Các Tác Hại, Biến Chứng Của Bệnh Trĩ Thường Gặp

Các biến chứng của bệnh trĩ bao gồm sa trĩ tắc mạch, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc hoại tử búi trĩ. Các tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh không có kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ phù hợp.

 biến chứng của bệnh trĩ
Tìm hiểu các biến chứng của bệnh trĩ để có kế hoạch xử lý phù hợp

Thông tin cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị sưng, viêm, dẫn đến tồn đọng máu và hình thành các búi trĩ. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại.

– Trĩ ngoại:

Trĩ ngoại là bệnh trĩ được hình thành ở bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể sờ thấy một cục cứng và cảm thấy bị kích thích, khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện. Bệnh trĩ ngoại cũng thường dẫn đến đau đớn dữ dội do có nhiều dây thần kinh cảm giác ở vùng da xung quanh hậu môn.

Trĩ ngoại thường dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau ở hậu môn;
  • Chảy máu khi đi đại tiện;
  • Có cảm giác nóng rát xung quanh hậu môn;
  • Ngứa, sưng hoặc khó chịu ở hậu môn;

Ngoài ra, nếu búi trĩ bị viêm và tụ máu sẽ hình thành bệnh trĩ huyết khối. Tình trạng này dẫn đến đau đớn dữ dội khi đi đại tiện, ngồi hoặc thậm chí là khi đi bộ.

– Trĩ nội:

Bệnh trĩ nội hình thành bên trong trực tràng, thường gây chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Không giống như bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ nội thường không gây đau đớn, do bên trong hậu môn không có các dây thần kinh cảm giác.

Trĩ nội có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Chảy máu khi đi đại tiện;
  • Ngứa hậu môn.

Trong một số trường hợp, búi trĩ nội có thể bị sa ra bên ngoài hậu môn. Điều này có thể dẫn đến đau đớn khi đi đại tiện.

Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên đôi khi bệnh trĩ có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng hoặc hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phụ hợp.

Các biến chứng của bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ có thể gây đau đớn nhưng thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi búi trĩ huyết khối có thể bị vỡ, dẫn đến chảy nhiều máu, nhưng tình trạng này thường có thể tự lành. Nếu búi trĩ bị vỡ, một vết sẹo có thể được hình thành, điều này có thể ngăn búi trĩ tái phát tại vị trí cũ.

Đối với bệnh trĩ mãn tính, kéo dài và không được điều trị phù hợp, đôi khi bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong. Cụ thể các biến chứng của bệnh trĩ thường gặp bao gồm:

1. Thiếu máu mãn tính

Bệnh trĩ có xu hướng gây chảy máu. Trong giai đoạn đầu, máu có thể chỉ đủ thấm ướt giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Tuy nhiên nếu không được điều trị, máu có thể bắn thành tia hoặc ngọt giọt khi người bệnh đi đại tiện.

XEM CHI TIẾT: Đi Ngoài Ra Máu Đỏ Tươi Có Nguy Hiểm Không? Cần Chữa Trị Như Thế Nào?

Dấu hiệu bệnh trĩ
Thiếu máu mãn tính ở người bệnh trĩ có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung

Nếu không được xử lý phù hợp, người bệnh có thể bị mất đi một lượng máu nhất định theo thời gian và dẫn đến thiếu máu mãn tính. Các triệu chứng bao gồm suy giảm trí nhớ, mất tập trung, mệt mỏi, da tái nhợt hoặc kinh nguyệt không đều.

Trong các trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc té ngã.

2. Trĩ tắc mạch

Trĩ tắc mạch hay sa trĩ tắc mạch là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng búi trĩ. Điều này có thể dẫn đến đau đớn dữ dội ở ống hậu môn – trực tràng và vùng da xung quanh hậu môn.

Khi búi trĩ tắc mạch sa xuống thường không thể đẩy trở lại vào lòng hậu môn. Tình trạng này dẫn đến viêm sưng, phù nề niêm mạc ở hậu môn – trực tràng.

