Bọc răng sứ bị hôi miệng phải làm sao? Cách xử trí hiệu quả

Cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ đang là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Bên cạnh lợi ích có một hàm răng đẹp, thẩm mỹ thì nhiều người cũng lo lắng về hệ quả hôi miệng đi kèm. Vậy, có những biện pháp giải quyết nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết dưới đây.

3 cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ hiệu quả

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ  đang được nhiều người quan tâm và áp dụng.  Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng mão răng sứ được làm hoàn toàn bằng sứ hoặc sứ có kết hợp kim loại để bọc phần răng bị khiếm khuyết, hư tổn.

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ  đang được nhiều người quan tâm
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ  đang được nhiều người quan tâm

Bọc răng sứ được áp dụng trong những trường hợp muốn phục hồi chức năng nhai, tái tạo bề mặt răng cho thẩm mỹ như:

  • Trường hợp răng bị sâu lớn hoặc chết tủy khiến răng trở nên yếu giòn, dễ vỡ.
  • Răng hoen xỉ do vệ sinh kém, hút thuốc lá.
  • Răng sứt mẻ, gẫy vỡ do va đập làm mất tự tin trong giao tiếp.
  • Trường hợp răng thưa, hô nhẹ.

Sau khi bọc răng sứ, nếu gặp tình trạng hôi miệng kéo dài, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ nha khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương hướng giải quyết kịp thời. Có 3 cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ hiệu quả, ưa chuộng nhất hiện nay. Cụ thể là:

Thay vật liệu làm răng

Chất lượng răng sứ không đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng. Trên thị trường hiện nay có 6 vật liệu bọc răng sứ phổ biến. Đó là: Răng sứ kim loại thường, răng sứ titan, răng sứ Venus, răng sứ Cercon, răng sứ Ceramill Zolid và cuối cùng là răng sứ E.Max. Mỗi loại chất liệu đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại nào phụ thuộc vào kinh tế, sức khỏe răng miệng của mỗi người.

Đọc thêm: Mẹo giúp hết đau răng hiệu quả ngay tại nhà

Người bệnh nên chọn những vật liệu tốt hơn như răng sứ Emax/Cercon, răng toàn sứ…
Người bệnh nên chọn những vật liệu tốt hơn như răng sứ Emax/Cercon, răng toàn sứ…

Tuy nhiên, răng sứ làm bằng chất liệu nhựa hay kim loại có khả năng gây kích răng cho nướu và răng thật. Đặc biệt, trong môi trường miệng, chúng tiếp xúc với nhiều thành phần chất có thể làm cho khung sườn răng bị oxy hóa tạo nên mùi hôi khó chịu.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bệnh nên chọn những vật liệu tốt hơn như răng sứ Emax/Cercon, răng toàn sứ…

Tìm đến các bác sĩ có chuyên môn giỏi

Các cụ có câu “ Cái răng cái tóc là góc con người” nên khi bạn có nhu cầu chỉnh nha thì cũng cần “Chọn mặt gửi vàng”. Việc tìm đến phòng khám, địa chỉ uy tín không chỉ giúp bạn có được một hàm răng đẹp mà còn có được hàm răng tốt, chắc, khỏe.

Ngược lại, với những “bác sĩ mới” khi mà tay nghề chưa vững có thể làm răng chưa khít, tích tụ các mảng bám, thức ăn thừa dẫn đến hôi miệng. Hoặc có thể do kỹ thuật sai, khớp cắn lệch gây mòn, vỡ răng…. Với tất cả những trường hợp trên, bệnh nhân cần đến gặp nha khoa khác để được điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ mới.

Trị hôi miệng khi bọc răng sứ bằng cách vệ sinh răng sạch sẽ

Việc vệ sinh răng sau khi bọc sứ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ gìn tuổi thọ răng và tránh tình trạng hôi miệng xảy ra. Theo đó, bạn cần đánh răng 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nên sử dụng các bàn chải đánh răng có lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor. Đặc biệt, thao tác chải răng cũng cần được diễn ra nhẹ nhàng, đúng cách, đủ thời gian.

Xem thêm: Giá lấy cao răng và tẩy trắng răng là bao nhiêu?

Cần vệ sinh răng sạch sẽ để kéo dài tuổi thọ răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng
Cần vệ sinh răng sạch sẽ để kéo dài tuổi thọ răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng

Cần lưu ý rằng, hôi miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, trào ngược dạ dày, sử dụng thuốc điều trị, nhiễm khuẩn trong khoang miệng… Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng hôi miệng, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, thời gian mắc và phân tích các khả năng nhiễm bệnh.

Cách phòng ngừa hôi miệng khi bọc răng sứ

Bên cạnh những cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ vừa nêu trên, để tránh gặp phải những rắc rối do quá trình bọc răng sứ gây ra, ngay từ khi mới chỉnh nha, người bệnh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao để đảm bảo bạn có hàm răng lý tưởng, không bị hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Có thể tham khảo thêm các dụng cụ làm sạch răng miệng hiện đại như: Chỉ nha khoa, tăm nước… sau khi ăn.
  • Người bệnh nên chọn chất liệu bọc răng bằng sứ không kim loại để hạn chế tình trạng oxy hóa, dị ứng với thành phần kim loại, hoen ố răng… gây mất thẩm mỹ.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá dai, quá cứng để tránh làm cho răng bị sứt, bị hỏng.
  • Nên tập trung nhai đều cả hai bên hàm để tránh tình trạng lệch khớp cắn và đó cũng là cách để răng tự làm sạch cho nhau. Nếu bạn nhai lệch một bên thì các mảng bám sẽ dễ tích tụ, làm hại cho răng.
  • Đến nha khoa kiểm tra răng theo định kỳ, lấy cao răng, kiểm tra độ khít, độ di chuyển của răng. Và đó cũng là cách chủ động hơn trong việc phát hiện, xử lý các sự cố bất thường.

Hy vọng với các cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ vừa nêu trên sẽ giúp bạn có tìm ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, đúng cách. Chúc các bạn có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và tự tin với nụ cười của mình.

Nội dung hấp dẫn: Ai Nên Thực Hiện Tẩy Trắng Răng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android