Có Nên Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ Không, Cần Tiêm Mấy Mũi?

Hiện nay tại Việt Nam có tới 20% dân số mắc viêm gan B, trong đó trẻ sơ sinh bị lây truyền từ mẹ sang con lên đến trên 80%. Chính vì vậy việc phòng ngừa cho mẹ và tiêm huyết thanh cho trẻ là cách ngăn chặn lây nhiễm hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại không biết khi nào nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ, nên tiêm mấy mùi và cần chú ý những gì?

Tiêm phòng viêm gan cho trẻ có nên hay không?

Phòng tránh viêm gan B cho trẻ sơ sinh là mối quan tâm không chỉ của gia đình mà còn là toàn xã hội. Bởi căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tới tính mạng trẻ, thêm vào đó nó còn là nguyên nhân “ngầm” kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Những lý do mà cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng viêm gan B phải kể đến như:

  • Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan gây ra, nó tạo viêm nhiễm nặng nề ở nhu mô gan và khiến tế bào gan bị hoại tử. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao với tỷ lệ 10 – 20%. Trong đó, phụ nữ mang thai chiếm 10 – 16%, ở trẻ nhỏ là 2 – 6%. Chính vì vậy mà tiêm phòng vacxin là cách duy nhất và hiệu quả nhất để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh.
  • Tiêm vacxin là cách đưa vào cơ thể khỏe mạnh của trẻ một lượng nhỏ virus kháng nguyên (những vi sinh vật mang virus viêm gan B đã bị làm yếu hoặc bất động, chúng không có khả năng gây bệnh). Khi chúng được tiêm vào cơ thể, theo phản ứng tự nhiên, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt nhằm chống lại virus.
  • Đối với trẻ sơ sinh, đường gây nhiễm chủ yếu là từ mẹ sang con. Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ lây nhiễm sẽ tuỳ thuộc vào thời điểm mà người mẹ mắc phải trong giai đoạn mang thai. Cụ thể, trong 3 tháng đầu nguy cơ lây nhiễm là 1%, trong 3 tháng tiếp theo nguy cơ tăng lên 10% và ở 3 tháng cuối tỷ lệ này có thể tăng lên 60 – 70%.
Tiêm phòng viêm gan cho trẻ là vô cùng cần thiết
Tiêm phòng viêm gan cho trẻ là vô cùng cần thiết
  • Thông thường, trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sau sinh sẽ không có biểu hiện hay triệu chứng gì rõ ràng. Trong đó chỉ khoảng 5 – 7% trẻ ở giai đoạn viêm gan cấp tính có biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy mà cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với bệnh vàng da, tới khi phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị hơn.
  • Theo kết quả thống kê thì có tớ 80 – 90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong 1 năm đầu đời có nguy cơ cao bị mắc viêm gan B mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
  • Hiện nay các chuyên gia cũng khuyên sử dụng tiêm cho trẻ sơ sinh khi có mẹ mắc viêm gan B nhằm phòng ngừa khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Bởi đây là cách hiệu quả nhất để đưa vào cơ thể trẻ một lượng virus trung hòa với kháng thể, giúp cơ thể trẻ tiếp nhận vacxin một cách dễ dàng.

Chính vì các nguyên nhân kể trên mà việc tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giống như xây dựng hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch còn non yếu. Đặc biệt, với những trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt, bởi nếu không may bị nhiễm virus viêm gan B sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài ra, tuỳ vào tình trạng của trẻ sau khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra thêm về sức khỏe để đưa ra các chỉ định tiêm phòng viêm gan B sao cho phù hợp. Chính vì vậy mà cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ tiêm ngừa.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ cần mấy mũi?

Chúng ta đều biết sề tính bách thiết của việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi ra đời. Hiện nay, tiêm phòng virus viêm gan B ở trẻ em được phân thành 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B

Hiện nay có đến 90% trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B bị ở thể mãn tính, trong đó có tới 25% bị xơ gan, ung thư gan. Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này mà cần gấp rút tiêm phòng 2 mũi viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Trong đó:

  • Mũi đầu tiêm phòng viêm gan B bằng huyết thanh

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng huyết thanh là trong vòng 2 giờ sau khi sinh, đây được gọi là tạo miễn dịch thụ động. Bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên mũi tiêm này sẽ có tác dụng đưa kháng thể đặc hiệu nguồn gốc từ động vật hay người vào cơ thể, giúp trẻ chống lại virus viêm gan B.

Mũi đầu tiêm phòng viêm gan B bằng huyết thanh
Mũi đầu tiêm phòng viêm gan B bằng huyết thanh

Do là miễn dịch thụ động nên huyết thanh sẽ nhanh chóng mất tác dụng sau một vài ngày sau đó. Vì vậy nếu muốn bảo vệ cơ thể lâu dài hơn thì cần phải có thêm một loại miễn dịch khác là miễn dịch chủ động đặc hiệu. Miễn dịch này đi vào cơ thể bằng cách tiêm vacxin ngừa viêm gan B cho trẻ.

