Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Nhanh Khỏi Nhất

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đúng cách giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau cấp cứu, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh cũng như tỉ lệ phát sinh rủi ro. Đây là một dạng cấp cứu nội – ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây của Vietmec sẽ hướng dẫn các chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nhanh khỏi mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.

Chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục
Chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục

Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong ống tiêu hóa bị viêm loét nghiêm trọng, gây tổn thương đến mạch máu và gây chảy máu bên trong lòng mạch. Hai biểu hiện đặc trưng của bệnh là nôn ra máu và đi ngoài phân đen kèm máu. Bệnh lý này được chia thành 2 dạng cơ bản là xuất huyết tiêu hóa trên (xảy ra ở thực quản, dạ dày, tá tràng) và xuất huyết tiêu hóa dưới (hỗng tràng, đại tràng và trực tràng). Xuất huyết tiêu hóa thường khởi phát khi bạn không tiến hành điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, polyp đại tràng,… Khi bị xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh không tiến hành cấp cứu để được xử lý đúng cách sẽ gây mất máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.

Nếu thấy cơ thể người bệnh có các triệu chứng như đi ngoài hoặc nôn ra máu, khó thở, da xanh xao, mệt mỏi kéo dài, co giật,… Người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi đã cấp cứu cầm máu, người bệnh sẽ được yêu cần nằm viện để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như mức độ tiến triển của bệnh. Lúc này, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương và hạn chế tình trạng chảy máu tiếp tục tái phát. Dưới đây là cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa bạn có thể tham khảo:

+ Đối với bệnh nhân

  • Nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và có không gian thoáng khí, tư thế nghỉ ngơi thích hợp dành cho người bệnh là nằm ngửa và không kê gối.
  • Không nên để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo âu để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau cấp cứu
  • Luôn chuẩn bị sẵn sàng ống oxy để người bệnh có thể sử dụng ngay khi cần thiết, không để người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, choáng váng hay co giật
  • Thường xuyên quan sát màu sắc phân khi người bệnh đi đại tiện giúp kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh.
  • Nếu tình trạng nôn ra máu đã thuyên giảm, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thức ăn lỏng dễ tiêu như súp, cháo sữa,… giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Những trường hợp bị đau vết mổ sau phẫu thuật, người nhà có thể tiến hành chườm ấm lên vết thương để đẩy lùi cơn đau giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
  • Để quá trình phục hồi tổn thương có thể diễn ra tốt nhất, người bệnh nên tránh vận động mạnh và di chuyển nhiều. Thay vào đó hãy đi lại nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ bắp và kích thích tuần hoàn máu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Của Bộ Y Tế Ban Hành

Có thể cho người bệnh sử dụng đồ ăn lỏng dễ tiêu sau khi tình trạng cầm máu đã được kiểm soát tốt
Có thể cho người bệnh sử dụng đồ ăn lỏng dễ tiêu sau khi tình trạng cầm máu đã được kiểm soát tốt

+ Đối với người nhà 

  • Thường xuyên theo dõi màu sắc phân của người bệnh và tình trạng chảy máu trong ống thông.
  • Chăm sóc người bệnh theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Cho người bệnh uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.
  • Nên dành thời gian trò chuyện với người bệnh để động viên tinh thần, giúp người bệnh đẩy lùi cảm giác lo lắng hay căng thẳng. Khuyến khích người bệnh nên ăn uống đầy đủ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
  • Khuyên người bệnh không nên suy nghĩ nhiều khiến đầu óc bị căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và kéo dài thời gian phục hồi
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện để tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám giúp bác sĩ kiểm tra mức độ hồi phục và sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường.

Hướng dẫn theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh

Người nhà bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh giúp sớm phát hiện bất thường và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi bệnh có chuyển biến xấu. Từ đó sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là hướng dẫn cách theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Đo nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp của người bệnh thường xuyên. Nếu người bệnh có các dấu hiệu bất thường như nhịp tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp không ổn định, sốt cao,… cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ
  • Chú ý đến tinh thần, triệu chứng buồn nôn và triệu chứng đi ngoài của người bệnh.
  • Kiểm tra cân nặng của người bệnh thường xuyên để có thể biết được người bệnh đang gầy sụt cân hay tăng cân
  • Đo lượng nước tiểu của người bệnh giúp phát hiện triệu chứng bí tiểu hay tiểu ít.

