Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6

Tổng quan

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động ở cổ cũng như vai gáy, cánh tay cùng nhiều khu vực lân cận khác. Nếu chúng ta không có những biện pháp để chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm cho cơ thể. Vậy cụ thể bệnh có những biểu hiện và cách điều trị thế nào, hãy tham khảo thông tin sau đây.

Định nghĩa

Đốt sống cổ là nơi chịu rất nhiều áp lực để có thể nâng đỡ toàn bộ phần đầu cũng như phụ trách vận động của đầu. Vì vậy, phần đĩa đệm ở cổ cũng rất dễ bị thoát vị, tổn thương khi phải hoạt động quá mức hoặc hoạt động quá ít làm cho xương khớp bị thoái hóa. Trong đốt sống cổ, C5 C6 là hai vị trí đốt dễ bị ảnh hưởng nhất.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 thực tế có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh khởi phát bởi bao xơ nằm giữa các đĩa đệm bị trồi lệch làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài. Khi này, đĩa đệm sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và tạo các áp lực chèn ép lên trên tủy sống.

Bệnh lý này không có giới hạn về tuổi tác hay giới tính, nhưng sẽ xảy ra chủ yếu ở những người trung niên. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Vietmec cho biết, bệnh cũng có khả năng xuất hiện ở những người có nguy cơ mắc cao đó là:

  • Người gặp phải các chấn thương, tác động trực tiếp tới phần cột sống cổ.
  • Những người làm việc văn phòng phải ngồi liên tục, ít khi vận động đi lại.
  • Các trường hợp làm việc nặng nhọc như xây dựng, khuân vác,...
  • Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh liên quan về xương khớp, con cháu sau này cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 cũng thường gặp ở những người bị dị tật bẩm sinh cột sống, rối loạn mô liên kết.
  • Ngoài ra, những người ăn uống thiếu chất, thường dùng chất kích thích gây hại cho cơ thể cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 thường có dấu hiệu điển hình đó là đau mỏi ở vai gáy. Tuy vậy lại có khá nhiều người chủ quan xem nhẹ bệnh lý này, điều đó sẽ dễ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nặng hơn. Nếu bạn thấy vùng cổ có những biểu hiện sau đây, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:

  • Đau nhức lan rộng ra khắp cổ: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 đều sẽ có những cơn đau mỏi kèm tê bì tại vùng vai gáy, cổ. Đau nhức bắt đầu từ vị trí đốt sống C5 C6 và sau đó lan dần tới cánh tay, bả vai, đầu, hốc mắt.
  • Chân tay tê ngứa: Biểu hiện tiếp theo chúng ta cần lưu ý đó là cảm giác tê ngứa ở cổ, bả vai, sau đó tới chân tay và cuối cùng là toàn thân. Bởi nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm gây ngứa các dây thần kinh, từ đó bệnh nhân cảm thấy luôn ngứa ngáy khá khó chịu tại cánh tay và ngón tay.
  • Cứng cổ: Cổ khi ở trạng thái bình thường sẽ rất dễ dàng xoay chuyển, các thao tác ngửa cổ, cúi đầu đều khá linh hoạt. Nhưng khi bị bệnh lý này, người bệnh luôn cảm thấy cứng cổ, lúc vận động không được thoải mái. Đặc biệt người bệnh còn đau nhức vào sáng sớm khi vừa thức dậy.
  • Khó khăn trong vận động: Cánh tay và cổ bị hạn chế mỗi khi cử động, đặc biệt là bệnh nhân không thể đưa cánh tay lên cao hoặc vòng ra sau lưng. Khi cúi người, xoay cổ cũng khó khăn hơn. Nếu như những dây thần kinh liên kết với chi bên dưới bị tổn thương, bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng căng ở bắp chân, khó để đi lại.
  • Yếu cơ: Phần nhân nhầy ở đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn vào tủy sống sẽ dẫn tới yếu cơ. Bạn bị yếu bắp tay, sau đó tới chân làm cho việc đi đứng không vững. Nếu yếu cơ tăng lên, đùi và bắp chân sẽ có hiện tượng bị rung lên khi chúng ta vận động quá mức.
  • Một số triệu chứng khác: Bệnh nhân đau lưng, tức ngực, đau lồng ngực hoặc khó tiểu.

