Độ PH Của Nước Giếng Khoan Bằng Bao Nhiêu Là Tốt? Giải Đáp Chi Tiết

Độ pH của nước giếng khoan từ lâu đã được giới nghiên cứu và người dân quan tâm vì đây cũng là một nguồn nước sinh hoạt khá phổ biến. Đặc biệt, khi phát hiện các vấn đề như nước nhiễm kim loại nặng, nhiễm phèn, chất độc xyanua… chất lượng nước càng được quan tâm. Tìm hiểu ngay nước giếng khoan có độ pH bao nhiêu và các vấn đề liên quan dưới đây.

Nước giếng khoan có đặc điểm gì?

Vào cuối thế kỷ XX – đầu XXI, ở rất nhiều vùng nông thôn và cả thành thị có xu hướng khoan giếng để lấy nước sinh hoạt.

Độ pH của nước giếng khoan bao nhiêu là tốt
Độ pH của nước giếng khoan bao nhiêu là tốt

Bằng cách khoan sâu xuống lòng đất, nơi có mạch nước ngầm đi qua, người ta hút lên được một loại nước gọi là nước giếng khoan. Tùy vào độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà thành phần và tính chất, độ pH của nước giếng khoan cũng sẽ khác.

Thành phần nước giếng khoan

Được lấy lên từ trong lòng đất nên nước giếng khoan không chỉ có H2O. Trong đó còn lẫn có thể lẫn nhiều trong số các tạp chất như sau:

  • Chất khoáng hòa tan.
  • Muối và canxi.
  • Sắt và Mangan (khi còn ở trong lòng đất sẽ bị hòa tan do chịu ảnh hưởng của môi trường yếm khí).
  • Một số khí gây mùi như: Metan, Hydro sulfua (H2S) hay Amoniac (NH3)…
  • Vi khuẩn tự nhiên trong nước ngầm kết hợp với sắt, Mangan, oxy tạo ra vi khuẩn sắt.
  • Nitrat, asen, chì, thủy ngân…

Ngoài ra còn có rất nhiều thành phần khác có thể làm nước bị nhiễm bẩn. Đặc biệt là ở những nơi cư dân sinh sống đông đúc, công nghiệp nặng phát triển.

Đặc điểm riêng biệt

Do tồn tại sâu trong lòng đất, môi trường yếm khí nên hầu hết khoáng chất trong nước ngầm đều được hòa tan. Màu của nước lúc này rất trong. Tuy nhiên, khi chúng ta hút nước qua lỗ khoan lên khỏi mặt đất, trong điều kiện có oxy, nhiều phản ứng hóa học xảy ra khiến nước xuất hiện các kết tủa rắn và bị đổi màu.

Tiếp theo, trong nước giếng khoan có chứa một lượng muối và canxi nhất định. Chính những khoáng chất có trong nước này đã tạo nên “độ cứng” của nước giếng khoan. Người ta phân ra các loại nước giếng khoan có độ cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.

Không chỉ có độ cứng, nước giếng khoan còn có “độ mềm”. Độ mềm của nó được tạo ra nhờ hàm lượng các ion kiềm tính như bicacbonat hay anion, hydroxit có trong những axit yếu.

Có thể thấy, các chỉ số về độ cứng, độ mềm và thành phần của nước có tác động không nhỏ đến độ pH của nước giếng khoan. Nó làm cho nguồn nước ở các khu vực khác nhau có đặc điểm, tính chất khác biệt.

Độ pH của nước giếng khoan là bao nhiêu? Phân loại các kiểu nước giếng khoan

Kiểm tra độ pH của nước giếng khoan chúng ta cũng thấy được các chỉ số có tính axit hơn nước bề mặt. Đó là do có một lượng carbon không nhỏ đã kết hợp với các phân tử nước tạo thành axit cacbonic.