  • Mũi hai tiêm phòng vacxin viêm gan B

Sau mũi đầu tiên thì mũi thứ hai có tác dụng đưa kháng nguyên vào cơ thể trẻ để cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại virus viêm gan B. Loại kháng nguyên này có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc từ kháng nguyên của một vi sinh vật khác, có cấu trúc gần tương tự với kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh.

Khác với kháng thể có trong huyết thanh mà cơ thể trẻ có thể sử dụng được ngay thì kháng thể có trong vacxin phải mất 7 – 14 ngày mới tạo ra được. Chính vì vậy mà sau 7 – 10 ngày trẻ mới được vacxin viêm gan B bảo vệ, và khả năng phòng ngừa bệnh ở trẻ là 90 – 95%.

  • Các mũi tiếp theo

Sau khi tiêm hai mũi này thì trẻ cần tiếp tục được tiêm 3 mũi vacxin viêm gan B còn lại để hoàn chỉnh quá trình tiêm phòng vacxin viêm gan B. Chúng ta có thể tóm lại các mũi tiêm của trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B như sau:

  • 1 mũi huyết thanh phòng ngừa viêm gan B (cần được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, nhưng tốt nhất là trong vòng 2 giờ sau sinh).
  • 4 mũi vacxin phòng viêm gan B, trong đó: Mũi đầu tiên tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, mũi thứ hai cách mũi đầu 1 tháng (khi trẻ đúng 1 tháng tuổi), mũi thứ ba sau mũi đầu 2 tháng (khi trẻ đúng 2 tháng tuổi), mũi thứ tư sau mũi đầu tiên 12 tháng (khi trẻ đúng 12 tháng tuổi).

Xem thêm: Chữa Viêm Gan B Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không, Chữa Thế Nào?

Trường hợp trẻ có mẹ không bị viêm gan B

Nếu mẹ trước và trong quá trình mang thai không bị nhiễm viêm gan B thì trẻ sẽ được tiêm phòng viêm gan B theo trình tự sau đây:

  • Mũi đầu tiên: Tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Mũi thứ hai: Tiêm cách 1 tháng sau mũi đầu tiên (khi trẻ được đúng 1 tháng tuổi).
  • Mũi thứ ba:Tiêm cách 6 tháng sau mũi đầu tiên (khi trẻ được đúng 6 tháng tuổi).

Sau 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm bổ sung thêm mũi thứ tư để nhắc lại vào lúc trẻ đủ 16 – 18 tháng tuổi.

Trường hợp trẻ có mẹ không bị viêm gan B
Trường hợp trẻ có mẹ không bị viêm gan B

Lưu ý: Trong các hai trường hợp mẹ nhiễm và không nhiễm viêm gan B, trẻ có thể được chỉ định tiêm vacxin phối hợp (vacxin 6 trong 1), đây là loại vacxin có chứa kháng nguyên viêm gan B. Lịch tiêm gồm 3 mũi cơ bản khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi. Như vậy sẽ có tổng cộng 4 mũi tất cả đối với một phác đồ vacxin 6 trong 1 cho trẻ.

Trường hợp trẻ thuộc nhóm hoãn tiêm

Mặc dù trẻ sinh ra có mẹ không bị nhiễm viêm gan B nhưng lại nằm trong các nhóm đối tượng sau đây thì quá trình tiêm phòng viêm gan B cần được hoãn lại:

  • Trẻ khó sinh, sinh non, sinh thiếu tháng, không đủ 2kg tại thời điểm tiêm vacxin.
  • Trẻ bị dị tật hoặc đang trong giai đoạn theo dõi ở hồi sức sơ sinh.
  • Trẻ sinh ra mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, bị sốt cao hoặc mắc các bệnh dị ứng miễn dịch.
  • Người mẹ sau sinh bị sốt, nước ối bẩn, có nguy cơ bị nhiễm trùng chu sinh.

Trong đó, thời gian hoãn tiêm sẽ không quá 7 ngày sau khi sinh, số mũi tiêm là 3 mũi bình thường như các trẻ thuộc nhóm đối tượng mẹ không mắc viêm gan B.

Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Sức khỏe của con nhỏ là điều cha mẹ luôn quan tâm và lo lắng, chính vì vậy mà khi tiêm phòng viêm gan B cho con, các bậc phụ huynh thường gặp một số thắc mắc, băn khoăn như:

Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau khi tiêm vacxin?

Trước khi được cấp phép đưa vào sử dụng trên người, vacxin phòng viêm gan B đã được kiểm duyệt là an toàn và lành mạnh kể cả với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của trẻ mà có thể xảy ra một số trường hợp xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm. Hầu hết các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, trẻ có thể tự phục hồi ngay sau 1 –  2 ngày, cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra mà cha mẹ nên chú ý theo dõi nhằm có hướng xử lý tốt nhất như:

  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú.
  • Trẻ bị sốt nhẹ.
  • Vùng da gần khu vực tiêm của trẻ bị sưng tấy.
  • Trên người trẻ xuất hiện các vết nổi mẩn, có cảm giác ngứa ngáy toàn thân.
Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau khi tiêm vacxin?
Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau khi tiêm vacxin?

