé bị cứng khớp: Trẻ sẽ có tình trạng đi khập khiễng, không thể duỗi thẳng chân, khó vận động do các khớp bị căng cứng. Do đó, nếu bạn thấy con đi cà nhắc, khớp không duỗi được cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
  • Sốt cao: Ngoài dấu hiệu viêm đau khớp, bé thường sẽ có thêm dấu hiệu sốt cao. Nguyên do là bởi viêm kéo dài khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, cơn sốt thường sẽ kéo dài vài tuần liên tục cho tới khi bé dứt đợt viêm khớp cấp.
  • Bị phát ban: Đây cũng là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em. Lúc đầu trẻ sẽ xuất hiện những mảng mẩn đỏ nhỏ li ti tại vùng bụng, ngực, tay, chân. Có không ít phụ huynh nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh mề đay. Vì vậy cần quan sát thêm các dấu hiệu khác của con để phán đoán bệnh chuẩn nhất.
  • Mệt mỏi, mất ngủ: Bé có các dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng,...
  • Chán ăn: Khi bị viêm khớp, các con sẽ rất dễ chán ăn, ăn uống không ngon miệng làm cân nặng sụt giảm nhanh chóng, thậm chí là chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Cùng với đó, các bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, gây suy giảm miễn dịch và rối loạn tăng trưởng.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm khớp cấp ở trẻ nhỏ, trong đó những yếu tố phổ biến nhất chúng ta cần quan tâm gồm:

  • Do các chấn thương: Trẻ nhỏ thường khá hiếu động, hay chạy nhảy dẫn tới các va chạm mạnh. Nếu không may bé bị ngã và chấn thương ở các khớp, khớp tổn thương nhưng không được chữa trị kịp thời, sau một thời gian sẽ hình thành nên viêm khớp cấp.
  • Bị thừa cân, béo phì: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm khớp cấp ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ yếu tố cân nặng. Khi tỷ trọng cân nặng vượt quá mức sẽ tạo ra khá nhiều áp lực lên hệ thống khung xương, đặc biệt là tại các khớp. Khi đó, bệnh viêm khớp dễ dàng hình thành và kéo theo nhiều bệnh lý khác.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng, những trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ mắc viêm khớp sẽ dễ bị di truyền hơn so với trẻ khác. Bởi lúc trẻ sinh ra sẽ di truyền những kháng nguyên từ mẹ, bố hoặc có thể là cả hai.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch vẫn còn kém, rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương các khớp. Khi đó, trẻ khó có thể tránh khỏi bệnh viêm khớp cấp.
  • Chế độ ăn uống: Dinh dưỡng bổ sung hàng ngày bị thiếu, bé thường ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: Gà rán, khoai chiên, xúc xích, bim bim, các loại nước có ga. Đây đều là những tác nhân khiến bé tăng nguy cơ mắc bệnh.

Biến chứng

Viêm khớp cấp ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi cha mẹ không phát hiện sớm và cho con đi chữa trị kịp thời. Lúc này, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các hậu quả gồm:

  • Suy giảm chức năng vận động: Trẻ khi mắc viêm khớp cấp sẽ gặp phải các biểu hiện đau khớp, tê cứng khớp. Điều này làm bé khó khăn khi vận động, lười vận động, mất dần khả năng cầm hoặc nắm đồ vật. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi.
  • Bị teo cơ và biến dạng khớp: Những biến chứng này rất dễ gặp khi bé bị viêm khớp nặng. Các hoạt động của khớp giảm dần chức năng, gây ra chứng teo cơ, dính khớp. Đặc biệt trong giai đoạn cuối của viêm khớp, các bé có nguy cơ bị bại liệt hoàn toàn.
  • Biến chứng tim mạch: Viêm khớp có khả năng gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác, gây tổn thương tim, đặc biệt là phần van tim.

Phòng ngừa

Bệnh viêm khớp ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, do đó, phụ huynh nên cùng con áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày theo độ tuổi. Bởi nước tham gia vào quá trình hình thành sụn khớp, thiếu nước làm sụn khớp bị yếu và gây ra nhiều bệnh lý về xương, bao gồm cả viêm khớp cấp.
  • Chú ý tới chế độ dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vitamin D cùng các dưỡng chất quan trọng khác. Tránh cho trẻ dùng nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể dục, thể thao: Trẻ nên tập thể dục, thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp cho xương khớp luôn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng hệ miễn dịch khớp và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý: Cân nặng có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe của xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể. Do đó, phụ huynh lưu ý giúp trẻ kiểm soát cân nặng luôn ở mức hợp lý để đảm bảo tốt nhất.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Đa số phụ huynh hiện nay đều lựa chọn Tây y để điều trị bệnh cho con. Theo đó, bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em có thể dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Sử dụng thuốc:

