Bị Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối Phải Làm Gì

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối là tình trạng thường gặp ở hầu hết chị em do em bé ngày càng lớn và gây áp lực lên cho vùng thắt lưng, cột sống. Bà bầu nên thay đổi tư thế ngủ, luyện tập yoga, nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với các biện pháp giảm đau bên ngoài để giảm nhẹ mức độ cơn đau và phòng tránh các ảnh hưởng không tốt lên cả mẹ cùng thai nhi. 

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối do nguyên nhân nào?

Tỷ lệ phụ nữ bị đau lưng thường cao hơn nam giới rất nhiều đối với mọi lứa tuổi. Đặc biệt phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu thường gặp phải những cơn đau nhức, ê ẩm lưng trong suốt cả thai kỳ. Càng về những tháng cuối, bụng mẹ to dần đồng nghĩa với việc cơn đau cũng trầm trọng hơn.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối là tình trạng gặp ở hầu hết chị em phụ nữ

Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, khả năng vận động sinh hoạt thường ngày cũng như chất lượng cuộc sống của từng người. Chẳng hạn cúi người, xách đồ hay cả lúc nằm mẹ cũng thấy lưng ê ẩm rất khó chịu. Tình trạng này nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người phụ nữ khi mang thai.

Bà bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối có thể liên quan đến các nguyên nhân sau đây

Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể

Đây chính là nguyên nhân khiến hầu hết những phụ nữ trong thai kỳ đều bị đau lưng. Hormone relaxin được tiết ra khi mang thai nhằm làm giãn nở vùng xương chậu để chuẩn bị cho việc sinh thường, tình trạng này sẽ làm giảm sự liên kết giữa các khớp khiến nó trở nên lỏng lẻo hơn và dễ bị đau lưng hơn. Ngoài ra các hormone này cũng làm cho các cơ và dây chằng ở vùng chậu yếu đi dẫn tới những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Tăng cân

Trong giai đoạn mang thai, việc mẹ lên cân là điều không tránh khỏi. Cột sống và thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ phần thân trên đổ dồn xuống dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng. Đặc biệt ở những người trước đó gầy và trong quá trình mang thai nếu hơn 15 – 20 ký sẽ đi lại rất nặng nề.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Tăng cân quá nhiều khiến cột sống và thắt lưng của mẹ thêm nhiều áp lực

Thay đổi tư thế

Tử cung lớn dần sẽ có xu hướng kéo cột sống cong về phía trước để nâng đỡ và giữ thăng bằng, điều này sẽ làm cơ thể bị thay đổi trọng tâm, cột sống bị thay đổi độ cong tự nhiên và dẫn đến những cơn đau nhức, tình trạng này có thể kéo dài sau thời kỳ sinh nở.

Ngoài ra một số bà bầu có xu hướng hay chống tay ngả người ra phía sau khi ngồi xuống hay chống tay ra phía sau để giữ thăng bằng cũng góp phần ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của cột sống.

Cơ bụng suy yếu

Khi mang thai cơ bụng có phần yếu đi, khả năng chịu đựng sức ép của cơ thể khi nằm sấp hay co người lại không còn hoạt động hiệu quả. Tử cung phát triển kích thước khiến khả năng co dãn của bụng giảm dần làm cho lưng bị chèn ép và đau nhức.

Vị trí của thai nhi

Ở những tháng cuối thai nhi sẽ đạt cân nặng lớn nhất khiến tử cung to dần làm tăng sức ép  lưng và thắt lưng của mẹ. Nếu lúc này thai nhi nằm quay lưng ngược lại so với mẹ ( lưng của bé hướng ra phía trước bụng của mẹ) thì cơn đau lưng của mẹ sẽ nghiêm trọng hơn.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Vị trí của thai nhi cũng liên quan đến tình trạng đau lưng của mẹ

Mẹ bầu đau lưng do tâm lý

Tâm trạng của mẹ bầu có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, trong đó việc mẹ bầu thường xuyên lo lắng, buồn phiền, mất ngủ và suy nghĩ quá mức cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau lưng. Stress sẽ gây  căng cơ, gây đau và co thắt không chỉ ở lưng mà vùng cổ, vai của bà bầu cũng gặp tình trạng này.

Động thai

Động thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai nhiều hơn, tuy nhiên trong vài trường hợp nó vẫn có thể xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ với mức độ nghiêm trọng hơn nên bạn cũng không nên chủ quan. Nguyên nhân gây động thai ở những tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ bị té ngã, chấn thương nhẹ, lao động nặng hay stress.

Một vài triệu chứng động thai điển hình như đau bụng, đau thắt lưng, xuất hiện huyết âm đạo, dịch âm đạo bất thường. Vì vậy nếu phát hiện thấy các dấu hiệu này cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối nên làm gì?

