Phồng Đĩa Đệm L4 L5

Tổng quan

Phồng đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xảy ra ở phần đốt sống thắt lưng, đây là vị trí rất dễ bị tổn thương. Nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển nhanh chóng sang thoát vị đĩa đệm, lúc này các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ khởi phát, gây tổn hại cho sức khỏe. Dưới đây, Vietmec sẽ chia sẻ tới bạn đọc các thông tin quan trọng về bệnh để có biện pháp xử lý, phòng ngừa phù hợp nhất.

Định nghĩa

Trước tiên, chúng ta cần biết cấu trúc của cột sống. Đó là một tập hợp các đốt sống xếp chồng lên nhau với dãy cố định, được ký hiệu lần lượt là: Đốt sống cổ C1 đến C7, đốt sống lưng từ D1 đến D12, đốt sống thắt lưng nối tiếp từ L1 đến L5, đốt sống hông từ S1 tới S5 và 4 đốt sống cụt.

Theo đó, phần tiếp xúc ở giữa mỗi 2 đối sống nằm liền kề nhau sẽ được gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm có chức năng làm giảm các ma sát ở giữa, giúp đốt sống hoạt động luôn được linh hoạt. Để có thể thực hiện được vai trò này, đĩa đệm có cấu trúc khá đặc biệt, đó là một lớp vỏ bao xơ ở bên ngoài, bên trong chứa nhân nhầy tại vị trí trung tâm.

Bệnh phồng đĩa đệm L4 L5 còn được gọi với tên khác là thoát vị đĩa đệm L4 L5 thể nhẹ, cụ thể là triệu chứng tổn thương ở cấu trúc đĩa đệm tại vị trí đốt sống L4 và L5. Tổ chức trong đĩa đệm bị trật khỏi vị trí bình thường, xuất hiện bong bóng phình to lên.

Khác với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển, phồng đĩa đệm L4 L5 cũng như chứng phồng đĩa đệm nói chung, chỉ hiện tượng các vòng bao xơ ở bên ngoài bị suy yếu nhưng chưa tới mức đứt rời. Nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, dây thần kinh đi qua đốt sống chưa bị nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn lên.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Cấu trúc của đĩa đệm không bao gồm những dây thần kinh chi phối hoạt động. Vì vậy, khi bệnh khởi phát, sẽ khó có biểu hiện đau nhức ngay từ những ngày đầu để bệnh nhân nhận biết. Chúng ta sẽ chỉ thực sự phát hiện ra tình trạng này khi đã có những tổn thương gây chèn ép lên dây thần kinh đi qua cột sống. Lúc đó, cơn đau thường bắt đầu từ vị trí lưng và lan xuống hai chân.

Ở không ít bệnh nhân, có các dấu hiệu nhưng cũng không thật sự rõ ràng. Cụ thể, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện sau đây để nhận biết, chẩn đoán chứng bệnh phồng đĩa đệm L4 L5:

  • Các cơn đau ở thắt lưng: Những cơn đau có thể bắt đầu từ mức độ âm ỉ, sau đó tăng dần và tần suất cũng thường xuyên hơn.
  • Bệnh nhân bị đau ở một hoặc cả hai bên chân: Những cơn đau dữ dội tại vùng thắt lưng sẽ dần chuyển xuống cả đùi cùng bắp chân.
  • Bị tê mỏi, ngứa ran: Phồng đĩa đệm L4 L5 cũng sẽ biểu hiện bằng những đợt tê mỏi, ngứa ran như kiến bò từ phần hông cho tới các ngón chân.
  • Yếu cơ: Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng yếu cơ ngay từ đầu. Thay vào đó, khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng, gần chuyển thành thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra chứng yếu cơ.

Nguyên Nhân

Hiện nay, phồng đĩa đệm L4 L5 đang ngày càng phổ biến, có tỷ lệ người mắc tăng cao và xu hướng dần trẻ hóa. Để có thể chữa trị một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia về xương khớp tại Vietmec Group cho biết, bệnh có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

Bệnh khởi phát do tuổi tác

Tuổi tác chính là yếu tố hàng đầu tác động tới sức khỏe của xương khớp. Khi bước vào độ tuổi trung niên, xương khớp sẽ dần lão hóa, lúc này các đĩa đệm cũng bị suy thoái dần. Phần chất nhầy bôi trơn các khớp sụn không còn sản xuất được nhiều như trước, làm giảm tính đàn hồi của đĩa đệm và vòng xơ suy yếu theo thời gian mỗi năm.

