Nổi Mề Đay Khi Mang Thai

Tổng quan

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai rất dễ bị mề đay bởi lúc này cơ thể có nhiều thay đổi, nếu gặp tác nhân gây dị ứng thì bệnh sẽ khởi phát ngay lập tức. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, nổi mề đay khi mang thai sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Định nghĩa

Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng thai phụ bị ngứa ngáy, khó chịu và mẩn đỏ ở khắp người. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị phản ứng quá mức với những tác nhân gây dị ứng, sản sinh ra hoạt chất histamin làm nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Bệnh mề đay ở phụ nữ mang thai cũng giống những thể bệnh khác, được chia thành 2 giai đoạn chính:

  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng nhẹ, xuất hiện đột ngột và bệnh thường kéo dài trong vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sẽ tự hết.
  • Mề đay mãn tính: Các triệu chứng nặng hơn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trên da, có thể tái nhiễm nhiều lần và thường kéo dài trên 6 tuần, thậm chí hàng năm.

Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, có đến 0,25 - 1% nổi mề đay khi mang thai lần đầu tiên. Do đó, những chị em chuẩn bị lần đầu làm mẹ cần hết sức lưu ý và có lối sống khoa học, hạn chế suy nghĩ, stress hay có những tổn thương tâm lý quá nhiều.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Nhìn chung, mề đay mang thai sẽ làm mẹ bầu ngứa da, khó chịu, cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này:

  • Da bị mẩn đỏ, sưng phù theo từng nốt hoặc từng mảng, kích thước, màu sắc của da sẽ khác nhau tùy theo sức khỏe của mỗi người bệnh.
  • Mẹ bầu bị ngứa từ nhẹ đến nặng, tình trạng này xuất hiện nhiều vào ban đêm, sáng ngủ dậy và khi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi dẫn đến tụt huyết áp, ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ và làm những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, mẹ bầu có thể bị sưng mí mắt, sưng môi hoặc viêm nhiễm ở những vùng da mỏng.

Ngay khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng này tốt nhất mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai nhi.

Nguyên Nhân

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh mề đay khi mang thai sẽ giúp việc chữa trị dễ dàng hơn, đồng thời mẹ bầu sẽ có cách phòng ngừa phù hợp.

Theo chuyên gia của Vietmec Group, những nguyên nhân chính gây nổi mề đay khi mang thai gồm:

  • Thay đổi tâm lý: Giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường có những thay đổi lớn về tâm lý, stress và mệt mỏi nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ bị mề đay.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn về hormone estrogen và progesterone, khi chúng tăng quá đột ngột sẽ làm cơ thể không kịp kích ứng và gây nổi mề đay, mẩn đỏ da.
  • Bị côn trùng cắn: Rất nhiều loại côn trùng chứa các loại nọc độc và làm phá hủy hàng rào bảo vệ da. Từ đó khiến da trở nên nhạy cảm hơn và làm mẹ bầu bị nổi mề đay.
  • Dị ứng thực phẩm: Ở những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén và sở thích về ăn uống cũng thay đổi. Một số món ăn có thể khiến cơ thể bị dị ứng và gây ra những phản ứng trên da.
  • Tăng cân: Hầu hết phụ nữ thường sẽ tăng từ 5-10 cân khi mang thai. Điều này khiến da bị căng và thiếu ẩm, việc da khô, không đủ độ ẩm sẽ làm mề đay khởi phát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Phụ nữ mang thai thường dễ bị dị ứng với một số loại thuốc, do đó thời gian này cần ngưng uống thuốc và nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Phụ nữ mang bầu có hệ miễn dịch suy giảm nhanh, nếu không cải thiện kịp thời thì sẽ dễ bị dị ứng, nhiễm trùng và mẩn ngứa.
  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Phấn hoa, lông động vật, côn trùng, hóa chất,... là những yếu tố có thể gây dị ứng nếu tiếp xúc, do đó mẹ bầu nên tránh xa những tác nhân này.

Biến chứng

Mẹ bầu bị nổi mề đay có thể ảnh hưởng nhiều đến cả mẹ và thai nhi. Nếu như bệnh cấp tính, tự khỏi trong 1 - 2 giờ thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên với những mẹ bầu hệ miễn dịch kém, bệnh kéo dài liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng thì cần tìm biện pháp xử lý phù hợp để tránh gặp nguy hiểm.

Ảnh hưởng đối với mẹ bầu

  • Mẹ bầu mất ngủ, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi gây suy nhược cơ thể, stress kéo dài.
  • Nếu không xử lý mề đay có thể làm phù mạch, suy hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, thậm chí có thể gây sinh non.

Ảnh hưởng với thai nhi

  • Em bé sinh ra có nguy cơ bị bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, lác, viêm võng mạc,...
  • Mắc các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, thiếu ngón tay, ngón chân.
  • Thai nhi dễ bị tim bẩm sinh hoặc thiếu máu não.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây khó thở, thở hụt, dị dạng phế quản,...
  • Trẻ cũng có nguy cơ cao bị mề đay vì bệnh có tính di truyền từ mẹ sang con.