Nước giếng khoan ở từng nơi sẽ có độ pH khác nhau, tùy thuộc địa tầng và nhiều yếu tố khác
Nước giếng khoan ở từng nơi sẽ có độ pH khác nhau, tùy thuộc địa tầng và nhiều yếu tố khác

Độ pH của nước giếng khoan ở từng nơi có thể khác nhau, tùy thuộc vào thành phần trong đó. Tuy nhiên, nhìn chung có thể đánh giá loại nước này có tính axit. Một số nơi, nước giếng khoan có thể mang tính kiềm nhưng lại không thực sự tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi dùng để sinh hoạt hoặc nấu nướng, cần được xử lý mới tốt cho sức khỏe.

Các kiểu nước giếng khoan cần được xử lý

Do đặc điểm địa tầng của từng khu vực khác nhau nên nước giếng khoan ở nhiều nơi không có tính chất giống nhau. Cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, đặc điểm của nước càng thay đổi. Ngày nay, người ta đã nghiên cứu và chia ra 4 kiểu nước giếng khoan cơ bản cần được xử lý:

  • Nước giếng khoan nhiễm mặn: Chủ yếu được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung như Ninh Thuận, Quảng Bình… Nguyên nhân chung làm cho nước nhiễm mặn là do tình trạng ngập mặn lâu ngày ảnh hưởng xuống lòng đất. Độ pH của nước giếng khoan này có thể cao hơn 7.
  • Nước giếng khoan nhiễm asen hoặc amoniac: Loại nước này được phát hiện chủ yếu ở Hà Nội và khu vực lân cận. Rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất công nghiệp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết nước trong các giếng này đều có tính axit.
  • Nước nhiễm canxi: Ở các tỉnh miền núi và cả khu vực Long Biên (Hà Nội), nước giếng khoan thường có hiện tượng nhiễm canxi. Mặc dù nhìn bằng mắt thường, màu nước trông rất trong và sạch nhưng khi đun sôi, bạn sẽ thấy cặn trắng bám ở ấm nước hoặc lắng xuống dưới đáy trông như đá vôi. Đây là loại nước giếng khoan có thể mang tính kiềm nhưng không tốt cho sức khỏe.
  • Nước nhiễm sắt, mangan: Cũng được phát hiện ở Hà Nội và một số vùng lân cận, loại nước này tuy nhìn khá trong nhưng có mùi tanh. Nếu để lâu trong không khí, màu nước dần chuyển vàng hoặc có váng màu vàng trên bề mặt. Độ pH của nước giếng khoan loại này thường thấp.

Các cách kiểm tra pH nước giếng khoan

Để biết độ pH của nước giếng khoan, chúng ta cần tiến hành kiểm tra. Có nhiều cách thực hiện đo lường tính chất của nước bạn có thể áp dụng như sau:

Kiểm tra bằng mắt thường

Quan sát và cảm nhận có thể giúp bạn phần nào phán đoán được nước giếng khoan có độ pH trong khoảng nào, mang tính axit hay kiềm.

Quan sát bằng mắt thường có thể đánh giá tương đối về chất lượng nước
Quan sát bằng mắt thường có thể đánh giá tương đối về chất lượng nước

Nếu nồng độ pH của nước thấp, khi đựng trong đồ đồng lâu ngày sẽ có vết mờ xanh xám bám vào thành, chứa ở bể thép sẽ có váng đỏ bám xung quanh.

Quan sát màu sắc nước giếng khoan đã lấy lên khỏi lòng đất lâu ngày, nếu thấy có màu hơi vàng đục hoặc mùi vị chua thì nó cũng có tính axit.

Để kiểm tra xem nước giếng khoan có nhiễm đá vôi và bị kiềm hóa hay không, bạn có thể cho vào ấm đun. Nếu đúng, trong thành ấm xuất hiện kết tủa trắng hoặc nước có vẩn đục trắng dưới đáy sau khi đun.

Dùng giấy quỳ

Bạn cũng có thể sử dụng giấy quỳ nhúng vào cốc nước giếng khoan để kiểm tra tính chất. Nếu sau 1 phút, giấy đổi sang màu đỏ thì nước này có tính axit. Nếu màu giấy chuyển xanh thì độ pH nước giếng khoan cao hơn 7 (nước mang tính kiềm). Còn trường hợp không đổi màu thì đó là nước trung tính.

