Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại: TẤT TẦN TẬT Thông Tin Bạn Cần Nắm Rõ

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha đang rất được ưa chuộng hiện nay. Với phương pháp này bạn có thể khắc phục tình trạng răng hô, mọc lệch, móm, thưa,… hơn nữa chi phí bỏ ra cũng rất hợp lý, phải chăng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh nha này bạn đọc không nên bỏ qua thông tin được chia sẻ ở nội dung dưới đây.

Định nghĩa niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha đã xuất hiện từ rất lâu, sử dụng bộ khí cụ gồm có mắc cài, dây cung, thun buộc cố định để tạo ra lực siết đều đặn, từ đó giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha có mặt từ rất lâu trước đây
Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha có mặt từ rất lâu trước đây

Phương pháp chỉnh nha này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, đồng thời rút ngắn thời gian niềng răng từ 1-6 tháng so với các phương pháp khác. Mặc dù là phương pháp truyền thống, có mặt từ lâu nhưng cùng với sự phát triển của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, niềng răng mắc cài truyền thống cũng ngày càng biến hóa với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là:

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa/tự đóng
  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Tuy theo nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng răng phù hợp nhất, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Những loại niềng răng mắc cài kim loại sẽ được nói chi tiết hơn ở nội dung dưới đây.

Đối tượng nên áp dụng chỉnh nha mắc cài kim loại

Các chuyên gia nha khoa cho biết, chỉnh nha bằng mắc cài kim loại phù hợp với khá nhiều đối tượng. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ định những đối tượng nên áp dụng phương pháp này là:

Trường hợp răng hô

Răng hô là tình trạng các răng trên cùng một cung hàm bị nhô ra phía trước nhiều hơn bình thường. Tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là răng vẩu, một dạng sai khớp cắn, lệch lạc giữa 2 hàm răng trên và dưới.

Niềng răng hô được chia thành 4 loại:

  • Răng hô cả 2 hàm.
  • Răng hàm trên nhô ra phía trước nhiều hơn bình thường, hàm dưới bình thường.
  • Răng hàm dưới lùi vào sâu hơn so với răng hàm trên.
  • Hoặc kết hợp tất cả những trường hợp trên.

Trường hợp răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh, mọc lệch lạc hiểu đơn giản là tình trạng răng mọc chen chúc, mọc đẩy ra đẩy vào, răng 9630,… Tình trạng này gây ra sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Người có răng mọc khấp khểnh nên chỉnh nha bằng mắc cài kim loại
Người có răng mọc khấp khểnh nên chỉnh nha bằng mắc cài kim loại

Biểu hiện dễ thấy của tình trạng này là răng mọc lệch, mọc nghiêng, mọc xoay, mọc ngầm trong xương,… Bạn nên đến phòng khám để hiểu rõ hơn về tình trạng răng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Trường hợp răng bị móm

Đây là tình trạng sai khớp cắn, lệch lạc giữa hàm trên và hàm dưới. Ở những trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ bao phủ ngoài cung răng hàm dưới. Thế nhưng ở những người bị móm thì khớp cắn sẽ có dạng ngược lại.

Răng bị móm sẽ được chia thành 4 loại sau:

  • Bị móm do răng.
  • Sự phát triển quá mức của xương hàm dưới gây móm răng.
  • Móm do xương hàm trên phát triển kém.
  • Bị móm do hàm dưới phát triển và hàm trên kém phát triển.

Trường hợp răng thưa

Răng bị thưa là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cùng một cung hàm. Hàm răng không khít sẽ gây ra những khó khăn trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Hơn nữa răng thưa cũng là nguyên nhân khiến thức ăn bị dính vào kẽ răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây răng thưa có thể là do bẩm sinh, răng mọc sai vị trí, mọc ngầm hoặc kích thước xương hàm rộng.

Phân loại niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại như đã nói ở trên được chia thành 3 loại khác nhau. Trong mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Mắc cài kim loại mặt trong

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi. Phương pháp này có cấu tạo giống với mắc cài kim loại truyền thống thế nhưng điểm khác duy nhất chính là vị trí đặt mắc cài.

