Niềng Răng Lệch Khớp Cắn Là Gì? Các Phương Pháp Chỉnh Nha Chính

Lệch khớp cắn là tình trạng răng miệng nhiều người dễ gặp phải hiện nay. Vấn đề này thường do bẩm sinh và ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng nhai cắn bình thường của răng miệng. Tuy nhiên người bệnh cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay ngành thẩm mỹ nha khoa có nhiều tiến bộ vượt bậc, đã có thể niềng răng lệch khớp cắn, khôi phục cấu trúc hàm răng như bình thường. Và để hiểu hơn về phương pháp này, các hình thức niềng cũng như quy trình thực hiện, mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Tình trạng răng lệch khớp cắn là như thế nào? Nguyên nhân

Trước khi tìm hiểu về những phương pháp niềng răng lệch khớp cắn, người bệnh cần nắm rõ khái niệm lệch khớp cắn là gì và nguyên nhân dẫn đến. Chỉ khi hiểu rõ, chúng ta mới biết nên áp dụng hình thức niềng răng nào là phù hợp, cho hiệu quả tốt nhất và tiết kiệm chi phí.

Tình trạng răng miệng bị lệch khớp cắn
Tình trạng răng miệng bị lệch khớp cắn

Theo đó, lệch khớp cắn là tình trạng khớp cắn bị sai lệch, không khớp với nhau và có thể quan sát được qua gương, hàm dưới và hàm trên không cân đối như người bình thường. Đây được xem là khuyết điểm về răng miệng có tính bẩm sinh và di truyền từ bố mẹ. Bị lệch khớp cắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng nhau cắn bình thường của răng miệng, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho cả khuôn mặt.

Lệch khớp cắn cũng được chia thành 2 cấp độ là nặng và nhẹ, nhưng dù ở cấp độ nào cũng đều ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt của đời sống.

Có nhiều dạng lệch khớp cắn khác nhau và không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng để cải thiện. Một vào trường hợp cần sự can thiệp của ngoại khoa mới có thể lấy lại khuôn hàm như người bình thường. Cụ thể như sau:

  • Khớp cắn ngược: Tình trạng này sẽ khiến bạn bị hô, móm. Lúc này răng hàm trên hoặc dưới sẽ bị chìa ra ngoài, tạo nên sự không cân đối giữa hai hàm. Rõ nhất là khi chúng ta quan sát ở góc nghiêng của khuôn mặt giống như bị gãy. Trong dân gian người ta còn gọi khuôn mặt này là mặt lưỡi cày.
  • Khớp cắn hạng 2 (răng bị hô và vẩu): Lúc này người bệnh sẽ thấy phần hàm trên có răng bị chìa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, môi cũng chìa ra và hơi mất cân đối.
  • Khớp cắn hở: Đây là tình trạng khá nhiều người gặp phải hiện nay. Hàm trên và hàm dưới sẽ không khít với nhau, đặc biệt phần răng cửa không bao giờ được đóng chặt. Ngay khi cơ miệng ở trạng thái nghỉ luôn thấy một khoảng trống giữa môi trên và môi dưới.
  • Khớp cắn đối đỉnh: Đây là tình trạng khớp cắn bị lệch nhẹ, răng hàm trên vẫn chạm được hàm dưới khi miệng ở trạng thái nghỉ, không hoạt động.
  • Khớp cắn chéo: Răng trên cung hàm lệch lạc, không theo trật tự nào, khiến cấu trúc răng miệng và tổng thể khuôn mặt không hài hòa như người bình thường.

Nguyên nhân của việc lệch khớp cắn phần lớn do di truyền, dị tật bẩm sinh, hoặc do những thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ như mút tay đẩy lưỡi, mất răng sữa sớm hơn bình thường,… Ngoài ra chấn thương tai nạn, chỉnh hình thẩm mỹ không đảm bảo cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn

Thế nào là niềng răng lệch khớp cắn? Các phương pháp chỉnh nha chính

Niềng răng lệch khớp cắn là hình thức chỉnh nha hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Theo đó, những chiếc răng lệch lạc được kéo về đúng vị trí, đồng thời giúp khớp cắn chuẩn chỉnh hơn trên cung hàm. Để thực hiện niềng răng thời gian sẽ mất từ 2 – 3 năm để kết thúc, thời gian lâu nhưng hiệu quả về sau là tốt nhất.