Bị chấn thương

Những chấn thương liên quan tới cột sống như bị va đập mạnh, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp đều có khả năng làm bao xơ đĩa đệm bị rách, làm nhân nhầy thoát ra ngoài cũng như đĩa đệm bị phồng cao.

Tính chất công việc gây phồng đĩa đệm L4 l5

Các kết quả nghiên cứu đưa ra, khi bạn làm việc nặng nhọc trong một khoảng thời gian dài, sinh hoạt sai tư thế, ngồi một chỗ quá lâu liên tục sẽ dễ gây ra vẹo cột sống và dẫn tới phồng đĩa đệm L4 L5. Vì đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 nằm ở vị trí dưới nên sẽ chịu khá nhiều áp lực chèn ép lên so với các đốt sống khác. Về lâu dài, áp lực trực tiếp gia tăng lên những dây thần kinh và dẫn tới tổn thương cấu trúc của đĩa đệm.

Di truyền và mắc bệnh bẩm sinh

Nhiều người không biết rằng, phồng đĩa đệm L4 L5 cũng là một dạng bệnh có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng con cháu thế hệ sau sẽ bị bệnh khá cao. Đồng thời, cũng có các trường hợp bệnh khởi phát từ yếu tố bệnh bẩm sinh tại đốt sống, sau đó chuyển sang phồng đĩa đệm và các vấn đề liên quan. Cụ thể các chứng bệnh có thể làm phồng đĩa đệm L4 và L5 là: Gai xương sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gù cột sống.

Những nguyên do khác

Ngoài những yếu tố chính chúng tôi vừa liệt kê bên trên, thừa cân hoặc béo phì, thường dùng các chất kích thích gây hại cũng có khả năng kích thích phồng đĩa đệm. Khi có yếu tố chèn ép lên các đĩa đệm cùng khả năng hấp thụ canxi, oxy vào xương bị suy giảm sẽ đẩy nhanh tiến trình thoái hóa xương và đĩa đệm tổn thương là điều khó tránh khỏi.

Biến chứng

Vấn đề bệnh có nguy hiểm không được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Về cơ bản, phồng đĩa đệm L4 L5 không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng nếu chậm trễ trong việc điều trị hoặc chữa bệnh sai cách, làm bệnh chuyển sang giai đoạn thoát vị sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

  • Đau rễ thần kinh: Các đốt sống L4 L5 thường có xu hướng trượt trên bề mặt nhau và trực tiếp tác động vào rễ thần kinh. Hậu quả chính là tái phát liên tục các cơn đau và mức độ cũng tăng dần.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh đã xảy ra tổn thương, phần da ở khu vực đó sẽ bị rối loạn cảm giác, người bệnh lúc này mất hẳn cảm giác lạnh, nóng khi có nhiệt tác động.
  • Rối loạn cơ vòng: Phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm bị chèn ép, thoát ra bên ngoài bao xơ và tạo áp lực lên cơ quan bài tiết. Lúc này, tình trạng thường gặp đó là rối loạn cương dương, tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu.
  • Bại liệt: Đây chính là biến chứng nặng nề nhất của bệnh phồng đĩa đệm. Người bệnh bị mất một phần khả năng vận động hoặc cũng có thể là bại liệt hoàn toàn.

Phòng ngừa

Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt của chúng ta, tuy nhiên có thể phòng ngừa khi bạn chú ý tới các vấn đề dưới đây:

  • Có chế độ dinh dưỡng thích hợp, khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng. Đặc biệt là các thực phẩm chứa vitamin D, canxi, kali, magie, photpho,...
  • Làm việc điều độ, có tư thế lao động hợp lý, không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc khuân vác vật nặng liên tục. Nếu là yếu tố công việc bắt buộc, cần sắp xếp thời gian vận động, thư giãn gân cốt.
  • Nên tập luyện thể dục, thể thao, các môn như đi bộ, yoga, cầu lông, đạp xe, bơi lội đều hỗ trợ rất tốt cho hệ thống xương khớp.
  • Khi cơ thể xảy ra các dấu hiệu bất thường như tê bì chân tay, đau mỏi lưng, đau nhức vai gáy, bạn nên sớm tới bệnh viện để kiểm tra.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh phồng đĩa đệm L4 L5 có rất nhiều cách để điều trị, kiểm soát, giúp bệnh nhân đẩy lùi các cơn đau và ngăn chặn tình trạng nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Theo đó, bệnh nhân trước tiên cần phải tới bệnh viện để được thăm khám, sau khi đã làm đủ các kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh để đưa ra cách chữa tốt nhất.

Hiện nay, y học đang áp dụng các biện pháp khắc phục phồng đĩa đệm gồm:

Tây y chữa phồng đĩa đệm L4 L5 nhanh chóng

Có thể nói rằng, đa số bệnh nhân khi mắc phồng đĩa đệm đều lựa chọn Tây y là hướng điều trị bệnh. Vì y học hiện đại có các phương thuốc thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm giúp dứt điểm cơn đau nhanh chóng, phục hồi đĩa đệm hiệu quả.

Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê cho các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAID hay tiêm Corticoid nếu cần thiết. Một số loại thuốc thường dùng cho người bệnh như: Capsaicin, Acetaminophen, Indomethacin, Diclofenac, Coxib,...

Thuốc được đánh giá cắt cơn đau nhanh chóng, giúp bệnh nhân giảm các cơn khó chịu khá rõ rệt. Nhưng nhược điểm của các loại thuốc này đó là có thể gây ra những tác dụng phụ khi bạn dùng trong thời gian dài. Bệnh nhân khi đó có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, nặng hơn là suy thận, suy gan nếu lạm dụng thuốc.

Vì vậy, người dùng cần tuyệt đối tuân theo đúng chỉ dẫn liều lượng thuốc của bác sĩ. Luôn nghiêm túc sử dụng đúng đơn, đúng bệnh để đảm bảo sức khỏe luôn được an toàn.

Các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ cho bệnh nhân

Cùng với các loại thuốc Tây y, vật lý trị liệu luôn được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích bệnh nhân áp dụng vì cho hiệu quả tốt. Giúp bệnh nhân đẩy lùi các cơn đau, cải thiện phồng đĩa đệm và phục hồi xương khớp tốt hơn. Các bài tập này có điểm chung là giúp chúng ta kéo giãn cột sống, thư giãn toàn bộ gân cốt và giúp giảm các áp lực lên trên dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức. Đồng thời, phương pháp trị liệu qua các động tác rèn luyện còn có khả năng ngăn chặn hình thành những biến chứng sang bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dưới đây là các bài tập bệnh nhân bị phồng đĩa đệm L4 L5 có thể tham khảo thực hiện:

  • Bài tập dùng bóng: Bệnh nhân cần chuẩn bị 1 quả bóng lớn thường được dùng trong tập gym, yoga. Dồn trọng tâm về hai chân rồi nằm ngửa lên trên trái bóng. Tập hít thở chậm rãi, thư giãn toàn bộ cơ bắp. Mỗi ngày bạn nên kiên trì thực hiện bài tập trong khoảng 20 phút sẽ giúp giảm cơn đau thắt lưng tương đối rõ rệt.
  • Uốn cong lưng: Bệnh nhân bắt đầu bài tập với động tác dang rộng hai chân ngang bằng vai, tay chống vào ngang lưng và đẩy phần khuỷu tay về phía sau, uốn cong lưng ngực. Giữ nguyên động tác cho tới khi cảm thấy mỏi sẽ ngừng lại. Bài tập này sẽ hỗ trợ đưa đĩa đệm ở đốt sống L4 L5 về đúng vị trí, giảm tải áp lực lên đĩa đệm.
  • Bài tập chữ V: Người bệnh ngồi trên thảm tập, duỗi thẳng hai chân và ngả lưng về sau, cách mặt đất góc 45 độ. Sau đó sẽ từ từ đưa hai chân lên cao để tạo thành dáng chữ V, hai tay dơ về đằng trước và đặt song song với mặt đất.
  • Bài tập rắn hổ mang: Bắt đầu với tư thế nằm úp dưới sàn, hai tay để úp trên mặt sàn và đặt gần ngực, khuỷu tay co lại rồi áp sát vào người. Đầu, lưng và chân cần thẳng hàng với nhau. Bạn hãy hít một hơi thật sâu sau đó nâng ngực, đầu lên cao, mắt nhìn lên trần nhà sao cho tạo thành dáng hõm lưng. Giữ nguyên tư thế trong 8 giây và quay về vị trí chuẩn bị, lặp lại động tác thêm 4 lần.
  • Bài tập vặn mình: Chúng ta ngồi trên thảm tập, duỗi thẳng chân phải và co chân trái lên, khuỷu tay phải sẽ chống lên chân trái và đưa tay trái về đằng sau, chống lên trên sàn nhà. Tiếp đó quay người về sau ở phía bên trái, giữ nguyên trong 10 giây rồi quay trở người về như lúc đầu. Động tác thực hiện thêm 4 lần sau đó sẽ đổi chân và lặp lại tương tự.