Chỉnh nha mắc cài mặt trong đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha mắc cài mặt trong đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Với mắc cài kim loại mặt trong, thay vì gắn các mắc cài ở bên ngoài mặt răng thì bác sĩ sẽ gắn vào bên trong mặt răng. Việc này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, người dùng sẽ tự tin hơn trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời mắc cài mặt trong vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chỉnh nha.

Thế nhưng nhược điểm của phương pháp này chính là khó vệ sinh răng miệng. Do mắc cài gắn ở phía trong nên khi vệ sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn. Công đoạn làm sạch thức ăn, loại bỏ mảng bám trên mắc cài cũng khó hơn. Ngoài ra trong thời gian mới niềng người bệnh thường cảm thấy đau, khó chịu do mắc cài chạm vào lưỡi.

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng bộ khí cụ gồm có mắc cài, dây cung làm bằng kim loại, thun buộc để tạo ra lực kéo, kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm. Răng vì thế sẽ đều đẹp hơn, cân đối khớp cắn.

Hiện nay mắc cài kim loại là những loại được làm bằng hợp kim không gỉ, có độ bền cao, cứng chắc nên rất an toàn và không gây ra kích ứng với cơ thể. Hơn nữa mắc cài kim loại truyền thống mang đến cho người dùng hiệu quả chỉnh nha cao. Với độ bền và cứng cao sẽ giúp quá trình kéo răng diễn ra liên tục và hiệu quả. Không những vậy, loại mắc cài kim loại này rất khó vỡ hoặc bung nên đảm bảo sự xuyên suốt trong toàn bộ quá trình chỉnh nha.

Thế nhưng phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế như không có tính thẩm mỹ. Hơn nữa thời gian đầu người niềng răng sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức. Qua một thời gian sử dụng cảm giác này sẽ biến mất.

Mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa hay còn được gọi với cái tên khác là mắc cài tự buộc. Mắc cài tự đóng này là phương pháp cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Vì vậy phương pháp này vẫn giữ được những ưu điểm của phương pháp truyền thống.

Thế nhưng điểm khác duy nhất chính là loại mắc cài này sử dụng khóa tự đóng tích hợp trên mắc cài. Do vậy thay vì phải thay dây chun như mắc cài truyền thống thì mắc cài tự buộc sẽ có chốt cố định dây cung. Nắp trượt sẽ giữ cho dây cung cố định chắc chắn hơn, đồng thời hạn chế tình trạng vướng víu hay giãn chun,…

Mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa cũng rất được khách hàng ưa chuộng
Mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa cũng rất được khách hàng ưa chuộng

So sánh hiệu quả chỉnh nha giữa mắc cài tự buộc và mắc cài truyền thống là như nhau. Bên cạnh đó mắc cài tự đóng cũng giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc, răng hô móm, thưa,… Tuy nhiên điểm hạn chế của loại mắc cài này là tính thẩm mỹ không cao, người niềng răng sẽ mất thời gian đầu để thích nghi.

Vì sao mắc cài kim loại được lựa chọn nhiều đến vậy? Ưu và nhược điểm

Đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp chỉnh nha cũng ngày càng tân tiến, hiện đại. Theo đó, bên cạnh mắc cài kim loại có rất nhiều phương pháp chỉnh nha khác ra đời, mang đến cho người dùng sự tiện ích, thẩm mỹ và hiệu quả cao. Vậy nguyên nhân nào giúp cho mắc cài kim loại truyền thống vẫn được ưa chuộng như vậy? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở phần nội dung dưới đây:

Ưu điểm nổi bật của mắc cài kim loại

Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại như:

  • Ổn định, chắc chắn

Với kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại, người bệnh sẽ tránh được khỏi hiện tượng bung nút cài trong quá trình chỉnh nha. Nhờ vậy sẽ tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian chỉnh nha cho khách hàng.

Hơn nữa chất liệu được làm bằng kim loại tạo sự chắc chắn hơn so với những phương pháp niềng răng khác. Vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề gãy, vỡ trong quá trình niềng, ảnh hưởng kết quả điều trị. Với mắc cài sứ, tuy đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng dễ bị vỡ, bung, khiến bạn mất nhiều thời gian chỉnh sửa.

  • Chi phí phù hợp với túi tiền

So với những phương pháp chỉnh nha khác như niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,… thì niềng răng bằng mắc cài kim loại có chi phí thấp nhất hiện nay. Không phải vì nó thiếu an toàn mà chi phí rẻ, bởi lẽ phương pháp này không thẩm mỹ nên số tiền bạn phải trả sẽ thấp hơn rất nhiều so với các loại hình chỉnh nha khác.

