Nổi Mề Đay Ở Tay

Tổng quan

Nổi mề đay ở tay không hiếm gặp, nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này và cũng có nhiều phương pháp chữa bệnh được áp dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Định nghĩa

Nổi mề đay ở tay là hiện tượng vùng da ở cánh tay, khuỷu tay, cổ tay bị phản ứng, làm xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau nhức. Trong một số trường hợp, vùng da ở tay sẽ xuất hiện những mụn nước, nốt đỏ sưng tấy giống như bị muỗi đốt hoặc những nốt sần đỏ cực kỳ khó chịu.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh mề đay nói chung và nổi mề đay ở tay nói riêng là xuất hiện các đốm đỏ màu hồng, kích thước to hoặc nhỏ. Khi các đốm này xuất hiện, người bệnh sẽ thấy vô cùng khó chịu, ngứa da, nóng da. Bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, khuỷu tay, cánh tay hoặc bất kỳ vị trí nào.

  • Trên tây có nhiều nốt mẩn đỏ ngứa ngáy, đặc biệt là vào chiều tối hoặc nửa đêm. Nếu gãi nhiều, tác động mạnh da có thể bị chảy máu, bong tróc, để lại sẹo.
  • Phần cánh tay, lòng bàn tay có thể xuất hiện đốm nhỏ li ti, mụn nước, có thể mọc theo mảng to nhỏ khác nhau.
  • Nếu nghiêm trọng bạn có thể bị sưng mắt, sưng môi, sốt, đau họng.
  • Một số khác sẽ bị phù mạch, sưng viêm - dấu hiệu cho thấy bệnh nghiêm trọng.

Nguyên Nhân

Các chuyên gia của Vietmec cho biết, mề đay ở tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều có liên quan đến yếu tố dị ứng cùng các vấn đề khác như bệnh lý, stress, thời tiết thay đổi,....

Bị nổi mề đay ở tay do dị ứng

Mề đay có thể là kết quả của việc da bị dị ứng. Khi phản ứng dị ứng bị kích thích, quá trình giải phóng hoạt chất trung gian trong cơ thể bị thúc đẩy nên gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trên da. Với những bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng, mề đay có thể đi kèm những biểu hiện như sưng mắt, nghẹt mũi, sưng họng, chảy nước mắt,...

Những yếu tố làm da dễ bị kích ứng gồm:

  • Tiếp xúc với phấn hoa, khó thuốc lá.
  • Dị ứng lông động vật, các loại mỹ phẩm và hóa chất.
  • Có sự ma sát liên tục giữa quần áo và da.
  • Dị ứng các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng,...
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV trong thời gian dài.
  • Dị ứng nguồn nước hoặc không khí, môi trường.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh mề đay có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các thuốc tân dược. Những thuốc như Morphine, Oxycodone, Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Penicillin,... có thể làm tăng nguy cơ phát ban và nổi mề đay ở tay.

Các biểu hiện dị ứng thuốc thường sẽ xuất hiện trong những ngày đầu sử dụng thuốc và có thể giảm dần trong 3 - 5 ngày tiếp theo. Tuy nhiên nếu bệnh có nhiều biểu hiện nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần ngừng việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Bị nhiễm trùng

Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm họng cấp, sốt phát ban, bệnh sởi,... sẽ làm cơ thể tăng thân nhiệt, khiến nổi mề đay ở tay xuất hiện. Tuy nhiên, bị mề đay do nhiễm trùng thường dễ dàng kiểm soát  và không quá gây ngứa hay đau rát, khó chịu.

Do đó, nếu bị bệnh do nguyên nhân này, bạn có chỉ cần có lối sống lành mạnh, giữ cơ thể sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống luôn thoáng khí là sẽ đẩy lùi được triệu chứng.

Căng thẳng thần kinh

Những nốt mẩn đỏ trên da có thể là do stress, căng thẳng, lo lắng kéo dài. Những yếu tố này tác động đến hệ thần kinh trung ương và khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Từ đó những triệu chứng trên da bùng phát mạnh mẽ, gây ra bệnh mề đay, vảy nến, viêm da cơ địa, chàm....