Ngoài các bài tập vật lý trị liệu trên, bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp bấm huyệt, châm cứu. Những liệu pháp này cho hiệu quả tốt, ít rủi ro và cải thiện bệnh rõ rệt. Có không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc châm cứu sẽ giúp kích thích cột sống sản sinh ra hoạt chất có tên Steroid Hexacosanol tự nhiên, giải phóng hormone Endorphin để giảm sưng viêm, giảm đau.

Khi kết hợp tốt với các phương thuốc và vật lý trị liệu sẽ thúc đẩy xương khớp hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, đây còn là cách để chúng ta giảm tải stress, căng thẳng mệt mỏi rất hữu hiệu.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi mắc phồng đĩa đệm L4 L5 nói riêng, các bệnh về xương khớp nói chung, việc sử dụng đúng thực phẩm sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị của bệnh nhân. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, thực phẩm tác động nhiều tới bệnh lý, xương khớp có thể phục hồi nhanh hay không, thuốc điều trị phát huy tác dụng nhiều hay ít đều có sự ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng. Do vậy, bệnh nhân nên chú ý vấn đề ăn uống như sau:

Thực phẩm nên dùng:

  • Các món ăn chứa nhiều canxi, vitamin D như: Rau củ có màu xanh đậm, hoa quả họ cam, sữa,... là những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp gia tăng lượng canxi trong xương, tăng cường khả năng hấp thụ canxi để tái tạo sụn khớp.
  • Nhóm thực phẩm chứa Omega 3: Phồng hoặc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Khi bị bệnh về xương khớp, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân chú ý bổ sung Omega 3 để giảm đau, giảm sưng viêm. Đây là dưỡng chất quan trọng với cơ thể, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi đĩa đệm, đốt sống. Có thể nạp Omega 3 qua các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,...
  • Các gia vị hành, tỏi, gừng: Hành, tỏi, gừng là nguồn cung cấp vitamin C, B6, Kali, canxi, các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn hình thành mô liên kết và chuyển hóa xương. Bên cạnh đó, nhóm gia vị này còn tăng khả năng hấp thụ canxi của xương, giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Thực phẩm bất lợi:

  • Món ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh, đồ chế biến nhiều dầu mỡ luôn có lượng chất béo xấu và nhiều chất bảo quản. Các chất này khi đi vào cơ thể làm gia tăng thoái hóa xương, các tế bào xương bị tổn thương khó tái tạo và còn làm cân nặng tăng gây áp lực lên đốt sống, đĩa đệm.
  • Thực phẩm nhiều đường và muối: Khi đường, muối trong món ăn ở hàm lượng cao sẽ gây giảm khả năng hấp thụ canxi và làm đào thải lượng canxi ra khỏi xương, gây thiếu hụt dưỡng chất. Các đĩa đệm bị tổn thương không đủ chất để phục hồi.
  • Nhóm chất kích thích: Những người thường uống bia rượu, hút thuốc lá sẽ khó để phục hồi cơ thể nếu mắc bệnh về xương khớp. Các chất gây hại này làm gia tăng đau nhức, giảm công dụng của thuốc trị bệnh và xương khớp viêm nhiễm nặng hơn.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android