Đột Quỵ Khi Chạy Bộ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Đột quỵ khi chạy bộ là hiện tượng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị giãn đoạn hoặc giảm đột ngột. Từ đó khiến não bộ rơi vào tình trạng thiếu oxy, không đủ chất dinh dưỡng nuôi các tế bào. Nói chung đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm, vậy những ai có nguy cơ bị đột quỵ khi thể dục thể thao, làm sao để phòng ngừa hiệu quả? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Vietmec để giải đáp chi tiết thắc mắc này.

Ai là người có nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguyên nhân tử vong do đột quỵ đứng thứ 2 sau bệnh tim, đứng thứ 2 sau bệnh ung thư. Tập thể dục nói chung hay chạy bộ nói riêng là việc làm hằng ngày nhằm rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ bị đột quỵ khi chạy thể dục khiến nhiều người hoang mang. Vậy đâu là những đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ khi chạy bộ?

Theo các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe, những người chạy bộ tập thể dục xảy ra tai biến dẫn đến đột quỵ chủ yếu là do có vấn đề về huyết áp, bệnh lý tim mạch. Khi hoạt động quá sức khiến bệnh lý tái phát và dẫn đến đột quỵ.

Người có bệnh lý nền dễ bị đột quỵ khi chạy bộ
Người có bệnh lý nền dễ bị đột quỵ khi chạy bộ

Cụ thể khi chạy bộ, nhịp tim của bạn thay đổi, đập nhanh hơn, nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến nhịp tim, huyết áp tăng nhanh, xuất hiện các cơn thiếu máu lên não. Có thể sau vài phút người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra.

Đặc biệt với những người có thói quen chạy bộ vào sáng sớm, điều này có thể gây hại cho sức khỏe. :Lúc này cơ thể hoạt động với cường độ cao, kết hợp nhiệt độ lạnh sẽ khiến mái co lại một cách đột ngột, dễ gây ra tình trạng xuất huyết não, đột quỵ khi chạy bộ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ khi chạy bộ

Đột quỵ khi chạy bộ là tình trạng nguy hiểm có thể gây chết người nếu không được cấp cứu đúng cách. Vậy làm sao để nhận biết mình có dấu hiệu đột quỵ khi thể dục nâng cao sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Bạn đột ngột có cảm giác tê hoặc yếu liệt ở cánh tay, chân hoặc mặt (những triệu chứng này thường xảy ra ở một bên người, nửa cơ thể).
  • Cảm thấy xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng hoặc không thể vận động theo ý muốn bản thân.
  • Bạn đột nhiên không nói được, hoặc giọng nói bị méo mó, nói nhảm, nói lời vô nghĩa.
  • Thị lực đột nhiên mất, đặc biệt triệu chứng này có thể xảy ra ở một bên mắt, kèm theo đau đầu dữ dội.

Đây là những dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bạn bị đột quỵ khi tập thể dục. Ngoài ra ở cơ địa mỗi người có thể xảy ra những phản ứng khác, tuy nhiên không lớn.

Dấu hiệu đột quỵ là tình trạng tê liệt ở chân hoặc tay
Dấu hiệu đột quỵ là tình trạng tê liệt ở chân hoặc tay

Điểm danh những sai lầm tăng nguy cơ chạy bộ bị đột quỵ

Chạy bộ là môn thể dục rèn luyện sức khỏe phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi. Chạy bộ giúp cơ thể tăng cường đề kháng nhanh chóng, việc rèn luyện không yêu cầu quá nhiều kỹ năng. Mặc dù vậy theo các báo cáo, tình trạng người đang chạy bộ bị đột quỵ có xu hướng tăng lên ở mức báo động.

