Tỷ Lệ Viêm Gan B Ở Việt Nam Và Nguy Cơ Lây Nhiễm Tiềm Ẩn

Viêm gan B được đánh giá là căn bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Theo báo cáo từ Cục Y tế dự phòng, mỗi năm nước ta có tới khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus siêu vi B. Đáng chú ý là tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam đang thuộc top đầu trong khu vực và ở mức đáng báo động.

Sơ lược về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus HBV. Loại virus này có thể sống ở nhiệt độ 100 độ C trong 20 phút, và sống tới 20 năm trong môi trường -20 độ C, khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày với thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng 30 – 180 ngày. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam hiện nay, trong đó ước tính có khoảng 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam. 

Bệnh viêm gan B được chia làm 2 giai đoạn là: Viêm gan B cấp tính và mạn tính. Trong đó:

  • Viêm gan cấp tính

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, thường kéo dài dưới 6 tháng kèm theo một số biểu hiện như: Chán ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, sốt, đau nhức tay chân, đau nhẹ hạ sườn, vàng da, vàng mắt… Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoàn toàn có thể loại bỏ virus gây bệnh.

Tuy nhiên, khả năng điều trị khỏi sớm hay muộn còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, tình trạng cơ địa mỗi người. Nếu không được can thiệp kịp thời bệnh sẽ diễn biến thành viêm gan B mạn tính.

  • Viêm gan B mạn tính

Viêm gan B mạn tính thường có diễn biến âm thầm, kéo dài trong khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống lại nhiễm trùng, từ đó virus sẽ gây tổn thương viêm, hoại tử tế bào gan. Các triệu chứng bao gồm: Hay kiệt sức, rối loạn tiêu hóa, đau các khớp, ăn không ngon, ói mửa, nước tiểu sậm, xuất huyết dưới da…

Viêm gan B mạn thường diễn biến âm thầm trong 6 tháng hoặc lâu hơn
Viêm gan B mạn thường diễn biến âm thầm trong 6 tháng hoặc lâu hơn

Người bệnh bị viêm gan B mạn tính có thể kéo dài suốt đời hoặc dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Xơ gan, nhiễm độc gan, ung thư gan… Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn phòng ngừa đồng thời làm giảm các triệu chứng nếu như điều trị sớm và đúng phương pháp.

Thực tế, virus gây viêm gan B không lây lan khi hắt hơi hoặc ho, chúng được truyền từ người sang người thông qua 3 con đường chính là: Đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đối tượng có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B cao gồm có: Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, người tiêm chích ma túy, người quan hệ tình dục bừa bãi, người sống cùng nhà với người bệnh, nhân viên y tế, người thường truyền máu, chạy thận nhân tạo, ghép tạng…

Tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam hiện nay ở mức đáng báo động

Viêm gan B được gọi là căn bệnh “sát thủ thầm lặng”, bởi nó âm thầm tấn công vào gan, đặc biệt là nhiều trường hợp phát bệnh không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài. Chỉ tới khi bệnh chuyển nặng, người bệnh đi thăm khám, cấp cứu thì đã sang viêm gan mạn tính, thậm chí là xơ gan. Chính vì vậy mà viêm gan B không chỉ là mối lo ngại riêng của Việt Nam, mà còn là bài toán khó đối với nhiều nước trên thế giới.

Theo một số thống kê uy tín vào năm 2019, tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam được xếp vào nhóm những nước viêm gan B cao nhất thế giới, với mức 10 – 20% trên tổng dân số. Trong đó, tỷ lệ này chiếm 5 – 10% nguyên nhân là do đường lây từ mẹ sang con, đặc biệt 90% sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mãn tính.

Virus siêu vi B làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh thành ung thư biểu mô tế bào gan lên 100 lần. Trên thế giới có khoảng 80% các trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào gan và 70% ở Việt Nam là do HBV gây ra. Đặc biệt, mỗi năm có khoảng 0,5% người nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chuyển biến nặng thành ung thư gan. Tại Việt Nam, vào năm 2017, số người xơ gan là hơn 51.000 người, ung thư tế bào gan là hơn 14.000 người và hơn 32.000 người tử vong.

Tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam hiện nay ở mức đáng báo động
Tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam hiện nay ở mức đáng báo động

GS.TS Phạm Nhật An đã nhận định rằng, tình trạng trẻ nhỏ mắc phải bệnh lý này ngày càng gia tăng đáng kể. Bởi virus HBV không chừa bất cứ đối tượng nào, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ và kể cả trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chủ yếu là truyền từ mẹ sang con.