Vậy có thể khẳng định, nổi mề đay khi mang thai nếu ở thể nhẹ thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu bệnh nặng thì hết sức chú ý điều trị để  phòng ngừa những biến chứng.

Phòng ngừa

Mẹ bầu không nên chủ quan khi gặp tình trạng nổi mề đay mà cần điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng sau này. Bên cạnh đó, chị em cũng nên có những phương pháp phòng tránh bệnh bằng cách duy trì lối sống khoa học, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên thay quần áo, mặc những bộ đồ rộng, thoáng mát.
  • Trong giai đoạn này, da rất dễ bị kích ứng nên bạn hãy chú ý dùng các loại mỹ phẩm lành tính, có chiết xuất từ tự nhiên, đảm bảo chất lượng.
  • Không tiếp xúc với những tác nhân xấu gây dị ứng, nếu thực sự cần thì hãy đeo khẩu trang, mặc quần áo kín.
  • Không gãi và cào xát mạnh lên da để tránh làm những tổn thương nặng nề hơn và làm da bị viêm nhiễm.
  • Thời gian này mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái, những người thân xung quanh cũng nên tạo không khí thoải mái để mẹ bầu không bị áp lực hay stress.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh để tăng làm ẩm da, tránh để cơ thể bị mất nước.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học và nên ngủ đủ giấc, có thể tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cải thiện hệ miễn dịch.
  • Không tự ý dùng thuốc Tây y, Đông y mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Những ngày thời tiết thay đổi hoặc vào giai đoạn giao mùa, bạn nên mặc ấm, hạn chế tiếp xúc với gió lớn (nếu có thì hãy mặc ấm, che chắn cẩn thận).
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, những thực phẩm tốt cho mẹ và bé, không uống rượu, hút thuốc hoặc ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, hạt óc chó,...
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và nên tắm trong 10 - 15 phút, không tắm quá lâu.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang mang bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc Tây bởi có thể gây ra tình trạng dị ứng, chóng mặt, thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ có một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc có dược tính thấp, lành tính, hạn chế tối đa tình trạng dị ứng hay nguy hiểm cho thai nhi.

  • Thuốc kháng H1: Sử dụng nhóm thuốc kháng H1 cho phụ nữ có thai giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mẩn đỏ. Các thuốc được dùng gồm Loratadine, Phenergan, Cetirizine, Chlorpheniramine,...
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Sử dụng khi mẹ bầu có dấu hiệu đau nhức, nhiễm trùng ngoài da, các thuốc được dùng gồm Budesonide, Triamcinolone,... Thuốc có thể được dùng ở dạng kem bôi hoặc dạng uống, tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và chỉ định từ chuyên gia.
  • Kem dưỡng ẩm: Trên thị trường hiện nay có nhiều kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ tự nhiên có thể giúp đẩy lùi những triệu chứng ngoài da, giúp da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa mề đay tái phát. Bạn có thể dùng kem dưỡng Avene, sản phẩm B5 của La Roche-Posay, kem dưỡng Eucerin, kem Atoskin,....

Các nhóm thuốc Tây dùng để trị mề đay thường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là với mẹ bầu, do đó hãy tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng những loại thuốc này thấy có những biểu hiện bất thường thì cần dừng lại và thông báo với nhân viên y tế để được xử lý.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Sử dụng các mẹo tại nhà để chữa nổi mề đay khi mang thai là phương pháp an toàn, cho hiệu quả tốt và không gây ra nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các mẹo này cũng khá dễ thực hiện và không tốn kém nhiều chi phí. Một số mẹo được các chuyên gia gợi ý dùng cho mẹ bầu bị nổi mề đay gồm:

Sử dụng ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, giúp giải độc và chữa phong, được dùng nhiều trong chữa bệnh mề đay. Mẹ bầu có thể thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

  • Lấy 1 lượng ngải cứu đem rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối, sau đó để cho ráo nước.
  • Rang ngải cứu với muối hạt 10 phút rồi bọc trong vải sạch để chườm lên vùng da bị mề đay.
  • Nên chú ý không để ngải cứu quá nóng vì sẽ gây bỏng da.

Sử dụng lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ có thể chữa trị bệnh mề đay mẩn ngứa, bệnh viêm da, tróc lở và cả những bệnh về đường tiêu hóa. Đây là nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện cũng rất đơn giản.

Cách thực hiện

  • Lấy một lượng lá đơn đỏ làm sạch rồi phơi nắng hoặc sấy khô cho héo.
  • Cắt nhỏ thảo dược thành từng khúc khác nhau và dùng để nấu lấy nước uống.
  • Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Dùng gel nha đam

Nha đam là nguyên liệu rất tốt cho làn da với khả năng cấp nước và dưỡng ẩm cực kỳ tốt. Nguyên liệu này cũng lành tính và không gây kích ứng, dị ứng trên da. Do đó nếu bị nổi mề đay khi mang thai thì có thể sử dụng gel nha đam để thoa lên da.

Cách thực hiện

  • Lấy 1 nhánh nha đam lột hết vỏ, chỉ lấy phần thịt bên trong.
  • Dùng để thoa lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa mỗi ngày giúp giảm nhanh sưng viêm, mẩn đỏ.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần cho đến khi những triệu chứng giảm dần.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android