Tại Sao Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau? Điều Cần Biết

Đau sau mổ thoát vị đĩa đệm là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đa số các trường hợp khởi phát cơn đau là do vết mổ chưa lành hoàn toàn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, đau nhức sau mổ là dấu hiệu của việc phẫu thuật điều trị bệnh bị thất bại. Ở trường hợp này bạn cần được xử lý đúng cách để tránh phát sinh rủi ro.

Đau nhức là triệu chứng mà ai cũng gặp phải sau mổ thoát vị đĩa đệm
Đau nhức là triệu chứng mà ai cũng gặp phải sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?

Mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp thất bại trong điều trị bảo tồn, tổn thương nghiêm trọng tại cột sống và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Mổ là phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa giúp sửa chữa tổn thương tại đốt sống và giải phóng chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh. Sau phẫu thuật, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể và hoạt động của cột sống cũng trở nên ổn định hơn.

Đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm là triệu chứng mà bệnh nhân nào cũng gặp phải do tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn. Thông thường, cơn đau chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định rồi tự hết. Thời gian đau nhức còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, phương pháp phẫu thuật, tình hình sức khỏe, mức độ phục hồi,…

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, cơn đau xảy ra sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Trong đó, có khoảng 6% trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong vòng 6 năm sau phẫu thuật. Ngoài ra, tình trạng đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

1/ Kích ứng dây thần kinh

Mục đích của việc phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm là giải phóng chèn ép lên các rễ thần kinh để giảm đau. Điều này đã khiến cho dây thần kinh bị kích ứng và cần phải có thời gian để phục hồi sau phẫu thuật. Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức thần kinh kéo dài cho đến khi tổn thương phục hồi hoàn toàn. Với những trường hợp phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn sẽ dẫn đến tình trạng đau mãn tính và không thể điều trị khỏi.

ĐỌC NGAY: Đỗ Minh Thoát Vị Thang – giải pháp đặc trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả vượt trội không cần phẫu thuật

Cơn đau có thể khởi phát sau mổ do dây thần kinh bị kích thích
Cơn đau có thể khởi phát sau mổ do dây thần kinh bị kích thích

2/ Cột sống hoạt động không ổn định

Sau khi phẫu thuật, cột sống trở nên suy yếu và mất đi sự ổn định vốn có. Lúc này, bạn không thể thực hiện các vận động tại cột sống một cách bình thường. Một số triệu chứng có thể gặp phải trong giai đoạn này là chuột rút thắt lưng, cơ thắt cơ cột sống thắt lưng,… Ngoài ra, tình trạng mất ổn định cột sống cũng có thể xảy ra khi bị xẹp đĩa đệm, chấn thương đốt sống, hình thành mô sẹo tại đốt sống,…

3/ Phẫu thuật thất bại

Phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Đau nhức nghiêm trọng và kéo dài cũng có thể xảy ra khi phẫu thuật điều trị bệnh bị thất bại, chiếm khoảng 4 – 10% trên tổng số ca. Các trường hợp phẫu thuật thất bại thường gặp là tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, mất ổn định cột sống, hình thành mô sẹo tại cột sống, đĩa đệm còn sót lại sau phẫu thuật,…

4/ Tái phát bệnh

Đau sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng có thể là dấu hiệu của việc tái phát bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguy cơ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật là 5 – 15%. Lúc này, cơn đau sẽ diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và vượt quá sức chịu đựng của người bệnh. Đa số các trường hợp tái phát bệnh đều được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Nhưng nếu cơn đau không được cải thiện, người bệnh cần thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật khác để cải thiện.

Đau sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể là dấu hiệu tái phát bệnh
Đau sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể là dấu hiệu tái phát bệnh

– Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm là:

  • Tuổi tác cao gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương và dễ phát sinh biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Người lớn tuổi bị đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm thường là do phẫu thuật thất bại hoặc tái phát bệnh.
  • Hoạt động sai tư thế gây kích thích không tốt đến vùng cột sống bị tổn thương và dẫn đến tình trạng đau nhức sau phẫu thuật.
  • Mang vác vật nặng sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tạo cơ hội cho cơn đau nhức khởi phát và tái phát bệnh trở lại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bao Lâu Thì Quan Hệ Lại Được? Giải Đáp