Cách kiểm tra này chỉ cho phép bạn hiểu được tính chất cơ bản của nước. Để có chỉ số pH chính xác và tiến hành xử lý nước, bạn cần dùng đến máy đo.

Dùng máy đo pH

Thiết bị đo độ pH của nước có màn hình điện tử hiển thị chính xác kết quả đến số thập phân. Bằng dụng cụ này, bạn có thể biết rõ độ pH của nước giếng khoan gia đình dùng là bao nhiêu.

  • Sau khi hút nước từ giếng khoan lên, bạn để một thời gian rồi lấy mẫu cho vào cốc.
  • Đưa phần đầu dò của máy đo nhúng vào cốc nước và đợi cho đến khi chỉ số trên màn ngừng chuyển đổi.
  • Đọc kết quả chính xác bao gồm cả số thập phân để kết luận.
  • Nếu màn hình hiển thị con số lớn hơn 7.0 thì nước giếng khoan kiềm tính, nếu nhỏ hơn 7.0 là axit, bằng 7.0 có nghĩa nước giếng này trung tính.
Kiểm tra độ pH của nước giếng khoan bằng máy đo
Kiểm tra độ pH của nước giếng khoan bằng máy đo

Kiểm tra độ pH của nước giếng khoan là bước tiên quyết để tiến hành xử lý. Sau khi có kết quả, bạn nên tìm cách điều chỉnh độ pH của nước cũng như loại bỏ các thành phần không tốt để có được nguồn nước an toàn cho sức khỏe.

Độ pH nước giếng khoan có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Cũng giống như nước máy hay nước giếng khơi, độ pH nước giếng khoan có tác động đến sức khỏe người dùng.

Nếu chỉ số pH của nước quá cao, nước có thể nhiễm canxi hoặc chứa hàm lượng bicacbonat, hydroxit lớn. Điều này không phải tốt. Bởi vì khi bạn đun nấu, nó sẽ bẻ gãy liên kết của chất hữu cơ, để lại cặn dưới đáy xoong nồi. Nếu uống trực tiếp lâu ngày, thành phần này gây hại cho hệ bài tiết, dẫn đến bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu…

Trường hợp nước giếng khoan có tính axit, nó có thể đang bị nhiễm các kim loại nặng, hóa chất độc hại. Khi sử dụng, chắc chắn sẽ để lại hệ quả xấu cho sức khỏe. Chẳng hạn như làm hỏng men răng, gây ngộ độc hoặc thậm chí là dẫn đến nguy cơ ung thư.

Nhằm loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực này, bạn nên đầu tư hệ thống xử lý nước giếng khoan hợp lý. Đồng thời, không uống nước trực tiếp khi mới hút từ lòng đất lên.

Cách cân bằng pH nước giếng khoan

Để cân bằng độ pH của nước giếng khoan, ngày nay, khoa học đã tìm ra nhiều giải pháp hữu ích. Bạn nên tham khảo:

Dùng bộ lọc trung hòa

Vừa có tác dụng lọc bỏ tạp chất, vừa trung hòa pH của nước, sản phẩm này rất hữu dụng và phù hợp với mọi nguồn nước, kể cả nước giếng khoan. Sau khi bơm nước giếng khoan lên, bạn nên lắp đặt bộ lọc trung hòa để xử lý nước tại bể chứa. Màng lọc của máy sẽ loại bỏ các vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng… có trong đó. Những thành phần như Calcite, Magnesia trong lõi lọc sẽ hỗ trợ trung hòa pH của nước.

Để có nước sạch sử dụng, bạn nên tiến hành lọc trước
Để có nước sạch sử dụng, bạn nên tiến hành lọc trước khi uống

Tuy có thể làm sạch nước nhưng bộ lọc trung hòa không có chức năng tự làm sạch nó. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra, chủ động vệ sinh máy để đảm bảo hiệu quả lọc nước. Thêm vào đó, bạn còn phải theo dõi hàm lượng chất hòa tan có trong máy. Khi thấy hao hụt nhiều, bạn cần bổ sung cho hợp lý.

