Mụn

Tổng quan

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu xảy ra khi nang lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Có nhiều phương pháp điều trị mụn hiệu quả nhưng các nốt mụn trên da vẫn có thể tái phát trong thời gian dài.

Định nghĩa

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu xảy ra khi nang lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Nó gây ra mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn viêm hoặc mụn nhọt. Mụn trứng cá phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.

Có nhiều phương pháp điều trị mụn hiệu quả nhưng các nốt mụn trên da vẫn có thể tái phát trong thời gian dài. Khi các mụn nhọt và vết sưng tấy lành dần và khi một nốt mụn bắt đầu biến mất, những mụn khác vẫn có thể mọc lên.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, mụn trứng cá có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và để lại sẹo trên da. Bạn bắt đầu điều trị càng sớm thì nguy cơ để lại sẹo thâm càng thấp.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Triệu chứng của mụn có thể đa dạng về hình thái và mức độ nghiêm trọng, phụ thuộc vào loại mụn và tình trạng viêm nhiễm.

Các loại mụn thường gặp và triệu chứng của chúng:

  • Mụn đầu đen: Đây là loại mụn không viêm, hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhưng vẫn mở trên bề mặt da. Dầu thừa và tế bào chết tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa, tạo thành màu đen đặc trưng. Mụn đầu đen thường xuất hiện dưới dạng các nốt nhỏ, sẫm màu trên da, không gây đau hoặc sưng.
  • Mụn đầu trắng: Tương tự mụn đầu đen, mụn đầu trắng cũng hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, nhưng lỗ chân lông lại đóng kín trên bề mặt da. Dầu thừa và tế bào chết không tiếp xúc với không khí, tạo thành các nốt nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt trên da. Mụn đầu trắng cũng thường không gây đau hoặc sưng.
  • Mụn bọc: Đây là loại mụn viêm, hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây ra phản ứng viêm. Mụn bọc thường xuất hiện dưới dạng các nốt sưng, đỏ, đau, có thể chứa mủ bên trong.
  • Mụn mủ: Mụn mủ là một dạng mụn bọc nặng hơn, với lượng mủ nhiều hơn. Mụn mủ thường gây đau nhức và có thể để lại sẹo sau khi lành.
  • Mụn nang: Đây là loại mụn viêm nặng nhất, hình thành sâu dưới da và có thể lan rộng, gây tổn thương nghiêm trọng. Mụn nang thường xuất hiện dưới dạng các nốt sưng to, đỏ, đau, chứa đầy mủ và có thể để lại sẹo sâu sau khi lành.

Ngoài các tổn thương viêm trên da, mụn còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đỏ da: Vùng da xung quanh mụn thường bị đỏ và sưng do viêm nhiễm.
  • Đau nhức: Các loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ và mụn nang thường gây đau nhức, đặc biệt khi chạm vào.
  • Ngứa: Trong một số trường hợp, mụn có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên Nhân

Bốn yếu tố chính gây ra mụn trứng cá bao gồm:

  • Sản xuất dầu thừa (bã nhờn).
  • Nang lông bị tắc do bụi bẩn và tế bào da chết.
  • Vi khuẩn.
  • Viêm da.

Mụn thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng trên và vai vì những vùng da này có nhiều tuyến bã nhờn nhất. Thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng hoặc lỗ chân lông có thể hở ra và gây ra mụn đầu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện như những chấm nhỏ màu đen, dễ bị nhầm lẫn với bụi bẩn bám sâu trong lỗ chân lông. Nhưng thực chất lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn và dầu thừa, chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí.

Mụn nhọt là những đốm đỏ nổi lên với tâm màu trắng phát triển khi các nang lông bị tắc, gây viêm hoặc do nhiễm vi khuẩn. Sự tắc nghẽn và viêm sâu bên trong nang lông tạo ra các u nang bên dưới bề mặt da. Các lỗ chân lông khác trên da là lỗ hở của tuyến mồ hôi, thường không liên quan đến mụn trứng cá.

Một số điều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn:

  • Thay đổi nội tiết tố: Androgens là những hormone tăng lên ở những thanh niên trong tuổi dậy thì, khiến tuyến bã nhờn to ra và tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh, cũng có thể dẫn đến nổi mụn.
  • Một số loại thuốc: Bao gồm các loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
  • Do thực phẩm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì trắng, bánh mì tròn và khoai tây chiên có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
  • Căng thẳng: Căng thẳng stress không gây ra mụn trứng cá, nhưng nếu bạn đã bị mụn trứng cá thì căng thẳng có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Biến chứng

Mụn không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Sẹo:

  • Sẹo lõm: Thường gặp nhất, hình thành do tổn thương sâu dưới da, có nhiều dạng như sẹo đáy nhọn, đáy tròn, lượn sóng.
  • Sẹo lồi: Ít gặp hơn, nhô lên trên bề mặt da, gây ngứa và khó chịu.
  • Sẹo thâm: Đốm sẫm màu do tăng sinh melanin, tồn tại lâu trên da.

