[Chi Tiết] Cách Nặn Mụn Bọc An Toàn, Hiệu Quả – Không Để Lại Sẹo

Nặn mụn bọc được nhiều người lựa chọn để tạm biệt tình trạng sưng đau, viêm mủ do các nốt mụn gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nặn mụn bọc an toàn, không để lại sẹo. Một số trường hợp do nặn mụn chưa đúng cách khiến da bị nhiễm trùng, làm mụn có nguy cơ lan rộng. Tham khảo bài viết dưới đây để nặn mụn bọc đúng cách.

XEM NGAY: Khám phá về giải pháp loại bỏ mụn bằng thảo dược Đông y đang HOT hiện nay

Có nên nặn mụn bọc không?

Mụn bọc là loại mụn có kích thước lớn, khi mọc thường gây đau nhức, sưng đỏ khiến chúng ta thấy khó chịu và muốn loại loại bỏ một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, mụn bọc thường ẩn sâu dưới lỗ chân lông, rất khó xử lý. Nếu thực hiện không đúng cách,  nặn mụn bọc ra máu chưa hết sẽ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, thậm chí khiến da tổn thương nặng hơn.

Nặn mụn bọc không đúng cách có thể khiến tình trạng nặng thêm
Nặn mụn bọc không đúng cách có thể khiến tình trạng nặng thêm

Bởi vậy có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề bị mụn bọc có nên nặn không? Hay mụn bọc có được nặn không? Để giải đáp vấn đề này, chuyên gia VietmecGroup đã lý giải như sau:

  • Nên nặn mụn bọc khi thấy cồi mụn khô và trồi lên bề mặt da. Bởi lúc này, có thể loại bỏ hết nhân mụn, làm khô thoáng lỗ chân lông và tránh tình trạng mụn tái phát.
  • Ngoài ra, khi giải đáp vấn đề có nên nặn mụn bọc không? Các bác sĩ cũng lưu ý cần vệ sinh dụng cụ nặn mụn, rửa tay sạch để tránh làm nhiễm trùng vết thương hở, gây viêm mụn và khiến tình trạng mụn lan rộng. Kết hợp thêm với chăm sóc da sau mụn như sử dụng nước hoa hồng, serum,… để da nhanh phục hồi và không để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
  • Đồng thời, mụn bọc có nên nặn khi chưa lên chồi, chưa chín? Tuyệt đối không táy máy tay lên mụn, dễ khiến tình trạng sưng đỏ nặng hơn.

Như vậy, với những câu hỏi mụn bọc có nên nặn hay không? bạn cần xác định thời điểm phù hợp để không làm tổn thương tế bào da, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Mụn bọc bao lâu thì nặn được?

Mụn bọc khi nào nặn được là nghi vấn được nhiều người quan tâm. Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho rằng: tùy vào tình trạng của nốt mụn như mụn bọc nhân to hay nhỏ? Mụn bọc có sưng và viêm hay không để xác định thời điểm có nên nặn mụn bọc.

Thông thường, đối với mụn nhỏ để đợi cồi mụn khô sẽ mất khoảng 2,5 – 3 tuần. Đối với mụn bọc to, sưng đỏ hoặc viêm sẽ cần thời gian từ 3 – 4 tuần thì mới có thể nặn mụn bọc đảm bảo.

Có nên nặn mụn bọc hay không là thắc mắc của rất nhiều người
Có nên nặn mụn bọc hay không là thắc mắc của rất nhiều người

Một số trường hợp không nên nặn mụn bọc như: mụn viêm mủ, mụn bọc ẩn thấy đau; mụn bọc là dạng mụn đinh; mụn ẩn chưa xuất hiện nhân mụn hay như mụn bọc xuất hiện ở các vị trí dễ nhìn thấy như ở trên mặt vì rất dễ mất thẩm mỹ.

Cách nặn mụn bọc không đầu an toàn, không để lại sẹo và nhiễm trùng

Đối với các loại mụn khác nhau sẽ có cách nặn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách nặn mụn bọc không đầu, cách nặn mụn bọc ở mũi và cách nặn mụn bọc ở cằm.

Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ

Hãy tẩy trang và dùng sữa rửa mặt trước khi bước vào quá trình đẩy mụn bọc cứng đầu ra khỏi bề mặt da. Vậy tẩy trang là bắt buộc để làm sạch da mặt nhằm loại bỏ những lớp bụi bẩn, cặn trang điểm, kem chống nắng còn tích tụ tại lỗ chân lông. Chỉ dùng sữa rửa mặt không giúp loại bỏ những tác nhân trên.