Với tình trạng này, nếu bạn kiểm soát tốt những lo âu, căng thẳng thì bệnh có thể được đẩy lùi. Do đó bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên làm việc quá sức. Trong trường hợp nếu không kiểm soát được yếu tố này thì bệnh nổi mề đay ở tay sẽ nặng hơn, lây lan sang vùng lưng, ngực hay chi dưới.

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột có thể khiến nổi mề đay ở tay khởi phát. Nếu bị bệnh do yếu tố này thì rất khó để cải thiện bởi lúc này bệnh mề đay có liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch, cơ địa.

Vậy nên bạn cần nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây bệnh như thời tiết, môi trường. Ngoài ra, trong những ngày thời tiết thay đổi, bạn cũng nên mặc ấm, hạn chế ra ngoài trời nếu như không cần thiết.

Những nguyên nhân khác

Ngoài các yếu tố trên, bệnh nổi mề đay ở tay còn xuất hiện do những nguyên nhân khác như:

  • Người bị tiểu đường tuýp 2, bệnh về tuyến giáp.
  • Bệnh lupus ban đỏ.
  • Hội chứng Sjogren.
  • Bệnh Celiac.
  • Uống nhiều rượu bia.

Biến chứng

Theo chuyên gia của Vietmec Group, nổi mề đay ở tay xuất phát chủ yếu do cơ thể phản ứng với dị nguyên nên không quá nguy hiểm và có thể cải thiện được nếu bạn có lối sống lành mạnh, tránh xa chất dị ứng.

Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, đặc biệt là khả năng cầm nắm các đồ vật. Nếu xử lý bệnh sai cách, làn da có thể bị tổn thương  và để lại những nốt sẹo xấu xí. Nếu bệnh nổi mề đay ở tay đi kèm với tình trạng phù mạch, phù môi, sưng dưới da sẽ gây cản trở hô hấp và làm người bệnh cảm thấy khó thở, tắc nghẽn cổ họng, đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngay khi nhận thấy những biểu hiện sau đây bạn cần liên hệ bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị:

  • Bệnh nhân khó thở, thở yếu hơn.
  • Liên tục buồn nôn và nôn.
  • Sưng môi, sưng mắt, sưng cổ.
  • Nhịp tim rối loạn.
  • Chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.

Phòng ngừa

Bệnh mề đay ở tay mặc dù không nghiêm trọng, có thể tự khỏi nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng. Do đó, trong quá trình điều trị và trong cuộc sống hàng ngày bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Hạn chế cào gãi lên da vì sẽ khiến những tổn thương trên da, thậm chí khiến những vùng da xung quanh bị tổn thương.
  • Hãy mặc những quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế sự ma sát trên bề mặt da.
  • Khi ra ngoài hãy thoa kem chống nắng và, đeo găng tay, mặc áo dài để tránh bị ánh nắng mặt trời làm tổn thương da.
  • Hãy tránh xa các yếu tố dễ gây dị ứng như thuốc lá, lông động vật, các loại hóa chất, mỹ phẩm.
  • Không tắm nước quá nóng vì sẽ khiến độ ẩm trên da mất đi, kích thích chứng mề đay, gây ngứa ngáy.
  • Vào những thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, hãy giữ ấm cơ thể và hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.
  • Hãy dùng máy tạo độ ẩm hoặc kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô da, đồng thời ngăn mề đay lan rộng.
  • Với các loại dầu gội, sữa tắm hãy chọn sản phẩm có độ pH vừa phải, ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên.
  • Vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là chăn ga gối để tránh bị các loại nấm mốc, bụi bẩn gây kích ứng da.
  • Hãy tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm cua cá, trứng, sữa, không hút thuốc lá, uống rượu bia,...
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để tăng cường sức đề  kháng cho cơ thể, chống lại những tác nhân xấu gây bệnh mề đay.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ chuyên gia, bác sĩ để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nếu nổi mề đay ở tay lan rộng đến vùng ngực, lưng cùng nhiều vị trí khác trên cơ thể gây ngứa ngáy dữ dội, người bệnh cần dùng một số loại thuốc để ngăn bệnh trở nặng. Các thuốc này nên dùng theo chỉ định từ bác sĩ và không lạm dụng dùng quá liều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Thường có dạng đường uống hoặc đường tiêm và được sử dụng với mục đích giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa da, đỏ da. Những bệnh nhân bị mề đay kèm triệu chứng phù mạch sẽ phù hợp với thuốc này.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc trị mề đay sẽ giúp ức chế hoạt động giải phóng histamin của cơ thể, cải thiện ngứa ngáy và triệu chứng như sưng đỏ da, mụn nước, ban đỏ,...
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Với những bệnh nhân bị mề đay mãn tính dai dẳng, triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch. Nhóm thuốc này giúp ngăn giải phóng histamin của cơ thể và giảm những khó chịu ở trên da.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu bị mề đay do căng thẳng thần kinh, trầm cảm thì nhóm thuốc này sẽ được chỉ định cho người bệnh. Khi dùng bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ.