Tăng sắc tố sau viêm: Vùng da bị mụn để lại đốm sậm màu, thường gặp ở người da sẫm màu, mất nhiều thời gian để mờ.

Rối loạn tâm lý:

  • Mụn gây tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ.
  • Nếu không được giải tỏa, những cảm xúc tiêu cực kéo dài có khả năng phát triển thành các vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm và rối loạn lo âu.

Nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng tại chỗ: Mụn bị nặn không đúng cách có thể sưng, đau, lan rộng.
  • Nhiễm trùng huyết: Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, nhiễm trùng lan vào máu, đe dọa tính mạng.

Phòng ngừa

Dù mụn có thể xuất hiện, nhưng việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sự hình thành của chúng, từ đó duy trì một làn da sáng khỏe, mịn màng.

Vệ sinh da đúng cách:

  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da, làm sạch da mặt hai lần mỗi ngày. Tránh sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, gây khô da và kích ứng.
  • Tẩy trang kỹ lưỡng trước khi đi ngủ, đặc biệt là khi sử dụng mỹ phẩm hoặc kem chống nắng.
  • Tránh chạm tay lên mặt hoặc nặn mụn, vì điều này có thể làm lây lan vi khuẩn và gây viêm nhiễm.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, vì chúng có thể làm tăng sản xuất dầu nhờn và gây mụn.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, không chỉ giúp thanh lọc độc tố mà còn duy trì làn da căng mịn, ẩm mượt.

Chăm sóc tóc:

  • Gội đầu thường xuyên để tránh dầu nhờn từ tóc bám vào da mặt và gây mụn.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa dầu hoặc chất nhờn.

Quản lý căng thẳng:

  • Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, gây ra mụn trứng cá. Vì vậy, hãy tìm cách quản lý căng thẳng hiệu quả, như tập yoga, thiền hoặc dành thời gian thư giãn.

Chọn mỹ phẩm phù hợp:

  • Sử dụng mỹ phẩm không chứa dầu (oil-free) và không gây mụn (non-comedogenic).
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu hoặc chất tạo màu mạnh, có thể gây kích ứng da.
  • Đảm bảo làm sạch da mặt hoàn toàn bằng cách tẩy trang kỹ càng trước khi đi ngủ.

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 30 mỗi ngày, kể cả khi trời không nắng.
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy bảo vệ cơ thể bằng cách đội mũ rộng vành và mặc quần áo dài tay.

Khám bác sĩ da liễu: Nếu bạn bị mụn nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp phòng ngừa tại nhà, hãy đến khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Đánh giá lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực quan vùng da bị mụn, quan sát các loại tổn thương như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc, nang, sẹo... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh, thói quen chăm sóc da, chế độ ăn uống, chu kỳ kinh nguyệt (ở nữ giới) và các yếu tố khác có thể liên quan đến tình trạng mụn.

Xét nghiệm bổ sung

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm nội tiết tố: Để đánh giá nồng độ hormone androgen, đặc biệt ở nữ giới có mụn trứng cá nặng hoặc kèm theo các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, rậm lông...
  • Cấy vi khuẩn: Để xác định loại vi khuẩn gây mụn và lựa chọn kháng sinh phù hợp nếu cần thiết.
  • Sinh thiết da: Trong trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ da để kiểm tra dưới kính hiển vi, loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự mụn trứng cá.

Biện pháp điều trị

Tây y cải thiện triệu chứng nhanh chóng

Nếu bạn đã thử các sản phẩm trị mụn không kê đơn trong vài tuần và không mang lại hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc có tác dụng mạnh theo toa. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn:

  • Kiểm soát các nốt mụn trứng cá của bạn.
  • Tránh để lại sẹo hoặc tổn thương khác trên da.
  • Làm mờ thâm sẹo.

Thuốc trị mụn hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu, ngăn ngừa sưng tấy hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Với hầu hết các loại thuốc trị mụn theo toa, bạn có thể không nhận thấy kết quả trong vòng 4 - 8 tuần. Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để các nốt mụn của bạn khỏi hoàn toàn.

Phác đồ điều trị mà bác sĩ khuyến nghị tùy thuộc vào độ tuổi, loại mụn và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Thuốc bôi và thuốc uống thường được sử dụng cùng lúc. Các lựa chọn điều trị cho phụ nữ mang thai bị hạn chế do nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ.

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thuốc cùng với các phương pháp điều trị khác mà bạn đang cân nhắc. Hẹn tái khám với bác sĩ từ 3 đến 6 tháng một lần cho đến khi làn da của bạn được cải thiện.