Vì thế trong lúc tập luyện để tránh đột quỵ bạn cần tránh những sai lầm được liệt kê dưới đây nhằm bảo vệ sức khỏe tuyệt đối. Đồng thời đây cũng là cách góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ, gặp các vấn đề nguy hiểm khác. Cụ thể như sau:

Sải chân quá dài khi chạy bộ

Khi bạn cố gắng sải chân quá dài sẽ khiến tăng lực tiếp đất, lãng phí năng lượng, đồng thời cũng phá vỡ tư thế chạy, dẫn đến chấn thương ở ống chân. Ngoài ra khi bạn cố gắng sải chân quá dài, lực tiếp đất bằng chân trước lớn hơn so với trọng tâm của cơ thể, đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều chấn thương trong quá trình tập thể dục, tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến.

Vì thế, tốt nhất trong quá trình vận động, cụ thể là chạy bộ bạn chỉ nên tiếp đất ở giữa bàn chân, đặc biệt khi xuống dốc. Nếu có thể bạn hãy cố gắng vung tay ngắn và thấp để giữ cho sải chân của bạn ngắn và sát mặt đất nhất có thể, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bên cạnh đó bạn nên cố gắng điều chỉnh để các bước chân nhẹ nhàng, hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất. Điều này sẽ giúp bạn chạy nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tránh đột quỵ khi chạy bộ.

Sải chân quá dài khi chạy sẽ khiến tăng lực tiếp đất, lãng phí năng lượng
Sải chân quá dài khi chạy sẽ khiến tăng lực tiếp đất, lãng phí năng lượng

Chạy với tốc độ nhanh

Theo bà Jessica Zarndt, trợ lý giáo sư Trường Y David Geffen (Mỹ), đối với từng cá nhân nên có chế độ tập luyện (chạy bộ) phù hợp với thể trạng của mình, tránh vận động quá sức vì nó sẽ gây ra những chấn thương.

Theo đó khi chạy bộ quá nhanh, tốc độ không phù hợp với cơ thể sẽ làm hệ thống tim mạch hoạt động quá mức. Trong quá trình chạy có thể sinh ra tình trạng thiếu oxy – một trong những nguyên nhân chính khiến huyết áp giảm đột ngột.

Ngoài ra, khi chạy với cường độ cao, quá nhanh cũng có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong. Theo Insider, nam giới ở độ tuổi trung niên là những người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ rất cao, nhất là bệnh nhân tiền sử về bệnh mạch vành. Vì thế nhóm đối tượng này cần đặc biệt lưu ý đến tốc độ chạy khi rèn luyện sức khỏe..

Để tay sai tư thế

Tư thế khi chạy bộ không đúng là 2 tay vung sang 2 bên khiến cơ thể bị trùng, việc thở không đạt hiệu quả. Ngoài ra vung tay sai cách trong lúc chạy bộ còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, vướng víu, giảm sức chạy cũng như hiệu quả tập luyện.

Với những người mới chạy thường có thói quen đưa tay lên trước ngực khi cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng họ không biết điều này sẽ làm căng cơ vai, cổ, tăng nguy cơ chấn thương.

Vì thế lời khuyên cho bạn lúc này là hãy tập những động tác đánh tay chuẩn. Đây không chỉ là cách bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tiết kiệm từ 3-13% năng lượng khi chạy bộ.

Tư thế đúng lúc này là hãy cố gắng giữ tay ở ngang eo, đảm bảo chúng có thể chạm nhẹ vào hông của bạn. Để cánh tay phải ở một góc 90 độ so với khủyu tay ở 2 bên.

Ngoài ra trong quá trình chạy bộ bạn cũng nên xoay cánh tay ở vai để chúng được đung đưa qua lại. Mỗi khi cơ thể cảm thấy bị trùng xuống bạn có thể khắc phục bằng cách ưỡn ngực ra ngoài.

Người có tiền sử bệnh mãn tính nhưng chạy quá sức

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong trong lúc thể dục do cố gắng chạy bộ quá sức, không quan tâm đến tình trạng bệnh của mình. Cụ thể với những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, thận,… không nên vận động quá sức vì nó có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ.

Nguyên nhân là trong lúc chạy bộ nếu bạn không kiểm soát được nhịp tim sẽ khiến tim đập nhanh quá mức, huyết áp tăng – đây đều là những yếu tố gây nên chấn thương, đột quỵ.