Thuốc tân dược dù cho kết quả nhanh nhưng cũng rất dễ làm bệnh tái phát. Ngoài ra, nếu lạm dụng có thể khiến người bệnh bị suy giảm chức năng gan thận, nóng trong, mệt mỏi,... Các thuốc bôi ngoài da còn làm teo da, giãn mạch máu vô cùng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần lưu ý thật kỹ trước khi sử dụng và không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Với những trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng, không có nhiều triệu chứng nguy hiểm thì bạn có thể dùng các mẹo đơn giản tại nhà sau đây:

  • Sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch giàu vitamin cùng các chất chống oxy hóa nên có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Ngoài ra, yến mạch cũng bổ sung độ ẩm cho da, đẩy nhanh quá trình làm lành các mô đang bị tổn thương.

Người bệnh có thể dùng yến mạch trộn cùng mật ong và sữa chua, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị nổi mề đay khoảng 10 - 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần bạn sẽ nhanh chóng thấy triệu chứng bệnh đẩy lùi.

  • Sử dụng nha đam

Nha đam chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng các axit amin giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm da, giảm dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó, nha đam cũng làm dịu những nốt mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy và ngăn tình trạng nổi mề đay ở tay lan rộng sang những vùng da khác.

Để dùng nha đam chữa bệnh, bạn cần làm sạch vùng da bị mề đay, sau đó lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn rồi đắp lên. Sau khoảng 30 phút thì vệ sinh lại da sạch sẽ.

  • Sử dụng gừng

Củ gừng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó có chữa bệnh mề đay. Được biết, gừng có tính ấm, khả năng chống viêm và sát khuẩn cao nên có thể giúp loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da cực kỳ tốt.

Bạn hãy dùng 1 vài lát gừng thái mỏng rồi thoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Những dưỡng chất có trong gừng sẽ thấm  vào da và kháng khuẩn, hạn chế bệnh lây lan cũng như trở nặng.

  • Sử dụng giấm táo

Giấm táo chứa axit axetic giúp tiêu viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, giấm táo cũng làm giảm cơn ngứa, giúp da khỏe mạnh hơn. Người bệnh có thể pha giấm cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị mề đay. Sau 10 phút hãy rửa lại cùng nước sạch và lau khô.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Không có thời gian khỏi bệnh mề đay chính xác do còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa mỗi người. Cụ thể, mề đay cấp tính có thể khỏi sau 1-2 ngày, thậm chí vài giờ. Nhưng mề đay mãn tính có thể cần điều trị trong khoảng 3-6 tháng. Riêng mề đay do di truyền thì người bệnh phải sống chung với bệnh tật cả đời. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc khi bệnh trở nặng.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android