XEM THÊM: Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam: 16 cách hay trị dứt điểm tại nhà

3. Nhiễm khuẩn búi trĩ

Nhiễm khuẩn các búi trĩ có thể dẫn đến viêm các hốc ở hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy, nóng rát, rò rỉ phân và chảy dịch khiến hậu môn ẩm ướt. Trong trường hợp này, co thắt hậu môn thường siết chặt, các hốc hậu môn phù nề, đỏ và gây đau đớn dữ dội.

LƯU Ý: Bị Ngứa Hậu Môn Phải Làm Sao? Có Phải Do Búi Trĩ Bị Nhiễm Khuẩn Không?

tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh

Trong trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể bị viêm loét, hoại tử. Nếu không được điều trị phù hợp, vi khuẩn có thể lan vào máu và đe dọa đến tình mạng của người bệnh.

4. Xơ hóa búi trĩ

Cơ thể có cơ thể tự chữa lành. Do đó, trong quá trình tự chữa bệnh trĩ, một số mô liên kết dạng sợi có thể được hình thành, tình trạng này được gọi là xơ hóa.

Bởi vì các mô xơ hóa có dạng sợi, do đó có thể làm giảm độ đàn ở hậu môn và trực tràng. Điều này có thể dẫn đến đau đớn khi ma sát hoặc va chạm ở hậu môn. Ngoài ra, xơ hóa cũng có thể khiến các cơ ở hậu môn bị mất chức năng, dẫn đến khó kiểm soát phân và rò rỉ phân ngoài ý muốn.

5. Áp xe búi trĩ

Đôi khi mủ có thể hình thành trong hốc (chỗ trống) bên trong búi trĩ. Khối lượng mủ có thể được tích tụ theo thời gian và hình thành khối áp xe. Các triệu chứng phổ biến bao gồm viêm, sưng, phù nề và đau đớn dữ dội.

Đôi khi khối áp xe có thể tự vỡ, mủ chảy ra khỏi búi trĩ và búi trĩ có thể tự lành. Tuy nhiên áp xe có thể dẫn đến sẹo ở hậu môn hoặc tổn thương các mô xung quanh.

6. Hoại tử

Bệnh trĩ có thể gây hạn chế lưu lượng máu đến các mô lân cận. Điều này khiến các tế bào trong mô không nhận đủ lượng oxy và máu cần thiết, dẫn đến chết mô hoặc hoại tử mô.

Khi một khối lượng lớn các mô chế đi được gọi là hoại thư. Khu vực bị hoại thư có thể chuyển thành màu xanh đậm và biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

7. Các biến chứng khác

Bệnh trĩ mãn tính đôi khi có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

tác hại của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý da liễu ở hậu môn
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Bệnh trĩ ngoại có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lo lắng và có xu hướng tránh né các hoạt động tình dục. Điều này có thể dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Bệnh đường sinh dục: Đặc điểm cấu tạo của hậu môn ở gần bộ phận sinh dục, do đó bệnh trĩ có thể góp phần dẫn đến các bệnh phụ khoa / nam khoa. Nếu không được điều trị phù hợp, các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
  • Bệnh da liễu: Tình trạng tiết nhiều dịch nhầy khiến hậu môn luôn ẩm ướt và chứa đầy vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến một số bệnh lý da liễu ở hậu môn và bộ phận sinh dục, chẳng hạn như chàm hoặc viêm da tiếp xúc.
  • Suy giảm chức năng vận động: Bệnh trĩ thường gây đau đớn ở hậu môn và phần thân dưới, điều này có thể khiến người bệnh lười vận động. Lối sống thiếu vận động có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc một số vấn đề khác, chẳng hạn như táo bón.
  • Ung thư đại trực tràng: Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh trĩ có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ không có biến chứng và thường được chữa khỏi với các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu các biến chứng của bệnh trĩ để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Bệnh trĩ khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh trĩ cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, nếu nhận thấy có máu trong phân hoặc khi đi đại tiện, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Máu trong phân có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, bao gồm xuất huyết tiêu hóa và ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu chảy máu trực tràng với số lượng lớn, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh trĩ gây đau đớn hoặc tái phát thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện và điều trị dứt điểm các triệu chứng.