Cách xử lý khi bị đau sau mổ thoát vị đĩa đệm

Với những trường hợp đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm do nguyên nhân tổn thương chưa phục hồi thì bạn không cần điều trị y tế. Nhưng với những trường hợp đau nhức do tái phát bệnh hoặc phẫu thuật thất bại, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn xử lý đúng cách. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các cách xử lý khi bị đau sau mổ thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo:

Theo dõi triệu chứng

Khi bị đau sau mổ thoát vị đĩa đệm, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tập trung theo dõi các triệu chứng mà bản thân đang mắc phải. Nếu cơn đau chỉ xuất hiện trong 3 tuần sau mổ thì khả năng cao là do tổn thương chưa lành. Ở trường hợp này bạn chỉ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, duy trì tư thế đúng khi sinh hoạt và hạn chế vận động cột sống giúp quá trình phục hồi tổn thương có thể diễn ra một cách tốt nhất.

Thăm khám chuyên khoa

Thăm khám chuyên khoa nếu bị đau nhức kéo dài với mức độ ngày càng nặng
Thăm khám chuyên khoa nếu bị đau nhức kéo dài với mức độ ngày càng nặng

Với những trường hợp đau kéo dài và nghi ngờ là do các vấn đề nghiêm trọng khác như phẫu thuật thất bại, tái phát bệnh,… thì bạn nên thăm khám chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng và yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân gây đau.

Với trường hợp phẫu thuật thất bại như chưa lấy hết đĩa đệm hay chưa thay nhân đĩa đệm, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật lại. Lúc này, nguy cơ gặp phải rủi so trong quá trình phẫu thuật sẽ cao hơn rất nhiều.

Tự giảm đau tại nhà

Khi cơn đau khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà để cải thiện. Các mẹo này không thể giải quyết nguyên nhân gây đau nhưng có tác dụng giảm đau nhức, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các mẹo giảm đau tại nhà được áp dụng phổ biến là:

  • Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khu vực bị đau nhức trong khoảng 15 phút. Nên chườm lạnh khi bị đau nhức kèm theo sưng phù, nên chườm nóng với trường hợp đau đơn thuần.
  • Massage nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn máu đến khu vực bị đau nhức và giải phóng áp lực lên rễ thần kinh. Nếu cảm thấy khó khăn khi thực hiện, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Khi massage, chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đến mô mềm.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên cột sống khiến cơn đau trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Trong thời điểm này, bạn cần hạn chế hoạt động thể chất, đặc biệt là các vận động liên quan đến cột sống. Khi nằm nghỉ ngơi, nên đặt một chiếc gối dưới hai chân hoặc giữa hai chân khi nằm nghiêng để làm thư giãn cơ.

TÌM HIỂU THÊM: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tái Phát Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Massage là phương pháp giảm đau nhức khá an toàn và hiệu quả
Massage là phương pháp giảm đau nhức khá an toàn và hiệu quả

Duy trì hoạt động

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, nhiều người sẽ có thói quen ngồi nhiều hoặc nằm nhiều để tránh bị đau nhức. Tuy nhiên, thói quen ngồi hay nghỉ ngơi quá nhiều sẽ gây ra tình trạng cứng cơ bắp và ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này. Thay vào đó, bạn nên lên kế hoạch vận động và nghỉ ngơi cho phù hợp.

Vận động đúng cách sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra tốt hơn. Đồng thời, vận động phù hợp còn có tác dụng làm thư giãn cột sống và giúp cột sống hoạt động linh hoạt hơn. Lúc này, người bệnh có tập luyện một số bài tập như đạp xe, bơi lội, aerobic ít tác động đến cột sống,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh thực hiện các động tác yêu cầu uốn cong cột sống, vặn người hoặc nâng vật nặng trên 2.5kg.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi tổn thương sau mổ thoát vị đĩa đệm. Vì thế, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Một số điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn uống sau mổ thoát vị đĩa đệm là:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn. Ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, các loại đậu, thịt gà,…
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón sau phẫu thuật. Táo bón sẽ khiến cơn đau nhức tại cột sống trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như táo, bông cải xanh, chuối, lê,…
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra tốt hơn
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra tốt hơn
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản,… Nói không với đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas,…
  • Uống nhiều nước giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn và tăng trao đổi chất. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày còn có tác dụng phòng ngừa táo bón khá tốt.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng đau sau mổ thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Nếu cơn đau chỉ diễn ra với mức độ nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn không cần quá lo lắng, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm hẳn khi vết thương phục hồi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bị đau nhức nghiêm trọng và kéo dài, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android