Vệ sinh da mặt là một trong những bước quan trọng trước khi nặn mụn bọc
Vệ sinh da mặt là một trong những bước quan trọng trước khi nặn mụn bọc

Bạn nên chú ý lựa chọn tẩy trang phù hợp với loại da, tránh bị kích ứng, khô rát. Cùng với đó, bông tẩy trang cũng là loại cotton mềm, không bị bông xơ. Bên cạnh đó, nên chọn sữa rửa mặt có độ pH cân bằng, thành phần không chứa chất kích ứng da. Cùng với đó, sữa rửa mặt có thể bổ sung thêm các chất chống viêm, kháng khuẩn như trà xanh, mật ong…

Đây là một trong những bước trước khi nặn mụn bọc không thể bỏ qua.

Bước 2: Vệ sinh tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn

Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy. Do đó, nếu có thói quen sờ tay nên mặt thì tình trạng mụn sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Cần rửa sạch tay với xà bông, nước ấm để đảm bảo loại bỏ sạch những tạp chất, bụi bẩn gây hại cho da.

Ngoài ra nên vệ sinh dụng cụ nặn mụn vì đây là thứ trực tiếp chạm vào các nốt mụn. Do đó, bạn nên sử dụng cồn y tế, nước ấm để tiệt trùng, ngâm rửa các dụng cụ nặn mụn.

Bước 3: Xông hơi mặt

Việc xông hơi sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, hỗ trợ việc đưa nhân mụn ra bề mặt một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn không có những dụng cụ xông hơi chuyên dụng thì bạn có thể dùng nước sôi để xông. Lưu ý để mặt cách miệng nồi khoảng 30 – 40cm để tránh bị nước làm bỏng da.

Đồng thời, phải đảm bảo nước ở tầm 40-45 độ C để đảm bảo an toàn. Cùng với đó, bạn có thể kết hợp cùng một số nguyên liệu như muối tinh, sả, lá tía tô để tối ưu quá trình xông hơi.

Bước 4: Tiến hành nặn mụn bọc

Để nặn mụn bọc, bạn có thể dùng tăm bông đẩy nhẹ nhân mụn lên bề mặt da khi nốt mụn đã già. Hoặc bạn cũng có thể dùng tay nặn mụn trực tiếp. Tuy nhiên phải đảm bảo ngón tay sạch để tránh tình trạng nhiễm trùng da. Cách tốt nhất bạn dùng cây nặn mụn có đầu nhọn (mũi kim) để làm rách nốt mụn, sau đó đẩy nốt mụn lên bề mặt da.

Bạn phải xác định được nốt mụn để nặn kết hợp động tác nặn nhẹ nhàng, không chà sát hay gây áp lực mạnh để tránh tình trạng da bị tổn thương. Bước này được áp dụng cho cách nặn mụn bọc ở mũi cũng như ở cằm.

Khi tiến hành nặn mụn bọc cần hết sức đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng
Khi tiến hành nặn mụn bọc cần hết sức đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng

Lưu ý: Chỉ dùng biện pháp nặn mụn với những nốt mụn đã gom cồi, đầu mụn bắt đầu khô và già.

Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc

Sau khi nặn mụn xong, những nốt mụn trở thành những vết thương hở. Do đó trong 24h đầu bạn nên hạn chế trang điểm và chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ra ngoài để tránh tiếp xúc khói bụi, môi trường ô nhiễm… để vết thương chóng lành.

Tuyệt đối không sờ tay lên mặt, bạn nên dùng miếng dán mụn để hút sạch nhân còn sót lại bên trong cũng như loại bỏ dịch vàng còn sót lại. Bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm phục hồi da sau mụn như kem trị mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh tình trạng lây lan do mụn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, chỉ khi đảm bảo được an toàn và thật cần thiết mới nên nặn mụn bọc. Việc nặn mụn bọc còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu như để lại thâm, sẹo rỗ hay thậm chí là mụn viêm mủ. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ mụn bọc 1 cách an toàn hơn mà không gây tổn thương cho da.

Xu hướng hiện nay đó chính là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để giải quyết tận gốc mụn bọc.

Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì?

Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì là thắc mắc chung của nhiều người. Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Giữ vệ sinh da thật sạch, không sờ tay lên mặt và chạm vào các nốt mụn.
  • Vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh ly trong 3 ngày sau nặn sau đó mới sử dụng sữa rửa mặt với thành phần dịu nhẹ, lành tính.
  • Không áp dụng các bước chăm sóc da ngay sau khi nặn mụn. Đây là thời gian cho da nghỉ ngơi, phục hồi.
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hạn chế trang điểm để tránh da bít tắc lỗ chân lông.
  • Rửa mặt hàng ngày và đừng quên bước tẩy trang.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào thực đơn hàng ngày. Tránh các thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ ăn nhanh.

    Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết cho những người sau khi nặn mụn
    Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết cho những người sau khi nặn mụn

  • Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có chất tẩy mạnh, kết hợp sử dụng sản phẩm trị thâm giúp da phục hồi nhanh hơn.
  • Khi ra đường cần che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng, khẩu trang để tránh khói bụi.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn có thêm kiến thức về cách nặn mụn bọc cũng như câu hỏi có nên nặn mụn bọc ko, để sớm có một làn da khỏe mạnh, căng bóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android