Nếu trong trường hợp trẻ bị sốt cao đồng thời kèm theo tình trạng quấy khóc liên tục trong nhiều giờ liền, mặt tím tái thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhanh chóng tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trẻ sơ sinh tiêm vacxin viêm gan B có sốt không?

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì không biết trẻ sơ sinh khi tiêm vacxin viêm gan B thì có sốt hay không? Câu trả lời là có. Bởi thực chất việc tiêm vacxin và huyết thanh cho trẻ sơ sinh là dùng một lượng an toàn kháng nguyên bề mặt vào cơ thể. Nhờ đó mà cơ thể sẽ tiếp nhận và phản ứng kích thích hệ miễn dịch tự động tạo ra các kháng thể để ngăn ngừa bệnh.

Chính vì vậy mà sau khi được tiêm huyết thanh viêm gan B, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện một số phản ứng trong đó có cả việc sốt nhẹ (sốt không quá 38 độ C). Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện tình trạng sốt trên 38,8 độ C, đau nhức kéo dài, kèm theo khó thở, các cơn co giật thì cha mẹ nên đưa bé tới ngay các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý thời gian tiêm và sau khi tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh có sốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào thể trạng của từng bé. Cha mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ sau sinh sao cho đúng cách.

Trẻ tiêm phòng viêm gan B rồi có khả năng bị bệnh không?

Trên thực tế, việc tiêm phòng vacxin viêm gan B không thể đảm bảo được 100% không bị lây nhiễm, mà nó chỉ hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Khi trẻ được tiêm đủ số mũi và đúng lịch thì hiệu quả bảo vệ của vacxin viêm gan B có thể đạt tới 90 – 97%. Hiệu quả kéo dài trong 15 – 20 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào cơ thể, thể trạng mỗi người.

Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp dù trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ, đúng thời gian, đúng liều lượng thế nhưng vẫn bị mắc viêm gan B. Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do:

  • Vacxin được tiêm vào cơ thể trẻ có chất lượng kém hoặc vacxin đã hết hạn.
  • Do khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ quá kém, không thể đáp ứng được. Chủ yếu rơi vào các trường hợp trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm.
  • Trẻ đã bị nhiễm virus viêm gan B tiềm ẩn trước khi tiêm phòng trong thời gian dài, tuy nhiên lại không được phát hiện ra mà vẫn được tiêm vacxin viêm gan B như bình thường. Trong trường hợp này vacxin viêm gan B không hề có tác dụng.

Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ

Vì trẻ còn rất yếu ớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vậy nên trước khi đưa con đi tiêm phòng viêm gan B phụ huynh cần chú ý một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Vacxin phòng ngừa viêm gan B sẽ không có tác dụng đối với trẻ sinh non trong trường hợp trẻ mắc bệnh này trước 1 tháng tuổi. Do đó nếu mẹ sinh non cần hỏi bác sĩ xem khi nào thì con mình có thể tiêm phòng viêm gan B được.
  • Trẻ nếu trong trường hợp tình trạng sức khỏe kém, bị cảm, sốt thì không được tiêm phòng viêm gan B mà cần chờ cho tới khi hết bệnh, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì mới có thể tiến hành tiêm phòng vacxin viêm gan B.
  • Trẻ tiêm xong thường có biểu hiện đau sưng tại vùng tiêm, bị sốt nhẹ trong vài ngày, tuy nhiên chúng sẽ hết ngay sau 1 – 2 ngày sau đó. Do vậy mà cha mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó nên theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ.
Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ
Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ
  • Trong nhiều trường hợp, sau khi tiêm phòng viêm gan b xong trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chóng váng. Để tránh tình huống bé ngất xỉu hay gặp các sự cố không mong muốn thì sau khi tiêm nên cho trẻ ngồi hoặc nằm nghỉ trong khoảng 15 phút. Trường hợp bé xuất bị ù tai, chóng mặt, giảm thị lực thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Một số bé sẽ cảm thấy đau nhức vùng tiêm trong một vài ngày, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm khi xảy ra.
  • Như các loại thuốc hoặc vacxin khác, vacxin phòng viêm gan B cũng sẽ có những rủi ro nhất định, nó có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong, nhưng tỷ lệ rủi ro này vô cùng nhỏ.
  • Sau khi tiêm, cha mẹ cần theo dõi sát sao con để nhận biết trẻ có xuất hiện các dấu hiệu bất thường hay không. Ngay khi phát hiện các triệu chứng lạ, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và tìm hướng giải quyết kịp thời, thích hợp.

Hy vọng với thông tin mà bài viết cung cấp, cha mẹ có thể biết được tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ, nên tiêm khi nào, bao nhiêu mũi và những lưu ý cần phải nhớ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chính vì vậy chúng ta cần có các phương pháp lây nhiễm và tiêm phòng vacxin cho bé càng sớm càng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android