Bên cạnh đó, tùy tình trạng sức khỏe răng miệng khác nhau mà chi phí bạn phải trả sẽ khác nhau. Để biết chính xác chi phí cho niềng răng kim loại bạn nên đến gặp nha sĩ, thăm khám và nghe tư vấn chi tiết.

  • Thời gian điều trị ngắn

Chỉnh nha là một quá trình, bạn cần kiên nhẫn nếu muốn sở hữu một nụ cười đẹp với hàm răng ngay ngay, trắng sáng. Với sự đa dạng các loại hình chỉnh nha như hiện nay thì niềng răng mắc cài kim loại đang là phương pháp được đánh giá cao nhất về thời gian điều trị. Theo đó với lực siết mạnh, cố định, chắc chắn sẽ giúp khách hàng rút ngắn thời gian chỉnh nha, nhanh chóng có nụ cười đẹp.

Thời gian điều trị bằng mắc cài kim loại ngắn nhất trong các phương pháp
Thời gian điều trị bằng mắc cài kim loại ngắn nhất trong các phương pháp
  • Đa dạng về kiểu dáng

Niềng răng bằng mắc cài kim loại hiện nay được cải tiến với nhiều kiểu dáng, giúp bạn thoải mái lựa chọn theo sở thích cá nhân. Hơn nữa dây thun cũng có rất nhiều màu sắc, thích hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định:

  • Tính thẩm mỹ kém: Mặc dù sở hữu ưu thế về hiệu quả chỉnh nha, chi phí tiết kiệm nhưng niềng răng kim loại vẫn khiến người dùng e ngại bởi tính thẩm mỹ kém. Nhiều khách hàng cho rằng việc đeo cả hàng mắc cài kim loại trên răng sẽ khiến họ không tự tin mỗi khi cười, nói chuyện, độ duyên dáng cũng kém đi.
  • Cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu: Dù chọn loại hình chỉnh nha nào bạn đều sẽ cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu đeo mắc cài. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy đau do mắc cài cọ vào má, lưỡi gây chảy máu,… Những vấn đề này sẽ được khắc phục nếu dùng sáp nha khoa, ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt,…
  • Dễ bung mắc cài và dây thun: Theo đó mắc cài được gắn cố định với dây cung nhờ các dây thun. Nên nếu dây thun bị bung hoặc lỏng trong quá trình chỉnh nha sẽ dẫn đến hiện tượng rơi mắc cài. Những lần như vậy bạn sẽ phải mất thêm thời gian đến nha khoa để được bác sĩ cố định dây cung, thay thun mới.
  • Dễ gây tổn thương niêm mạc: Mắc cài kim loại có độ sắc bén nhất định, khi ma sát vào má, lưỡi sẽ làm xước niêm mạc miệng. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian đầu chỉnh nha do chưa quen với mắc cài. Người bệnh khi bị đau sẽ cảm thấy không muốn ăn uống, bị nhiệt miệng, tình trạng viêm cũng xảy ra thường xuyên hơn.
  • Cần đi chỉnh nha thường xuyên: Nếu bạn chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại bạn sẽ cần thường xuyên đến phòng khám để chỉnh nha. Theo đó những mắc cài này sẽ được gắn cố định trên răng cho đến khi kết thúc. Bạn sẽ phải đến phòng khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi hướng dịch chuyển của răng, đồng thời điều chỉnh dây cung sao cho răng đi đúng phác đồ đã chỉ định.

[pr_middle_post]

Nhược điểm của phương pháp này chính là tính thẩm mỹ thấp
Nhược điểm của phương pháp này chính là tính thẩm mỹ thấp

Quy trình thực hiện chỉnh nha với mắc cài kim loại

Để nhanh chóng sở hữu một nụ cười đẹp bạn cần tuân theo đúng quy trình niềng răng chuẩn y khoa. Cụ thể bạn phải trải qua đủ 6 bước từ thăm khám tới khi tháo mắc cài. Dưới đây là quy trình niềng răng mắc cài kim loại chuẩn y khoa bạn nên biết.