Theo GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi (chủ nhiệm Bộ môn Khoa học truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 103) cho biết, khi virus HBV đi vào cơ thể người, nếu cơ thể chưa có miễn dịch chống lại HBV thì nguy cơ bị virus tấn công là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus cũng gây bệnh cho gan, chỉ khi nó được nhân lên ồ ạt, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời tấn công vào tế bào gan mạnh mẽ thì mới gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gan và cơ thể.

GS Mùi cũng cho hay, virus viêm gan B dù tồn tại trong cơ thể nhưng chưa phá hủy tế bào gan, khi xét nghiệm men gan bình thường thì được cho là nhiễm virus viêm gan thể lành tính (thể ngủ). Thế nhưng virus HBV tồn tại trong cơ thể vẫn có khả năng truyền nhiễm cho người khác cao. Mặt khác, chúng chỉ tạm thời không hoạt động và có thể bùng tái phát bất cứ lúc nào, nhất là khi sức đề kháng, khả năng chống chọi với virus bị giảm.

Thực tế, hiện nay phần lớn những người bị nhiễm viêm gan siêu vi B ở trạng thái ngủ đều có tâm lý chủ quan. Không duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện điều độ, thường xuyên dùng những món ăn có hại như đồ nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, chất kích thích, không kiểm tra sức khỏe thường xuyên… Họ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ virus một lần nữa tái hoạt động mạnh mẽ, gây tổn thương tới gan.

Dấu hiệu đáng mừng trong những năm gần đây là tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, do chương trình tiêm chủng đang được phổ biến trên cả nước. Ngoài ra, Bộ Y tế còn khuyến cáo việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bao gồm cả trường hợp mẹ mắc bệnh hay không. Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm của căn bệnh này.

Làm gì để bảo vệ bản thân và giảm tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam

Chúng ta đều biết, viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát và sống chung với bệnh. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý một số yếu tố quan trọng sau đây để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm.

  • Tiêm vacxin phòng bệnh được xem là giải pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vacxin được khuyến cáo tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Tiếp đó phác đồ tiêm sẽ dựa vào vacxin viêm gan B đơn hoặc thành phần vacxin có trong các mũi phối hợp. 
  • Đối với người lớn, cần thực hiện các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để biết cơ thể có bị lây nhiễm hay đã có kháng thể hay chưa Nếu kết quả HBsAg cho âm tính thì cần tiêm phòng vacxin đúng và đủ số mũi càng sớm càng tốt.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là một trong số những biện pháp giúp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả. Tốt nhất không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, vòng tai hoặc dụng cụ cá nhân có thể dính máu hay dịch tiết cơ thể. 
Không dùng chung các vật dụng có nguy cơ tiếp xúc máu
Không dùng chung các vật dụng có nguy cơ tiếp xúc máu
  • Sinh hoạt tình dục không an toàn cũng là một trong số những nguyên nhân gây lây nhiễm  viêm gan B nhanh chóng. Do đó chúng ta nên sử dụng các biện pháp an toàn mỗi khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ tập thể, quan hệ với trai/gái mại dâm hay những người chưa rõ tình trạng sức khỏe…
  • Phụ nữ khi có ý định mang thai nên kiểm tra sức khỏe để tránh lây nhiễm cho con. Trong trường hợp bị nhiễm viêm gan B nhưng vẫn muốn mang thai, mẹ nên điều trị bệnh và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bởi khi cơ thể thiếu dinh dưỡng thì gan không thể làm việc hiệu quả được, ngược lại khi thừa dinh dưỡng thì gan sẽ khó đào thải các chất dư thừa ra ngoài. Vì vậy, bạn nên bổ sung đúng và đủ các dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như: Chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu…
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp kịp thời phát hiện mầm mống của bệnh, qua đó đưa ra được các giải pháp ức chế khả năng hoạt động cũng như ảnh hưởng của virus tới chức năng gan. Bởi phần lớn các trường hợp phát hiện mắc viêm gan B sớm đều là nhờ thăm khám định kỳ.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu về tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam cũng như nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn của căn bệnh này. Mong rằng thông tin được cung cấp trong bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về viêm gan B, đồng thời có giải pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, an toàn nhất cho mình và cộng đồng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android