Viêm Da Vùng Nách

Tổng quan

Viêm da vùng nách là hiện tượng vùng da dưới cánh tay xuất hiện mụn viêm, sưng đỏ hoặc có nhân khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng phương pháp, tình trạng tổn thương có thể kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.

Định nghĩa

Theo chuyên gia VietmecGroup chia sẻ, viêm da vùng nách xảy ra khi lượng mồ hôi, bụi bẩn, tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành các nốt mẩn ngứa. Bệnh có xu hướng tái diễn nhiều đợt, dai dẳng khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số dạng bệnh viêm da vùng nách phổ biến nhất.

Viêm da dị ứng ở nách

Đây là tình trạng da nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường như thức ăn, kim loại, bụi bẩn, lông thú nuôi, dị ứng thuốc… Vùng da bị bệnh xuất hiện các nốt đỏ, khô rát và đóng vảy.

Viêm da tiếp xúc ở nách

Các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc bao gồm bề mặt da mất đi độ ẩm, cảm giác ngứa ngáy, châm chích, vảy da chết bong tróc, nứt nẻ, khó chịu.

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn khi xuất hiện ở vùng nách có thể dẫn tới những triệu chứng rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn, gây mùi khác thường, da dưới cánh tay luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát.

Viêm da vùng nách do nhiễm nấm

Nấm Candida là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng mẩn ngứa vùng dưới cánh tay. Bệnh khiến nách sưng nhẹ, nổi mụn nước hoặc liên kết thành mảng ngứa, nổi quầng đỏ xung quanh.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Dưới đây là một số biểu hiện tổn thương vùng nách do các bệnh ngoài da, giúp độc giả kịp thời nhận diện và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đa số trường hợp cảm thấy biểu hiện ngứa da. Cơn ngứa thường bùng phát bất chợt, kéo dài âm ỉ và thường gia tăng cấp độ về đêm.
  • Tổn thương lớp niêm mạc, vùng da xung quanh sưng tấy, nổi quầng đỏ.
  • Nổi mụn nước, mụn mủ sưng viêm ở nách, mọc đơn lẻ hoặc nổi biến chứng nặng hơn.
  • Vùng da dưới cánh tay trở nên sần khô, nứt nẻ, sạm màu và có mùi hôi.
  • Cảm giác đau nhức khi ấn vào các nốt sưng đau.

Nguyên Nhân

Vùng da dưới nách luôn là vị trí dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, bên cạnh vùng da mặt, da dầu… Dưới đây là một số yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà độc giả có thể tham khảo:

  • Đặc điểm vùng da dưới cánh tay: Với cấu trúc nhiều nếp gấp, vùng da dưới cánh tay trở thành khu vực lý tưởng để mồ hôi, bụi bẩn đọng lại, lâu ngày gây nên mẩn ngứa.
  • Thói quen vệ sinh: Trong quá trình vệ sinh thân thể, người bệnh thường dễ dàng bỏ qua vùng nách hoặc không làm sạch đúng cách. Điều này vô tình trở thành điều kiện thuận lợi để các bệnh lý ngoài da khởi phát.
  • Thay đổi thời tiết: Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao là yếu tố kích thích tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ khiến vùng da dưới cánh tay luôn ẩm ướt khó chịu, dễ trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Tổn thương do dao cạo: Để đảm bảo tính thẩm mỹ, rất nhiều người bệnh có thói quen sử dụng dao cạo để làm sạch vùng lông. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh bằng dao cạo gây ra không ít vết thương hở. Khi vi khuẩn, virus hoặc nấm ngứa tấn công có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, gây tổn thương nghiêm trọng.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bên cạnh sự tiện lợi, khả năng đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt, người bệnh khi áp dụng thuốc tây trong điều trị cần đặc biệt tuân thủ theo liều lượng được chỉ định. Tránh xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Thuốc bôi dùng ngoài da: Để khắc phục dấu hiệu viêm da vùng nách, bạn có thể tham khảo các sản phẩm dạng thuốc bôi có khả năng giảm ngứa, se vết thương, kháng viêm, chống nhiễm trùng như:

  • Thuốc kháng nấm
  • Thuốc chứa corticoid
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin
  • Thuốc bạt sừng

Thuốc uống điều trị tại chỗ: Đối với các trường hợp diện tích tổn thương sâu và rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc uống với các sản phẩm bôi ngoài da hoặc sử dụng đơn lẻ. Thuốc có khả năng giảm sự hình thành của chất trung gian gây viêm, khắc phục tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy, đào thải độc tố bên trong cơ thể.

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc corticoid dạng viên
  • Thuốc giải độc gan, thận

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà, bạn đọc cần đặc biệt lưu ý tới quá trình vệ sinh, làm sạch nguyên liệu. Chỉ nên sử dụng cho trường hợp viêm da nhẹ, chưa xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm.

  • Lá trầu không: Bên trong thành phần lá trầu không chứa rất nhiều hoạt chất, có tác dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn, se vết thương. Để bài thuốc phát huy hiệu quả rõ rệt, người bệnh chỉ cần rửa sạch 5 - 8 lá, giã nhuyễn với 1 thìa cà phê muối. Sau đó đắp lên vùng da dưới cách tay.
  • Lá khế: Để khắc phục các tổn thương ngoài da, người bệnh có thể đun nước lá khế, tắm toàn thân hằng ngày.
  • Yến mạch và sữa chua: Hỗn hợp mặt nạ yến mạch và sữa chua có khả năng làm sáng mịn da, lấy đi tế bào chết, cấp ẩm và ngăn ngừa tình trạng sưng đỏ của vùng nách.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android