Thuốc bôi

Các loại thuốc bôi theo toa phổ biến bạn có thể dùng đó là:

  • Retinoid và các loại thuốc giống retinoid: Thuốc có chứa axit retinoic hoặc tretinoin thường hữu ích cho mụn trứng cá ở mức độ vừa phải. Thuốc được bào chế ở dạng kem, gel và lotion. Bạn bôi thuốc này vào buổi tối, bắt đầu 3 lần/ tuần, sau đó có thể bôi hàng ngày khi da bạn đã quen với thuốc. Thuốc giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn của nang lông. Retinoid bôi tại chỗ làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da. Chúng cũng có thể gây khô da và mẩn đỏ, đặc biệt ở những người có làn da nâu hoặc đen. 
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn dư thừa trên da, giúp làm giảm mẩn đỏ và viêm. Trong vài tháng điều trị đầu tiên, bạn có thể sử dụng cả retinoid và kháng sinh, kháng sinh bôi vào buổi sáng và retinoid vào buổi tối. Thuốc kháng sinh thường được kết hợp với benzoyl peroxide để giảm tình trạng kháng kháng sinh. Không nên bôi thuốc kháng sinh tại chỗ.
  • Axit Azelaic và axit salicylic: Axit Azelaic là một loại axit tự nhiên được sản xuất từ nấm men. Nó có đặc tính kháng khuẩn. Kem hoặc gel axit azelaic 20% dường như có hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá thông thường khi sử dụng hai lần một ngày. Axit azelaic kê đơn là một lựa chọn phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Axit salicylic có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn nang lông. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của thuốc vẫn còn hạn chế. 
  • Dapson: Dapsone (Aczone) 5% gel bôi hai lần mỗi ngày được khuyên dùng cho mụn trứng cá viêm. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm cảm giác khô da và ửng đỏ nhẹ.

Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng kẽm, lưu huỳnh, nicotinamide, resorcinol, sulfacetamide natri hoặc nhôm clorua trong các phương pháp điều trị tại chỗ cho mụn trứng cá.

Thuốc uống

  • Thuốc kháng sinh: Đối với mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường uống để giảm vi khuẩn. Thông thường lựa chọn đầu tiên để điều trị mụn trứng cá là tetracycline hoặc macrolide. Macrolide có thể là một lựa chọn cho những người không thể dùng tetracycline, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Chỉ nên dùng kháng sinh uống trong một khoảng thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Chúng cũng nên được kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide để giảm nguy cơ bị kháng kháng sinh. Tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá là không phổ biến. Tuy nhiên những loại thuốc này làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da bạn
  • Thuốc tránh thai kết hợp: Một số loại thuốc tránh thai kết hợp đã được FDA chấp thuận để điều trị mụn trứng cá đó là những sản phẩm như Ortho Tri-Cyclen 21, Yaz. Bạn cần sử dụng thuốc trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai kết hợp là tăng cân, đau ngực và buồn nôn. Những loại thuốc này cũng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
  • Thuốc kháng androgen: Thuốc spironolactone (Aldactone) có thể được xem xét cho phụ nữ và trẻ vị thành niên nếu kháng sinh đường uống không giúp ích. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của hormone androgen lên các tuyến sản xuất dầu. Một số người có thể gặp phải các triệu chứng như căng tức ngực hoặc đau bụng kinh trong quá trình sử dụng.
  • Isotretinoin: Isotretinoin (Amnvalu, Claravis, những loại khác) là một dẫn xuất của vitamin A. Nó có thể được kê đơn cho những người bị mụn trứng cá ở mức độ vừa hoặc nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tác dụng phụ tiềm ẩn của isotretinoin đường uống bao gồm bệnh viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, có một số mẹo dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ, được cho là có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, hiệu quả của các phương pháp này có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người và cần được áp dụng một cách cẩn trọng.

  • Mật ong: Mật ong sở hữu đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và khả năng làm dịu làn da kích ứng. Bạn có thể thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng da bị mụn, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Nha đam: Gel nha đam chứa các chất chống viêm và làm lành da. Bạn có thể lấy gel từ lá nha đam tươi, thoa lên vùng da bị mụn và để qua đêm.
  • Chanh: Chanh có tính axit giúp làm sạch và tẩy tế bào chết. Bạn có thể pha loãng nước cốt chanh với nước theo tỷ lệ 1:3, thoa lên vùng da bị mụn bằng bông gòn, để khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch. Lưu ý không nên sử dụng chanh nếu da bạn nhạy cảm hoặc đang bị tổn thương.
  • Trà xanh: Trà xanh giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể đắp túi trà xanh đã qua sử dụng (để nguội) lên vùng da bị mụn hoặc sử dụng nước trà xanh để rửa mặt hàng ngày.
  • Nghệ: Nghệ có chứa curcumin, một chất có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Trộn đều bột nghệ với nước hoặc sữa chua không đường để có hỗn hợp sệt. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn, thư giãn trong khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Đông y điều trị toàn diện

Đông y xem mụn trứng cá là biểu hiện của sự mất cân bằng nội tại, cụ thể là do nhiệt độc tích tụ trong cơ thể. Nhiệt độc này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở tuổi dậy thì), chế độ ăn uống không lành mạnh (nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ), căng thẳng kéo dài, hoặc do vệ sinh da không đúng cách.