Lệch khớp cắn và niềng răng chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng những hình thức bọc răng răng sứ, không phẫu thuật cắt bỏ xương hàm được,… Hoặc một vài đối tượng sẽ được chỉ định phẫu thuật nâng xương hàm rồi mới tiến hành niềng răng, đảm bảo kết quả cuối cùng tốt.

Hiện nay công nghệ thẩm mỹ nha khoa rất phát triển, có nhiều hình thức niềng răng lệch khớp cắn khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi người, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất cho từng đối tượng.

Niềng răng sai khớp cắn bằng mắc cài kim loại

Niềng răng lệch khớp cắn bằng mắc cài kim loại là hình thức được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Đây là phương pháp truyền thống, là nền tảng của những hình thức niềng răng hiện đại sau này. Khi niềng, người bệnh sẽ đeo một bộ mắc cài bằng kim loại, được nối với nhau bởi hệ thống dây cung. Dây cung này được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, chúng sẽ căng ra sau khi gắn cố định mắc cài trên răng và tạo lực siết chặt kéo những chiếc răng về đúng vị trí mong muốn.

Niềng răng lệch khớp cắn bằng mắc cài kim loại
Niềng răng lệch khớp cắn bằng mắc cài kim loại

Hiện nay niềng răng bằng mắc cài kim loại được chia thành hai hình thức là dùng dây chun buộc và buộc tự động. Theo đó, sử dụng dây buộc tự động sẽ tiết kiệm thời gian cho người niềng, không phải thường xuyên đến nha khoa, cũng như hiệu quả nhanh hơn nhưng chi phi cũng cao hơn so với dùng dây chun tự buộc.

Về cơ bản, niềng răng bằng mắc cài kim loại vẫn được đánh giá cao về hiệu quả chỉnh nha, nhất là với những đối tượng có tình trạng răng miệng phức tạp lệch khớp cắn, răng lệch lạc quá mức. Tuy nhiên, phương pháp cũng có một nhược điểm chính là mắc cài có màu kim loại, khá tối khi gắn lên răng sẽ gây mất thẩm mỹ. Người niềng sẽ không tự tin khi nói chuyện, giao tiếp, đặc biệt là những đối tượng đang đi làm thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp khách hàng.

Niềng bằng mắc cài sứ hoặc pha lê

Niềng răng sử dụng mắc cài sứ hoặc pha lê là hình thức cải tiến từ niềng răng kim loại. Theo đó, đúng như tên gọi, hệ thống mắc cài được làm bằng chất liệu sứ cao cấp hoặc pha lê. Nhiều người thường cho rằng khi áp dụng mắc cài sứ sẽ dễ bị vỡ, lực kéo yếu hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, hiện nay chất liệu sứ, pha lê dùng cho niềng răng là loại cao cấp, siêu cứng và siêu bền, chịu được lực tác động mạnh. Hệ thống dây cung cũng tạo ra lực siết cực mạnh để kéo chỉnh răng.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp niềng răng mắc cài sứ chính là ở tính thẩm mỹ cao. Chất liệu sứ, pha lê có màu gần giống với màu răng, dây cung bằng niken trong suốt. Toàn bộ quá trình niềng răng sẽ không quá lộ, không gây mất thẩm mỹ, người bệnh tự tin cười, nói, giao tiếp gặp gỡ đối tác và khách hàng.