Thực tế thì hầu hết bà bầu đều bị các cơn đau lưng khá nghiêm trọng, tình trạng này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu không có hướng điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của các chị em. Bà bầu bị đau lưng thường khó ngủ, đêm nằm trằn trọc, ngày đi lại khó khăn khiến tinh thần bức bối, dễ cáu gắt. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó bà bầu cũng là một đối tượng đặc biệt, không thể áp dụng các cách giảm đau như bình thường vì nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây nguy hiểm ngược lại cho thai nhi. Bà bầu cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để cải thiện cơn đau đúng cách và hiệu quả chứ không thể chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các phương pháp giảm đau tại chỗ.

Thay đổi tư thế nằm nghỉ

Các bà bầu thường gặp phải một số vấn đề trong việc lựa chọn tư thế nằm ngủ, đặc biệt ở những người mang thai lần đầu. Cả đêm mẹ cứ thao thức trằn trọc, lăn qua bên này bên kia mãi mà vẫn không ngủ được vì sợ đau lưng và cũng sợ nằm không cẩn thận có thể ảnh hưởng xấu đến con.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu nên dùng gối chữ u để dễ ngủ, giảm đau lưng

Theo các chuyên gia, bà bầu muốn giảm và ngăn chặn tình trạng đau lưng thì nên luyện tập cách nằm ngủ thẳng lưng, tránh tình trạng co quắp. Mẹ bầu có thể nằm ngủ kê đầu và kê thêm gối dưới đầu gối sẽ giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn, hạn chế được cơn đau lưng và tê bì chân tay. Bên cạnh đó việc nằm nghiêng bên trái, co một bên chân cũng được đánh giá phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Hiện nay có một số loại gối được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu. Nếu các chị em đang bị đau lưng khi mang thai tháng cuối thì nên mua loại gối này để có giấc ngủ tuyệt vời hơn.

Chườm nóng giảm đau lưng cho bà bầu

Chườm nóng luôn là một trong những cách trị đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn có thể áp dụng cho rất nhiều trường hợp. Tương tự bà bầu cũng hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Nhiệt nóng sẽ làm thư giãn các cơ, kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn, từ đó cải thiện được cơn đau lưng.

Tuy nhiên lưu ý với bà bầu chỉ nên chườm nóng ở vùng lưng hay cột sống bị đau, không nên chườm lên trước bụng do vùng này rất yếu ớt và nhạy cảm, cần được duy trì ở nhiệt độ thường, nếu mẹ áp chườm nóng quá lâu sẽ gây hại ngược lại cho thai nhi.

Bà bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối cũng nên chú ý không nằm sấp khi chườm nóng. Bạn nên ngồi và áp các túi chườm vào lưng trong khoảng 15- 20 phút. Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có các dạng miếng dán thảo dược giúp chườm nóng, bà bầu cũng có thể tham khảo các sản phẩm này để tiện lợi hơn, tránh phải ngồi giữ túi chườm quá lâu.

Sử dụng đai lưng cột sống nếu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối

Đai lưng cột sống sẽ góp phần giúp nâng đỡ phần bụng, giảm áp lực lên cột sống nên cũng giúp bà bầu giảm đau nhức hiệu quả. Đặc biệt với những bà bầu có tính chất công việc phải đi lại hay đứng nhiều thì càng nên dùng đai hỗ trợ ngay từ những tháng đầu để tránh làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của cột sống quá nhiều.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Dùng các đai lưng sẽ làm giảm áp lực cho cột sống của mẹ

Chú ý mẹ nên chọn các loại đai dày, có khả năng thấm hút tốt, chất vải dễ chịu không bị cọ xát vào vùng bụng và có độ co giãn tốt để thoải mái nhất dù có đeo cả ngày. Ngoài ra cũng nên chú ý cách sử dụng đúng nhất để giúp vùng bụng được thoải mái hơn.

Tập luyện thể dục thể thao đúng cách hằng ngày

Tình trạng đau lưng ở bà bầu không chỉ xuất hiện ngày một ngày hai mà có thể diễn ra suốt 8- 9 tháng của thai kỳ làm bà bầu rất mệt mỏi. Nhiều người bị đau lưng nghiêm trọng đến mức chỉ muốn nằm một chỗ. Tuy nhiên việc nằm im không vận động sẽ chỉ khiến các cơ co cứng và làm tình trạng đau lưng thêm nghiêm trọng.Ngược lại vận động và vận động và vận động đúng cách lại có thể giúp giảm tình trạng đau lưng hiệu quả.