Cơ chế điều trị mụn theo Đông y tập trung vào việc thanh nhiệt giải độc, điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm sạch da, giảm sưng viêm và ngăn ngừa mụn tái phát.

Các bài thuốc và phương pháp điều trị hay

Bài thuốc uống:

  • Bát vị hoàn: Thành phần gồm 8 vị thuốc: Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Bạch linh, Quế chi. Tác dụng tư âm, bổ thận, thanh nhiệt và giải độc. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sắc thuốc mỗi ngày một thang và chia thành 2-3 lần uống.
  • Gia giảm Tứ vật thang: Thành phần gồm 4 vị thuốc: Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung. Tác dụng bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, điều hòa kinh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sắc thuốc mỗi ngày một thang và chia thành 2-3 lần uống.
  • Thanh nhiệt giải độc thang: Thành phần gồm các vị thuốc như Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Địa đinh, Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sắc thuốc mỗi ngày một thang và chia thành 2-3 lần uống.

Châm cứu: Châm vào các huyệt đạo liên quan đến gan, thận, phế để điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Một số huyệt đạo như: Nội quan, Hợp cốc, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái xung.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn và các giải pháp hiệu quả. Hãy kiên trì áp dụng và kết hợp với lối sống lành mạnh để sở hữu làn da sạch mụn, khỏe đẹp.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Sau khi nặn mụn, hãy làm sạch vùng da đó và bôi thuốc mỡ kháng khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Tránh chạm vào khu vực bị mụn để vết thương mau lành và giảm thiểu sẹo.
  • Bạn có thể thử các phương pháp trị mụn khác như sử dụng miếng dán mụn, chườm ấm, các loại thuốc điều trị mụn.
Xem chi tiết

Mụn thịt KHÔNG TỰ HẾT. Mụn thịt là những tổn thương lành tính hình thành khá sâu dưới da và không có khả năng tự tiêu biến. Thậm chí, trong một số trường hợp, mụn thịt còn có xu hướng phát triển và lan sang những vùng da xung quanh, gây mất thẩm mỹ.

Xem chi tiết

Chế độ ăn uống khoa học có tác động rất lớn đến việc hỗ trợ điều trị mụn nhọt. Vậy người bị mụn nhọt nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu kẽm, cá béo và uống trà thảo dược.

Xem chi tiết

Sau khi đốt mụn thịt và kích thích tái tạo da bằng phương pháp laser bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để vết thương mau chóng lành và không để lại sẹo:

  • Kiêng ăn: Hải sản, rau muống, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, thực phẩm chứa nhiều đường, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Nên ăn: Rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin E (rau bina, dầu thực vật hạt dẻ, đu đủ), thực phẩm lợi khuẩn (sữa chua, phô mai), uống nhiều nước.
Xem chi tiết

  • Mụn bọc không thể tự hết. Càng để lâu, mụn càng chai, điều trị cũng ngày càng khó khăn, nguy cơ để lại sẹo trên da cao hơn.
  • Thông thường nếu được điều trị đúng cách mụn bọc sẽ biến mất hoàn toàn khoảng sau ít nhất 3 tháng
  • Nên vệ sinh da mặt đúng cách để ngăn ngừa mụn bọc
Xem chi tiết

Người bị mụn mủ tuyệt đối không nên tự nặn, tránh gây nhiễm trùng, hình thành sẹo trên da, chỉ nên nặn trong một số trường hợp nhất định như:

  • Mụn mủ đã chín, có đầu trắng hoặc vàng rõ ràng.
  • Mụn mủ nằm ở vị trí dễ tiếp cận, không có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác.
  • Mụn mủ đã khô cồi nhưng chưa rụng, cần ngoại lực can thiệp.
Xem chi tiết

  • Mụn ẩn có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng cũng có thể kéo dài và trở thành mụn viêm, mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách.
  • Thay vì nặn mụn ẩn dễ gây tổn thương cho da, nên sử dụng các sản phẩm BHA để đẩy mụn lên bề mặt
Xem chi tiết

Không, mụn ẩn không nên tự nặn do có thể gây tổn thương da và nhiễm trùng. Việc này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như vết thâm, sẹo rỗ, và dị ứng da, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm. Khuyến cáo tìm đến các chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android