Nếu tình trạng bệnh đang phục hồi tốt thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu sau đây:

  • Tinh thần người bệnh luôn trong trạng thái vui vẻ và thoải mái.
  • Các triệu chứng của bệnh như đau thượng vị, đi ngoài ra máu, nôn ra máu,… thuyên giảm đáng kể.
  • Các chỉ số như nhiệt độ, nhịp thở hay huyết áp ở mức bình thường và ổn định
  • Người bệnh có thể ăn uống và đi lại bình thường.

THAM KHẢO: Người Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì? Các Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Tinh thần vui vẻ là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong quá trình phục hồi tốt
Tinh thần vui vẻ là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong quá trình phục hồi tốt

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi tổn thương sau khi phẫu thuật điều trị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi bệnh đã được kiểm soát tốt, người nhà bệnh nhân nên hình thành cho người bệnh thói quen ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Chế độ ăn uống của người bệnh cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể người bệnh bằng cách sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Khi chế biến món ăn cho người bệnh sử dụng, người nhà nên ưu tiên các món mềm lỏng và dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo,…
  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn quá no hay để bụng qua đói. Sau 2 – 3 tiếng nên cho người bệnh ăn một lần với lượng thực phẩm vừa đủ.

Dưới đây là thông tin các nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị xuất huyết tiêu hóa giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng bạn có thể tham khảo:

– Thực phẩm nên ăn:

  • Nhóm thực phẩm có khả năng giảm tiết dịch vị tiêu hóa như mật ong, thịt gà nạc, dầu oliu, rau xanh,…
  • Nhóm thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như cơm, cháo, bánh mì, khoai lang, món ăn từ gạo nếp,…
  • Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid dạ dày như trứng luộc, sữa ấm,…
  • Thực phẩm tốt cho đường ruột như sữa chua, thức uống lên men bổ sung lợi khuẩn,…

– Thực phẩm nên kiêng:

  • Nhóm thực phẩm khó tiêu hóa như rau củ quả già chứa nhiều chất xơ không hòa tan, đồ ăn thô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…
  • Nhóm thực phẩm dễ gây kích thích đến niêm mạc như đồ ăn chua nhiều acid (trái cây họ cam quýt, nước trái cây chua, dưa muối,…) và đồ ăn cay nóng (chứa gia vị ớt, tiêu, tỏi,..)
  • Các loại đồ uống chứa chất kích thích khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá,…
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn tái sống, đồ ăn bị nhiễm khuẩn, đồ ăn ôi thiu,…

GỢI Ý: Chế Độ Ăn Xuất Huyết Tiêu Hóa Đã Đươc Chuyên Gia Giám Định

Đồ ăn tái sống là nhóm thực phẩm không nên cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày sử dụng sau khi cấp cứu
Đồ ăn tái sống là nhóm thực phẩm không nên cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày sử dụng sau khi cấp cứu

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát

Sau khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa được kiểm soát tốt, nếu người bệnh vẫn tiếp tục lặp lại các thói quen ăn uống và sinh hoạt xấu cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh tái phát trở lại. Để phòng ngừa tình trạng xuất huyết tiếp tục diễn ra gây nguy hiểm đến sức khỏe thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Chú ý ngủ đúng giờ và đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, không nên thức khuya để làm việc. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Khi ngủ hệ tiêu hóa sẽ có thời gian nghĩ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc.
  • Tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress quá độ. Căng thẳng sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt đến cơ quan này.
  • Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, đặc biệt là thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và kháng sinh. Nếu bạn quá lạm dụng các loại thuốc này sẽ dần bào mòn lớp niêm mạc lót trong cơ quan tiêu hóa và gây ra tình trạng xuất huyết.
  • Nếu đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, bạn nên thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách, giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, tiến hành tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tốc độ hồi phục, từ đó có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nếu cần thiết.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kiểm soát căng thẳng, tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa bạn có thể tham khảo. Nếu trong gia đình có người bị xuất huyết tiêu hóa, bạn nên chăm sóc người bệnh đúng cách thông qua việc thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Xuất Huyết Dạ Dày Là Gì? Các Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android