  • Bước 1:  Khám và tư vấn

Bước đầu tiên khi muốn thực hiện chỉnh nha chính là thăm khám và nghe tư vấn. Ở bước này bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm và chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc răng, xương hàm và nướu. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất với bạn. Ở những trường hợp mắc bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị khỏi trước khi niềng.

  • Bước 2: Lập phác đồ điều trị chi tiết

Dựa trên kết quả phim X-quang và mẫu hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết, dự đoán kết quả và thời gian hoàn thành phù hợp với từng đối tượng.

  • Bước 3: Ký hợp đồng niềng răng với nha khoa

Nếu bạn đồng ý với phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, bước tiếp theo chính là ký hợp đồng niềng răng với nha khoa. Với hợp đồng này, nha khoa sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả niềng răng cho bạn.

  • Bước 4: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng

Như đã nói ở trên, trước khi tiến hành niềng răng bạn cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, lấy vôi răng,… Việc này giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh lý khác phát sinh trong quá trình niềng, gây ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

  • Bước 5: Tiến hành điều trị niềng răng

Sau khi điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài, hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đảm bảo an toàn và giữ hơi thở luôn thơm mát.

Bạn sẽ cần khám định kỳ từ 2-4 tuần/lần. Mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ điều chỉnh lực di chuyển răng sao cho phù hợp nhất.

  • Bước 6: Kết thúc điều trị – Duy trì kết quả

Kết thúc điều trị bạn sẽ có một hàm răng đều với nụ cười đẹp. Sau khi tháo niềng bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng khí cụ duy trì (hàm duy trì). Hàm duy trì sẽ giúp bạn duy trì kết quả niềng răng, giúp nụ cười luôn đẹp.

Thời gian đầu mới gắn mắc cài bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu
Thời gian đầu mới gắn mắc cài bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu

Chỉnh nha mắc cài kim loại bao nhiêu tiền?

Như đã nói, chỉnh nha mắc cài kim loại là phương pháp có chi phí thấp nhất. Hơn nữa tùy thuộc vào tình trạng răng miệng mà chi phí bạn cần trả sẽ khác nhau. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá niềng răng 2 hàm:

  • Phương pháp niềng răng

Niềng răng mắc cài kim loại hiện có 3 loại (truyền thống, tự đóng, mặt trong). Vì thế tùy theo loại bạn chọn mà chi phí phải trả sẽ không giống nhau. Thông thường mắc cài kim loại truyền thống có giá thấp nhất, mắc cài tự buộc có giá cao hơn, nhưng vẫn thấp hơn mắc cài kim loại mặt trong. Tùy theo tình hình tài chính bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

  • Tình trạng răng miệng

Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng răng miệng khác nhau và phù hợp với một loại mắc cài nhất định. Hơn nữa, độ lệch lạc, hay đưa ra của răng, các bệnh lý bạn đang mắc cũng ảnh hưởng tới chi phí niềng răng. Vì thế để biết chính xác số tiền cần trả cho một ca niềng răng bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và báo giá chi tiết.

  • Tay nghề bác sĩ và địa chỉ nha khoa bạn chọn

Nếu bạn chọn thực hiện niềng răng ở địa chỉ nha khoa lớn, uy tín có tiếng tăm, đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm thì chi phí sẽ đắt hơn so với cơ sở nhỏ. Vì thế bạn hãy lựa chọn thật kỹ trước khi tiến hành niềng răng.

Dưới đây là bảng giá tham khảo:

Phương pháp niềng răng Chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống 27-35 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng 40-48 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong 50-85 triệu đồng

Các câu hỏi liên quan

Liên quan đến niềng răng mắc cài kim loại ngoài chi phí bao nhiêu, bệnh nhân cũng quan tâm đến một số vấn đề khác như: Niềng có đau không, niềng mất bao lâu, có nguy hiểm không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây:

Niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu để hoàn thành?

Các chuyên gia cho biết, chỉnh nha bằng mắc cài kim loại cần khoảng 18-24 tháng để có được một hàm răng đẹp và hoàn chỉnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp chỉ cần khoảng 12 tháng đã có một hàm răng đẹp. Ngược lại có người mất đến 3 năm mới hoàn tất quá trình chỉnh nha.