Bên cạnh đó các bác sĩ, các bà các mẹ từ xưa đã luôn khuyến khích bà bầu cần phải chịu khó đi lại vận động nhiều thì mới dễ sinh thường. Do đó mẹ bầu có thể tham khảo một số lưu ý khi hoạt động sau đây

  • Hạn chế các hoạt động quá mạnh, mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối chỉ cần dành thời đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày cũng mang đến nhiều cải thiện rất tốt
  • Thực hiện các bài tập yoga chữa đau lưng cũng rất tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên bà bầu nên trao đổi với huấn luyện viên những động tác phù hợp, tránh các động tác có thể tác động xấu cho vùng phía trước bụng sẽ không tốt cho thai nhi
  • Bơi lội cũng rất tốt cho cột sống của bà bầu tháng cuối
  • Cố gắng luyện tập cách đi đứng hay ngồi đều phải thẳng lưng

Kiểm soát cân nặng nếu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối

Nhiều người thường cho rằng mẹ càng tăng cân nhiều càng chứng tỏ con tăng cân tốt và khỏe. Tuy nhiên điều này không hẳn đúng vì nếu bị tăng cân nhiều nhưng lại không bổ sung đủ các dưỡng chất cho con mà lại tích tụ mỡ bên trong thì còn lại hại chính con. Vì thế trong các trường hợp mẹ bị đau lưng do tăng cân quá mức thì nên có chế kiểm soát cân nặng phù hợp lại.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng ổn định sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi

Thường thì khi đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra chỉ số của mẹ, nếu thấy lượng mỡ của mẹ quá cao, cân nặng của con không ổn hay các chỉ số đường huyết của mẹ có vấn đề thì thường sẽ đưa ra lời khuyên để mẹ có thể kiểm soát cân nặng phù hợp hơn. Do vậy hãy đảm bảo khám thai định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe ổn định cho cả mẹ và con.

Nếu cần giảm cân thì mẹ cần giảm một cách khoa học chứ không phải là nhịn ăn. Dù vậy thì khi mang thai, bà bầu thường thèm rất nhiều thứ, nếu không được ăn sẽ rất khó chịu. Bà bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối có thể chuyển sang các món ăn vặt lành mạnh từ ngũ cốc, tăng cường rau xanh và các loại trái cây, các thực phẩm ít ngọt để hạn chế việc tăng cân quá mức.

Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan

Những tháng cuối cơ thể mẹ rất nặng nề  nên việc đi lại hằng ngày thôi cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một số người không chỉ bị đau lưng mà còn bị tê bì chân tay, rối loạn tiêu hóa, khuôn mặt xuất hiện đầy mụn, cơ thể xồ xề nên tâm trạng rất stress, nhạy cảm và dễ buồn phiền cáu kỉnh với tất cả mọi thứ.

Để mẹ bầu giữ tinh thần vui vẻ lạc quan thì không chỉ mẹ bầu cố gắng thôi là đủ mà gia đình cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt hơn. Thường xuyên trò chuyện chia sẻ, giúp đỡ mẹ bầu các công việc nhà hằng ngày như giặt đồ, rửa chén hay chỉ đơn giản là lau dọn nhà cũng giúp tinh thần các chị em phấn khởi lạc quan hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tinh thần thoải mái hơn bà bầu cũng cần tích cực vận động đi lại mỗi ngày, ra ngoài tắm nắng chứ không chỉ ở mãi trong nhà. Đọc sách dạy chăm sóc con, nghe nhạc hoặc tham gia các lớp tiền thai sản cũng giúp ích rất nhiều cho tâm trạng của phụ nữ mang thai tháng cuối.

Xem xét dùng thuốc trong các trường hợp đặc biệt

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối liệu có nên dùng thuốc hay không chính là băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế bất cứ loại thuốc Tây nào cũng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Kể cả một số loại thuốc có thể cho phép phụ nữ có thai dùng nhưng cũng không khuyến khích và sẽ luôn được khuyên là chỉ dùng khi thật sự cần thiết.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen được đánh giá khá an toàn và có thể dùng cho bà bầu tuy nhiên vẫn chỉ nên dùng khi mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp mà cơn đau vẫn không dứt. Bà bầu cũng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc phù hợp nếu cần thiết.

Thường nếu phải dùng thuốc bác sĩ cũng chỉ kê đơn ngắn ngày để giảm đau tạm thời, về lâu dài mẹ cần phải thay đổi các sinh hoạt vận động để giảm nhẹ triệu chứng, không thể mãi dùng thuốc.

Bị đau lưng khi mang thai tháng cuối có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mẹ bầu nên không được chủ quan. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, phụ nữ có thai cần học cách sinh hoạt, ăn uống và tập vận động mỗi ngày để phòng tránh các cơn đau này từ sớm. Đừng quên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android