Vì thế điều quan trọng khi chạy bộ đó là hãy tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Với những người có tiền sử bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt kết quả tập luyện tốt nhất.

Chạy bộ quá sức sẽ khiến tăng nguy cơ đột quỵ tử vong
Chạy bộ quá sức sẽ khiến tăng nguy cơ đột quỵ tử vong

Tắm ngay sau khi chạy bộ

Khi chạy bộ hay vận động quá sức cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn đi tắm ngay. Thế nhưng đây là một sai lầm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là lúc này lỗ chân lông của bạn đang nở ra, tắm nước lạnh sẽ thấm nhanh vào cơ thể khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, nguy hiểm nhất là đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột.

Vì thế  để hạn chế đột quỵ khi tắm, tốt nhất là sau khi chạy bộ bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để cơ thể khỏe lại rồi mới làm sạch thân thể. Ngoài ra khi tập luyện nếu bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng, ngực đau tức, khó thở, đau lưng và đầu gối, huyết áp tăng,… nên ngưng chạy bộ. Tiếp đó dành thời gian nghỉ ngơi, đến cơ quan y tế theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn tối đa.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi chạy bộ

Đột quỵ khi chạy bộ có thể gây tử vong, đây là tình trạng hết sức nguy hiểm. Vì thế các chuyên gia khuyên cáo bạn nên tìm hiểu về kỹ thuật chạy của những người có kinh nghiệm, chạy theo cự ly phù hợp, không nên gắng sức khi thấy cơ thể có dấu hiệu quá tải.

Bên cạnh đó để phòng ngừa đột quỵ trong lúc chạy bộ bạn nên nắm rõ những biện pháp phòng ngừa sau:

Uống đủ nước là biện pháp giảm nguy cơ đột quỵ
Uống đủ nước là biện pháp giảm nguy cơ đột quỵ
  • Mỗi ngày bạn cần uống đủ 2 lít nước, việc này đảm bảo quá trình chạy bộ cơ thể không bị mất nước.
  • Bạn hãy tập thói quen trước khi đi ngủ uống một ly nước ấm. Thói quen này không chỉ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn mà còn hạn chế tình trạng mất nước vào sáng ngày hôm sau. Bên cạnh đó nó cũng làm giảm độ keo nhớt trong máu, cải thiện áp lực lên tim.
  • Trong suốt quá trình chạy bộ, bạn nên duy trì cường độ tập luyện ở mức phù hợp. Đặc biệt bạn cần theo dõi những chỉ số nhịp tim, huyết áp để ngăn ngừa tình trạng đột quỵ. Nếu có thể bạn hãy thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn kỹ hơn về những bài tập giúp tăng cường thể lực, sức khỏe.
  • Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 3 ngày. Bên cạnh đó điều chỉnh chế độ sinh hoạt, cụ thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ăn ít thực phẩm giàu cholesterol, ăn nhiều chất xơ, hoa quả,…
  • Để hạn chế đột quỵ bạn nên chọn những địa điểm tập luyện thoáng khí, nhiều oxy.

Bổ sung thực phẩm chức năng dạng viên uống ngăn ngừa đột quỵ khi chạy bộ

Một cơ thể không khỏe mạnh khi tham gia các hoạt động thể chất dễ bị đuối sức, mệt mỏi nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến. Để giải quyết vấn đề này bạn cần cải thiện sức khỏe bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất dạng viên, lựa chọn hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng cơ thể. Đặc biệt khi chạy bộ cũng cần tính toán quãng đường, thời gian chạy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh tình trạng quá sức khiến hiệu quả ngược.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng đột quỵ khi chạy bộ. Theo các chuyên gia bệnh có thể gây tử vong, rất nguy hiểm, nên bạn cần chú ý điều chỉnh kỹ thuật tập, tình trạng sức khỏe bản thân. Hãy báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu bất thường, đảm bảo an toàn tính mạng trong quá trình rèn luyện sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android