Nguyên Nhân

Thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C5 C6 là bệnh lý có khá nhiều yếu tố tác động gây ra. Tùy thuộc vào mỗi người sẽ có những nguyên nhân khác nhau, theo đó, hiện nay y học đang liệt kê ra những tác động cụ thể gồm:

  • Do tuổi tác: Những người có tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng như nhiều bệnh về xương khớp khác. Từ tuổi 40 trở đi, xương sẽ dần có dấu hiệu lão hóa, giảm sức đề kháng và dễ xảy ra nhiều vấn đề.
  • Thói quen sinh hoạt và lao động: Tư thế làm việc cũng như vận động sai cách sẽ dẫn tới cấu trúc bất hợp lý của hình thái cột sống. Những người thường có xu hướng ngồi làm việc vẹo hẳn sang một bên, ngồi nhiều trước máy tính hoặc khom lưng làm việc liên tục, cúi người quá nhiều đều có nguy cơ bị thoát vị cao.
  • Gặp tai nạn, chấn thương: Tai nạn hay các chấn thương đều có thể tác động tiêu cực tới cột sống, khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm. Các chấn thương này gây ra áp lực làm cột sống bị sai lệch, ảnh hưởng lớn đến chất nhầy trong đĩa đệm và chèn ép mạnh lên các rễ thần kinh.
  • Di truyền: Khi trong gia đình có người bị mắc thoát vị đĩa đệm, thế hệ con cháu ra đời sau này sẽ có khả năng bị di truyền bệnh.

Biến chứng

Có thể nhận định rằng, thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là một bệnh lý khá nguy hiểm vì dễ gây ra nhiều biến chứng tác động xấu tới sức khỏe. Không chỉ làm ảnh hưởng tới xương khớp, bệnh còn gây ra các tác động tiêu cực tới hệ thần kinh, dễ xảy ra biến chứng liên quan tới huyết áp, tim mạch.

Theo đó, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ tăng lên khi người bệnh có các bệnh nền như bệnh thận, rối loạn đông máu, bệnh tim. Ngoài ra, các biến chứng khá nặng nề có nguy cơ xảy ra gồm:

  • Các chi bị ảnh hưởng: Phần nhân nhầy của đĩa đệm khi thoát ra ngoài sẽ gây ra những chèn ép tới rễ thần kinh và làm tê tay. Các chi đều không có đủ dinh dưỡng và máu khiến cho chức năng hoạt động bị suy yếu nhanh chóng.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm cho hệ thần kinh thực vật rối loạn, bệnh nhân mất khả năng giữ thăng bằng, tuần hoàn máu tới não bị kém và xảy ra rối loạn tiền đình.
  • Teo chi: Ngoài rối loạn cảm giác ở hai tay, có không ít trường hợp xảy ra teo cơ tay.
  • Bại liệt: Có thể nói rằng đây chính là biến chứng nặng nề nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Bạn có thể bị liệt hai cánh tay hoặc cả thân trên, tàn phế suốt đời.

Phòng ngừa

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 chữa trị như thế nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết bên trên. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý thêm những lời khuyên sau:

  • Hãy tập thể dục đều đặn, vừa phải để tăng cường sức khỏe cho cơ bắp cũng như hỗ trợ chữa trị bệnh tốt hơn.
  • Cần duy trì tư thế làm việc, sinh hoạt khoa học để không làm gia tăng áp lực lên cột sống cổ.
  • Sử dụng các đơn thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách điều trị. Nếu trong quá trình dùng thuốc xảy ra những tác dụng phụ cần thông báo với các bác sĩ.
  • Những mẹo chữa dân gian sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho các biện pháp điều trị tích cực.
  • Cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho xương khớp. Tránh các thức ăn gây hại để không làm giảm tác dụng của thuốc.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Y học hiện đại ngày càng phát triển, vậy nên việc chữa thoát vị đĩa đệm cổ nói riêng hay các bệnh lý về xương khớp khác cũng đều trở nên dễ hơn. Theo đó, chúng ta có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân.