Sử dụng hóa chất

Hóa chất công nghiệp không chỉ được dùng trong xử lý nước máy. Thực tế, bạn có thể dùng một số sản phẩm để cân bằng pH của nước giếng khoan. Cách làm này nên áp dụng đối với bể chứa lớn và nước giếng không quá kiềm hoặc dư axit quá cao.

Baking soda và Hypochlorite là hai hóa chất thường được dùng đến. Người ta có thể sử dụng riêng soda hoặc kết hợp 2 chất này để tăng hiệu quả lọc nước.

Việc cân bằng pH nước giếng khoan bằng hóa chất cần phải tuân thủ tỷ lệ thích hợp. Bạn nên cân đối tham số lưu lượng nước bơm, độ pH hiện tại để điều chỉnh nồng độ hóa chất sử dụng cho phù hợp.

Trong trường hợp đặc biệt, có thể dùng đến Kali để xử lý nước. Tuy nhiên, cách làm này khá mạo hiểm và có thể gây rủi ro. Vì vậy, khi nước giếng khoan có pH chênh lệch lớn so với mức nước tốt thì bạn mới nên áp dụng. Việc tiến hành xử lý nước bằng Kali nên do chuyên viên kỹ thuật thực hiện.

Dùng máy nước điện giải

Để biến nước giếng khoan thành nước uống tốt cho sức khỏe, sau khi cân bằng pH trong nước về mức an toàn, bạn có thể đưa vào máy điện giải để tiếp tục xử lý. Nước đầu vào của máy điện giải nên có pH gần mức trung tính, đã được loại bỏ tạp chất.

Máy điện giải có vai trò thế nào trong việc xử lý nước
Máy điện giải có vai trò thế nào trong việc xử lý nước

Bằng công nghệ điện phân, máy sẽ phân tách thành phần của nước, tạo ra các ion kiềm, vi khoáng. Từ đó tạo ra những mức nước ion kiềm dùng cho việc nấu ăn, uống trực tiếp hay là rửa rau củ. Đồng thời bạn cũng lấy được nước axit để khử trùng, vệ sinh cá nhân.

Ngày nay, máy lọc nước điện giải ion kiềm là lựa chọn của nhiều gia đình Việt và các nước trên thế giới. Bằng phương pháp xử lý hai công đoạn như đã nêu ở trên, có thể đưa nước giếng khoan thành nước tốt cho sức khỏe.

  • Nước điện giải chứa các ion kiềm làm nhiệm vụ trung hòa axit dư, nhờ đó cải thiện đường tiêu hóa và phòng ngừa bệnh ở dạ dày, ruột.
  • Các hydrogen trong nước mang đến khả năng chống oxy hóa cực mạnh, giúp loại bỏ gốc tự do, cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Nhờ kích thước siêu nhỏ, loại nước này nhanh chóng đi vào tế bào, làm tăng khả năng trao đổi chất, hỗ trợ hấp thu và thải độc cho cơ thể.
  • Thành phần khoáng chất được phân tách nhỏ sau quá trình điện phân còn rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ xương.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thông thái, các hãng máy điện giải đã lựa chọn nhà phân phối để đưa sản phẩm đến với thị trường Việt. Ngày nay, không khó để bạn tìm được những chiếc máy tạo nước tốt ưng ý tại hệ thống siêu thị điện máy. Trong đó, Vua điện giải là đơn vị cung cấp máy điện giải ion kiềm được nhiều khách hàng đánh giá cao. Nó có thể mang đến giải pháp cung cấp nước tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn dùng nước giếng khoan.

Nói tóm lại, độ pH của nước giếng khoan chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Để xác định chắc chắn, bạn nên dùng các thiết bị để kiểm tra. Sau đó, đừng quên xử lý để tạo ra nước sạch dùng cho sinh hoạt và nước tốt để phục vụ ăn uống hàng ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android