Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa

Cơ bản

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể liên quan đến nhiều bệnh lý da liễu như dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông,… hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác trong cơ thể.

Nguyên nhân

1. Nổi mề đay, phát ban do thời tiết nắng nóng

Nổi mề đay, phát ban là bệnh lý da liễu dễ bùng phát khi thời tiết nóng bức. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và một số trường hợp người lớn có thể mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vùng da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, bên trong chứa dịch nước và không gây ngứa ngáy trên da ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng (sản phẩm làm sạch, hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm,…). Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng phát ban, nổi mụn nước, mẩn đỏ nhưng không ngứa da. Bề mặt da khô ráp, bong tróc vảy trắng. Những trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước chứa dịch và thường xuyên ngứa ngáy.

Nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa có thể là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
Nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa có thể là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa

3. Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Đặc trưng của bệnh bao gồm nổi các nốt đỏ nhưng không ngứa khắp cơ thể. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh có thể kèm theo các triệu chứng: đau bụng, đi ngoài tiêu chảy, đau họng,…

4. Rôm sảy do thời tiết nóng bức

Rôm sảy là tình trạng kích ứng da thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi. Triệu chứng điển hình là các nốt mẩn đỏ li ti, mọc tập trung hoặc rải rác trên da. Các nốt này thường xuất hiện ở những vùng da tiết mồ hôi nhiều như lưng, ngực, nách, cổ,…

5. Bệnh zona

Bệnh zona có triệu chứng đặc trưng là các nốt ban đỏ trên da gây nóng rát nhưng không ngứa. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và dễ dàng lây nhiễm sang vùng da khác.

Trường hợp nặng bệnh có thể gây ra tình trạng: nhiễm trùng da, viêm phổi, liệt cơ mặt, ảnh hưởng hệ thần kinh,… rất nguy hiểm. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa sớm để điều trị bệnh.

6. U máu

U máu là khối u nhỏ lành tính, thường xuất hiện dưới da mặt, da đầu, da lưng hoặc ngực. Triệu chứng đặc trưng của u máu gồm các nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa ngáy và khu trú tại một vùng da nhất định.

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp nặng, khối u máu bị chảy máu hoặc chèn ép lên lớp biểu bì da, các cơ quan khác thì cần được can thiệp điều trị sớm.

7. Ung thư da

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện các nốt hoặc đốm đỏ, mảng vảy không gây ngứa trên bề mặt da. Các nốt này thường không tự biến mất và xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như u nhỏ màu đỏ tươi hoặc tím, nốt ruồi bất thường trên da, xuất hiện vùng da bị loét.

Nguyên nhân gây ung thư da có thể do yếu tố di truyền, da tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất gây ung thư trong thời gian dài. Ngoài ra, bệnh có thể phát triển từ một số tình trạng như Bowen, dày sừng quang hóa, viêm da mãn tính,…

Ung thư da là dạng tổn thương da ở mức độ nặng có thể gây ra tử vong. Do vậy, cần chủ động đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường trên da.

8. Bệnh hăm da

Hăm da là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc phải nếu cơ thể bị dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc không được vệ sinh đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, bụng, bên dưới ngực, nách hoặc kẽ chân.

Một số triệu chứng của bệnh như:

  • Xuất hiện mảng da màu đỏ không ngứa hoặc ngứa nhẹ
  • Nốt mụn nhỏ li ti, màu đỏ nổi trên bề mặt da
  • Xuất hiện các đốm da khô

Hầu hết các triệu chứng hăm da đều biến mất sau vài ngày nhưng trong trường hợp nghiêm trọng có thể hình thành các vết loét, nứt nẻ chảy máu gây nhiễm trùng da.

Chăm sóc tại nhà

  • Chườm đá lạnh: Dùng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn vải bọc đá viên lại, rồi áp lên vùng da tổn thương khoảng 15-20 giây. Lặp lại hành động trong khoảng 10-15 phút.
  • Tắm với bột yến mạch: Cho một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm vùng da tổn thương trong nước khoảng 15 phút, tắm sạch lại với nước.
  • Uống nước lá cây đinh lăng: Phơi khô lá đinh lăng, nấu 80g đinh lăng với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt nước cốt chia ra để dùng 2 lần/ngày

Khi nào đi khám bác sĩ?

Vết mẩn đỏ kéo dài trên 48h không có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị

Một số nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị mẩn đỏ như:

  • Thuốc kháng Histamine như Loratadin, Cetirizine, Loratadine, Diphenhydramine, thuốc bôi Phenergan,…: làm giảm triệu chứng do dị ứng, nổi mề đay, viêm da dị ứng,…
  • Thuốc Corticosteroid như Dexamethason, Prednisolon, thuốc bôi Eumovate,…: có tác dụng điều trị trường hợp nổi mẩn đỏ nặng, mãn tính. Mặc dù thuốc corticosteroid điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc Omalizumab: điều trị tình trạng mẩn đỏ trong trường hợp cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc kháng histamine hoặc corticosteroid.
  • Thuốc bổ sung, cải thiện tình trạng sưng viêm, đỏ da: Clindamycine 1%
  • Kem bôi ngoài da: có tác dụng làm dịu da và cung cấp độ ẩm cho da

Lưu ý: Các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android