Vì thế thời gian niềng răng ở mỗi người là khác nhau. Bởi lẽ mỗi trường hợp sẽ có tình trạng răng miệng không giống nhau, phác đồ điều trị riêng biệt. Hơn nữa thời gian niềng còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi,… Do đó không có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Thế nhưng bạn yên tâm rằng niềng răng mắc cài kim loại có thời gian chỉnh nha ngắn nhất trong các loại.

Bạn sẽ mất từ 1-3 năm để hoàn thành một ca niềng răng
Bạn sẽ mất từ 1-3 năm để hoàn thành một ca niềng răng

Chỉnh nha mắc cài kim loại có nguy hiểm không?

Rất nhiều người lo lắng rằng niềng răng mắc cài kim loại có gây nguy hiểm, các mắc cài sắt, dây thun dính vào thức ăn khi nhai có sao không?… Theo chuyên gia, chỉnh nha bằng mắc cài kim loại KHÔNG GÂY NGUY HIỂM. Bởi lẽ mắc cài kim loại được bào chế từ hợp kim không gỉ, chuyên dụng trong nha khoa vì thế tuyệt đối an toàn với môi trường khoang miệng. Nguyên liệu này cũng không ra bất kỳ phản ứng hóa học nào với thức ăn, vì thế bạn có thể yên tâm điều trị.

Khi niềng răng kim loại có cần nhổ răng không?

Đây là câu hỏi thường gặp khi khách hàng có nhu cầu chỉnh nha. Theo đó, tùy cơ địa răng hàm và mức độ xô lệch, hô, móm, khấp khểnh mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải nhổ răng hay không. Với những trường hợp răng khấp khểnh nặng, răng rời khỏi vị trí cung hàm quá mức cần phải thực hiện nhổ răng để việc chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất.

Chỉnh nha mắc cài kim loại có gây đau và ê buốt không?

Ê buốt răng khi niềng là hiện tượng không thể tránh khỏi. Thế nhưng mức độ ê buốt sẽ phụ thuộc vào lực siết dây cung của bác sĩ. Trường hợp bác sĩ siết nhiều, mạnh, cảm giác đau, ê buốt sẽ dữ dội hơn. Nhưng nếu bác sĩ siết quá nhẹ, bạn sẽ không cảm thấy đau và ê buốt nhưng hiệu quả chỉnh nha lại kém. Vì thế việc lựa chọn địa chỉ nha khoa tin cậy, bác sĩ tay nghề cao là rất cần thiết, nó quyết định sự thành công của ca niềng răng đó.

Lưu ý khi thực hiện chỉnh nha mắc cài kim loại

Để việc chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất bạn nên lưu ý những điều sau:

Trước khi niềng:

  • Trước khi niềng răng mắc cài kim loại bạn nên kiểm tra xem mình có bị dị ứng với kim loại hay không.
  • Thử máu và kiểm tra sức khỏe xem bản thân có mắc các vấn đề như ung thư, tiểu đường, máu khó đông,… hay không. Bởi lẽ, ở một số trường hợp niềng cần nhổ răng, nếu bạn mắc các bệnh lý về máu có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Chụp X-quang trước khi niềng, việc này giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng răng miệng của bạn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Vệ sinh răng miệng là điều bạn cần lưu ý trong suốt quá trình chỉnh nha
Vệ sinh răng miệng là điều bạn cần lưu ý trong suốt quá trình chỉnh nha

Trong quá trình niềng răng:

  • Đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng, làm sạch kẽ răng, dây cung, giữa mắc cài với răng,… bằng chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc bàn chải kẽ,… Việc này giúp bạn tránh khỏi các bệnh lý nha khoa như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu,…
  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lực siết, kiểm tra mức độ di chuyển của răng.
  • Trong thời gian niềng nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, hạn chế dung nạp đồ cứng, cần lực cắn mạnh, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến mắc cài, gây đau răng. Bạn cũng nên hạn chế đồ ăn ngọt dễ dẫn đến sâu răng, đau nhức răng hàm.

Sau khi niềng răng:

  • Tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi sự ổn định của răng, nhanh chóng phát hiện những thay đổi xấu, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.
  • Đeo hàm duy trì để giữ răng luôn đều đẹp.
  • Không nên ăn, gặm những thực phẩm cứng, dai.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Trên đây là tất cả những thông tin về niềng răng mắc cài kim loại. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến phương pháp chỉnh nha này, từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt, phù hợp nhất với bản thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android