Có nhiều biện pháp khác nhau có thể kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ. Cụ thể, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

1. Chăm sóc búi trĩ tại nhà

Các triệu chứng bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và hiếm khi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà, chẳng hạn như:

chữa bệnh trĩ tại nhà
Không rặn khi đi vệ sinh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ
  • Chườm đá để giảm sưng, viêm và hỗ trợ giảm đau;
  • Giữ vệ sinh hậu môn và vùng da xung quanh đứng cách;
  • Tránh ngồi lâu hoặc sử dụng đệm ngồi để giảm áp lực lên hậu môn;
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu và không nhịn đi đại tiện;
  • Hạn chế căng thẳng, rặn hoặc dùng sức khi đi đại tiện;
  • Không ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài, do đó người bệnh không nên sử dụng điện thoại hoặc đọc sách báo khi đi đại tiện;
  • Tránh nâng các vật nặng hoặc thực hiện các động tác làm căng cơ bụng quá mức;
  • Thiết lập thói quen đi đại tiện hàng ngày để tạo nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.

Nếu các triệu chứng bệnh trĩ nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như kem bôi hậu môn hoặc thuốc đặt hậu môn, để cải thiện các triệu chứng.

2. Thay đổi lối sống

Một số điều chỉnh và thay đổi trong lối sống có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi điều trị. Cụ thể, một số lưu ý phòng ngừa bệnh trĩ bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên, đứng khi có thể và hạn chế ngồi lâu có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Người bệnh trĩ có thể dành thời gian đi bộ hoặc tập yoga để tăng cường nhu động ruột và giúp cơ thể luôn nặng động. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các động tác có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, chẳng hạn như cử ta.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý, đặc biệt là với người thừa cân béo phì. Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống để kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Mất nước có thể dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ.
  • Sử dụng các chất làm mềm phân nếu người bệnh thường xuyên bị táo bón.

3. Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ

Chất xơ có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng phân quá cứng (táo bón) hoặc quá lỏng (tiêu chảy). Phân mềm có thể đi qua hậu môn dễ dàng, ít gây chấn thương ở hậu môn và ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ.

GỢI Ý: Đi Ngoài Ra Máu Nên Ăn Gì? Tổng Hợp Các Thực Phẩm  Tốt Cho Bệnh Trĩ

bệnh trĩ ăn gì cho tốt
Bổ sung rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh trĩ

Một số thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Các loại đậu;
  • Hoa atiso;
  • Trái cây và rau xanh;
  • Mận và nước ép mận;
  • Cà rốt, củ cải đường;
  • Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác.

Nếu không thể nhận đủ lượng chất xơ cần thiết thông qua chế độ ăn uống, người bệnh có thể trao đổi đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung chất xơ. Sản phẩm bổ sung chất xơ có nhiều dạng khác nhau, với một số thành phần chính phổ biến là psyllium, methylcellulose và polycarbophil.

Các chất bổ sung chất xơ có thể được dùng lâu dài, tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Uống nhiều nước

Mất nước có thể góp phần dẫn đến táo bón về bệnh trĩ. Nước có thể làm mềm phân và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Số lượng nước tiêu thụ mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên hầu hết mọi người cần tiêu thụ khoảng 8 cốc mỗi này, người thường xuyên tập thể dục và phụ nữ đang cho con bú có thể cần uống nhiều hơn.

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung một số loại rau xanh và trái cây chứa nước, chẳng hạn như:

  • Bông cải xanh;
  • Bắp cải;
  • Dưa lưới;
  • Râu cần tây;
  • Dưa chuột;
  • Rau bina;
  • Dâu tây, lê, táo;
  • Dưa hấu.

5. Chăm sóc vùng da xung quanh hậu môn

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và một số biến chứng của bệnh trĩ. Nếu việc lau hậu môn gây đau, người bệnh có thể sử dụng vòi xịt cầm tay, chậu rửa hoặc khăn lau cho trẻ sơ sinh để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ hoặc chảy máu hậu môn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android