Niềng răng lệch khớp cắn mắc cài sứ/ pha lê
Niềng răng lệch khớp cắn mắc cài sứ/ pha lê

Phương pháp niềng răng mặt lưỡi

Niềng răng mặt lưỡi còn được mọi người gọi với cái tên “niềng như không niềng”. Bởi lúc này hệ thống dây cung, mắc cài thay vì lắp ở bên ngoài thì giờ được quay vào bên trong răng, hoàn toàn không lộ ra ngoài. Như vậy nếu bạn không nói niềng răng chắc chắn sẽ không ai biết.

Phương pháp này cũng đảm bảo hiệu quả chỉnh nha rất tốt, tăng tính thẩm mỹ, thời gian niềng cũng tương tự như những hình thức khác. Nhược điểm duy nhất của niềng răng mặt lưỡi chính là cảm giác khó chịu vướng víu. Đồng thời do cả mắc cài và dây cung quay mặt vào trong nên bạn không thể quan sát được, dẫn tới việc vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn hơn.

Niềng răng bằng hàm trong suốt Invisalign

Cuối cùng là hình thức niềng răng bằng công nghệ Invisalign hiện đại và cao cấp nhất hiện nay. Nếu như lúc trước người niềng răng khó chịu với mắc cài, dây cung, lại dễ bị bung sút cài, thường xuyên phải đến nha khoa,… Niềng răng Invisalign sẽ khắc phục được tất cả mọi nhược điểm kể trên.

Người niềng răng khi áp dụng công nghệ Invisalign sẽ dùng một hàm khay trong mô phỏng đúng cấu trúc của răng hiện tại. Khay trong này ôm sát chân răng, không ảnh hưởng đến nướu lợi, có thể tháo ra để ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày sau đó đeo lại. Người niềng chỉ cần đảm bảo đeo hàm khay trồng đủ 22 tiếng/ngày là được.

Công nghệ niềng răng Invisalign được nhiều người áp dụng
Công nghệ niềng răng Invisalign được nhiều người áp dụng

Trong khay niềng trong, nhà sản xuất đã tính toán để tạo lực kéo dịch chuyển chân răng. Mỗi khay hàm sẽ đeo trong thời gian 20 – 25 ngày rồi thấy một khay niềng mới để phù hợp với tình trạng hiện tại. Như vậy kết thúc một ca niềng, người bệnh sẽ thay từ 40 – 60 khay niềng mới.

Phương pháp niềng này đảm bảo tính thẩm mỹ vô cùng cao, hàm trong suốt ôm sát răng không khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết niềng răng bằng công nghệ Invisalign sẽ mất thời gian lâu hơn so với những hình thức truyền thống từ 3 – 6 tháng, đồng thời mức giá chi trả thuộc hàng cao nhất hiện nay.

Những bước chính trong quá trình niềng răng lệch khớp cắn

Niềng răng là một quá trình gồm nhiều bước khác nhau, từ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, chọn phương pháp niềng đến khi chính thức vào giai đoạn niềng. Mỗi bước đóng một vai trò khác nhau góp phần cho việc chỉnh nha, thay đổi lại cấu trúc răng miệng lệch lạc ban đầu. Cụ thể từng bước trong quy trình niềng răng lệch khớp cắn như sau:

  • Bước 1: Thăm khám ban đầu

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trước khi niềng răng chính thăm khám ban đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X-quang và scan hàm. Hình ảnh thu được sẽ mô phỏng cấu trúc răng miệng hiện tại của người bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ đánh giá được mức độ lệch lạc của hàm răng, tình trạng khớp cắn để lên phác đồ niềng răng phù hợp nhất.

Đây cũng là bước quan trọng để bác sĩ quyết định bạn sẽ được niềng răng luôn hay cần phẫu thuật cắt bỏ xương hàm trước khi niềng. Ngoài ra khi thăm khám, nếu phát hiện bệnh lý về răng miệng, bạn cũng sẽ được yêu cầu điều trị khỏi trước khi niềng.

  • Bước 2: Trao đổi với bác sĩ

Sau khi thăm khám, bác sĩ và người bệnh sẽ được ngồi lại và trao đổi với nhau một vài thông tin. Bác sĩ sẽ trình bày về tình trạng hiện tại của người bệnh và đề xuất một số phương pháp niềng răng phù hợp, phân tích những lợi ích và nhược điểm của từng phương pháp. Đồng thời cung cấp thêm thông tin về thời gian niềng, chi phí thực hiện là bao nhiêu.