Sử dụng thuốc

Một số đơn thuốc được sử dụng chủ yếu cho người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiện nay là:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Với các cơn đau ở mức nhẹ hoặc trung bình, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc giảm đau không kê đơn như: Acetaminophen, Paracetamol, Naproxen Natri, Ibuprofen.
  • Thuốc làm giãn cơ: Khi bệnh nhân xảy ra tình trạng cơ bắp bị co thắt, các bác sĩ sẽ đề nghị cho dùng thuốc giãn cơ. Loại thuốc này có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ như: Đau dạ dày, chóng mặt, buồn ngủ,...
  • Thuốc Cortisone dạng tiêm: Nếu đau nhức đã trở nên nghiêm trọng, các loại thuốc uống không cho hiệu quả, bệnh nhân sẽ dùng thuốc tiêm Cortisone. Thuốc được tiêm vào xung quanh các dây thần kinh cột sống, giúp giảm viêm đau.
  • Thuốc giảm đau Opioids: Với các trường hợp đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc Opioids giảm đau. Tuy vậy, tác dụng phụ của thuốc là buồn nôn, táo bón, đau dạ dày, khi sử dụng lâu dài sẽ bị nghiện.

Bệnh nhân cần lưu ý dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Thực hiện phẫu thuật

Với các cơn đau kéo dài từ 6 - 12 tuần hoặc nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này giúp cải thiện tốt những tổn thương tại rễ thần kinh cũng như tủy sống. Bên cạnh đó, cách điều trị này còn giúp ngăn chặn các cơn đau lan rộng và hạn chế biến chứng ảnh hưởng tới dây thần kinh.

Các kỹ thuật  mổ thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 gồm:

  • Loại bỏ phần đĩa đệm hỏng, hợp nhất cột sống: Bác sĩ sẽ thực hiện bỏ đi phần đĩa đệm bị tổn thương qua 1 vết cắt nhỏ. Sau đó hợp nhất hai đốt sống cổ bị tổn thương, bổ sung thêm đĩa đệm nhân tạo hoặc những vật liệu giảm ma sát để gia tăng cố định cho cột sống cổ.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm cổ: Bệnh nhân được thay đĩa đệm tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này sẽ hạn chế tình trạng khớp căng cứng, giảm ma sát và tăng cường cải thiện khả năng hoạt động cho bệnh nhân.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức nhẹ, có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để làm giảm đau nhức cột sống cổ. Những nguyên liệu được dùng cũng khá dễ kiếm và cách làm đơn giản.

Cây chìa vôi

Chìa vôi là một vị thuốc tính mát, có khả năng kháng khuẩn, giải độc, thanh nhiệt cũng như đả thông kinh mạch. Bên cạnh đó, chìa vôi còn chứa những hợp chất axit hữu cơ giúp cải thiện tốt các bệnh lý về xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị nguyên liệu khoảng 200g cây chìa vôi và muối biển.
  • Rửa sạch chìa vôi và vớt ra cho ráo nước.
  • Sau đó cho nguyên liệu lên chảo rang nóng với chút muối biển, khi lá đã ngả màu sẽ cho vào vải để bọc lại và chườm lên cổ.
  • Hỗn hợp sau khi đã nguội có thể cho lên chảo làm nóng và đắp thêm lượt nữa.

Đu đủ xanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng papain có trong đu đủ giúp kích thích khả năng lưu thông máu, giúp đẩy lùi những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ khá tốt. Đông y cũng cho thấy đu đủ có khả năng tiêu viêm cũng như trừ phong thấp khá tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 1 quả đu đủ xanh, 150ml rượu trắng cùng 1 nhánh gừng.
  • Rửa sạch gừng, đem giã nhuyễn và trộn với rượu trắng.
  • Đu đủ cũng mang rửa sạch, sau đó cắt phần đầu quả, cho rượu gừng vào trong rồi đậy lại phần đầu.
  • Đu đủ nướng trên lửa than cho tới khi cháy đen vỏ, tiếp đó cho vào túi sạch, bóp nhuyễn rồi bỏ ra túi vải đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức.

Cây mần ri

Mần ri hoa trắng là vị thuốc dân gian giúp đẩy lùi biểu hiện co cứng cơ cũng như giảm các tổn thương tại cột sống. Mẹo chữa này được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc viêm đau xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 100g cây mần ri, rửa sạch rồi mang phơi khô.
  • Bạn cho dược liệu vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi khoảng 20 phút sẽ chắt lấy phần nước chia thành các bữa uống trong ngày.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android