Trẻ khi mắc viêm khớp cấp sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc nhằm trị viêm khớp, giảm đau gồm:

  • Thuốc kháng viêm NSAID: Naproxen, Ibuprofen,... giúp giảm sưng đau, kháng viêm ở các khớp đang bị tổn thương.
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Ức chế cũng như làm chậm quá trình viêm khớp, ngăn bệnh tiến triển lan rộng.
  • Thuốc chống viêm Sulfasalazin, Methotrexate: Có tác dụng trị viêm và ngăn chặn sự phát triển của viêm khớp.
  • Thuốc sinh học Abatacept, Anakinra: Được sử dụng với mục đích làm dịu tình trạng sưng đau, giảm viêm ở vị trí khớp bị viêm.
  • Thuốc Corticosteroid: Chỉ định cho các bé đã bị viêm khớp nặng, nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc Tây là giải pháp giúp trị dứt điểm viêm khớp cấp ở trẻ em. Nhưng đồng thời chúng cũng có nhược điểm đó là nhiều tác dụng phụ. Thậm chí còn có nguy cơ gây ra kháng thuốc, nghiện thuốc khi bé dùng lâu dài. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phụ huynh cần cho con dùng thuốc theo đúng những hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa cho con tại nhà.

Vật lý trị liệu:

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể kết hợp cùng với những biện pháp chữa trị khác để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế các tác dụng phụ từ thuốc cũng như ngăn chặn biến chứng. Có những cách thực hiện chi tiết như sau:

  • Chườm lạnh: Nguồn nhiệt thấp có thể làm tê những dây thần kinh ở quanh khớp và giúp giảm sưng đỏ, đau nhức khá tốt. Cách chườm lạnh tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần dùng túi chườm lạnh và áp vùng vùng khớp bị viêm, giữ trong vài phút sẽ giúp con giảm cơn đau.
  • Chườm nóng: Nguồn nhiệt cao khi chườm nóng có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Qua đó giảm nhanh triệu chứng sưng, đau và hỗ trợ khớp phục hồi tốt hơn. Chúng ta có thể dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh và cho nước nóng vào để chườm.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Kỹ thuật này được thực hiện bởi các chuyên viên trị liệu, tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm hiệu quả biểu hiện cứng xương khớp. Phụ huynh nên đưa con tới những trung tâm Đông y để được áp dụng đúng phương pháp.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho những ca bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em đã chuyển nghiêm trọng, các cách điều trị khác không mang tới tác dụng. Mục đích chính của ca mổ là loại bỏ vùng viêm cũng như điều chỉnh khớp, khôi phục phần khớp đã bị tổn thương hoặc cũng có thể là thay thế khớp.

Các kỹ thuật mổ được y học áp dụng hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật nội soi: Chỉ định cho phần khớp khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, khớp hông để loại bỏ phần khớp viêm.
  • Sửa chữa gân: Những vùng gân ở xung quanh khớp viêm có thể bị vỡ, lỏng. Việc phẫu thuật sẽ giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng này.
  • Chỉnh trục: Được thực hiện với mục đích giải quyết các tổn thương và ổn định lại hệ thống xương khớp bị sai lệch cho trẻ.
  • Mổ thay thế toàn bộ: Đây là cách can thiệp ngoại khoa được thực hiện trong trường hợp xấu nhất. Khi xương khớp của bé bị tổn thương, viêm nhiễm quá nặng không còn khả năng khắc phục, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ chèn, thay thế bằng khớp giả để không phát sinh hoại tử.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bé bị mắc viêm khớp cấp sẽ cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để chữa trị nhằm bảo vệ xương khớp một cách tốt nhất. Theo đó, chúng ta có những cách như sau:

Chữa viêm khớp cấp cho trẻ tại nhà

Hiện nay dân gian ta vẫn lưu truyền rất nhiều mẹo chữa viêm khớp cấp. Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng các cách dưới đây để hỗ trợ chữa trị tại nhà cho con.

  • Lá ngải cứu: Ngải cứu chuẩn bị một nắm đem rửa sạch, cắt thành các khúc nhỏ rồi cho lên chảo và rang cùng với muối. Tiếp đó bạn lấy vải sạch bọc ngải cứu rồi chườm lên chỗ khớp bị đau cho con.
  • Lá lốt: Dùng một lượng lá lốt vừa đủ đã rửa sạch, mang đi nấu nước uống để cho con dùng mỗi ngày 2 - 3 lần sẽ giảm các cơn đau và sưng tại khớp. Bên cạnh đó, có thể dùng nước lá lốt ngâm chân khi bé bị viêm khớp ngón chân.

Phụ huynh lưu ý thêm, cách làm trên đây chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng, không thể trị bệnh dứt điểm. Do đó, việc thăm khám chuyên khoa vẫn rất cần thiết và tuân theo đúng chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android