Nếu người bệnh đồng nhất với phương án đó, hai bên sẽ ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ những điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Hai bên ký kết và đặt cọc thanh toán là hoàn thành xong khâu thủ tục và giấy tờ.

  • Bước 3: Lắp khí cụ vào răng

Lắp khí cụ vào răng là bước quan trọng để cố định các mắc cài trên răng và tính toán lực kéo trên răng. Người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên môn. Người niềng răng kim loại sẽ được lắp hệ thống mắc cài và dây cung, còn những người niềng răng Invisalign sẽ lấy dấu hàm và chờ đợi bên thiết kế sản xuất hàm.

Quy trình thăm khám đúng chuẩn, khoa học
Quy trình thăm khám đúng chuẩn, khoa học
  • Bước 4: Giai đoạn niềng răng

Đây là bước cuối cùng cũng là bước lâu nhất, sau khi lắp khí cụ nha khoa, bác sĩ sẽ hướng dẫn và cách vệ sinh răng miệng tại nhà, chế độ ăn uống những tuần đầu tiên sao cho phù hợp nhất. Đồng thời hẹn lịch quay trở lại khám cho bệnh nhân.

Thời gian kết thúc niềng răng còn tùy thuộc vào từng đối tượng, nhanh thì 2 năm lâu thì 2,5 – 3 năm mới hoàn thành xong. Nhìn chung niềng răng bao lâu thì xong còn phụ thuộc vào phương pháp niềng, mức độ lệch khớp cắn cũng như cách chăm sóc vệ sinh răng miệng của người bệnh trong giai đoạn niềng như thế nào.

  • Bước 5: Đeo hàm duy trì

Sau khi thời gian niềng răng kết thúc, người bệnh sẽ được đeo hàm duy trì để cố định chân răng không cho chúng quay trở về vị trí ban đầu. Thời gian đeo hàm duy trì từ 3 – 6 tháng.

Những lưu ý trước và trong khi niềng răng lệch khớp cắn

Trước và sau khi thực hiện niềng răng, người bệnh cần tuân thủ một vài những lưu ý dưới đây:

Trước khi niềng răng:

  • Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các phương pháp niềng răng hiện nay, cân nhắc cho mình cách thức phù hợp nhất.
  • Hỏi kinh nghiệm niềng răng từ những người trước đó đã từng thực hiện.
  • Chuẩn bị sẵn tâm lý về thời gian đầu, chưa quen mắc cài có thể sẽ khiến bạn khó chịu, ăn uống kém hơn bình thường và mọi hoạt động sinh hoạt cũng bị thay đổi ít nhiều.
  • Chuẩn bị tài chính trước khi niềng răng. Hiện nay có nhiều phòng khám nha khoa đã có thể thực hiện niềng răng trả góp, tuy nhiên bạn vẫn cần chủ động hơn trong kinh phí.
Vệ sinh răng miệng trong quá niềng răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng trong quá niềng răng đúng cách

Trong khi niềng răng:

  • Trong giai đoạn niềng răng cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống. Thời gian đầu bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ít nhai hơn. Tránh dùng những loại đồ ăn cứng, phải cắn mạnh gây buốt và khó chịu cho răng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày từ 2 – 3 lần/ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn kẹt lại trong miệng, mắc cài. Sau đó, sử dụng dụng nước súc miệng để sát khuẩn răng, hạn chế tình trạng viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng,…
  • Vệ sinh mắc cài thường xuyên bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng nha sĩ đã đưa cho bạn.
  • Quay trở lại tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh mắc cài, dây cung,…

Trên đây là một số thông tin về niềng răng lệch khớp cắn được nhiều người quan tâm. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn và chọn được phương pháp niềng răng phù hợp nhất với tình trạng của bản thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android