Tổng Hợp Các Bệnh, Vấn Đề Thường Gặp Ở Đầu Gối

Các bệnh lý và vấn đề thường gặp nhất ở đầu gối bao gồm chấn thương ở gân, cơ, dây chằng, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay viêm bao hoạt dịch… Bạn cần nhận biết và phân biệt để có hướng điều trị và dự phòng hiệu quả, giúp duy trì chức năng vận động bình thường cho khớp.

Các vấn đề thường gặp ở đầu gối

Khớp gối được tạo thành từ 3 xương gồm xương đùi, xương bánh chè cùng xương chày. Các đầu xương được bao bọc, bảo vệ bởi lớp sụn chêm, giúp giảm ma sát cho xương, duy trì sự linh hoạt của khớp khi vận động. Ngoài ra, trong đầu gối còn có hệ thống các dây chằng, gân, cơ và bao hoạt dịch đảm bảo cho khớp không bị lỏng lẻo và có khả năng chịu được sức nặng của cơ thể.

Các vấn đề thường gặp ở đầu gối
Có nhiều vấn đề thường gặp ở đầu gối xảy ra do chấn thương hoặc mắc bệnh lý về cơ xương khớp

Do thường xuyên hoạt động và chịu nhiều áp lực, các bộ phận cấu tạo của đầu gối rất dễ bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý. Dưới đây là các vấn đề thường gặp ở đầu gối:

1. Chấn thương khớp gối

Chấn thương là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở đầu gối. Các chấn thương có thể xảy ra do va chạm trực tiếp ( chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vấp ngã,..) hoặc các nguyên nhân gián tiếp như thay đổi tư thế đột ngột, nhảy từ trên cao xuống. Chúng có thể gây tổn thương đến các mô sụn, xương, dây chằng hay các mô mềm quanh đầu gối. Dưới đây là những chấn thương thường gặp:

– Giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) có chức năng giữ cho âm chày không bị lệch ra khỏi xương đùi và ngăn chặn tình trạng xoay vào trong của cẳng bàn chân. Các tổn thương ở dây chằng chéo trước như giãn dây chằng, đứt một phần hay đứt hoàn toàn dây chằng có thể gây mất vững khớp gối. 

Bệnh nhân bị chấn thương dây chằng chéo trước sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động có cường độ mạnh, chẳng hạn như chạy nhanh, nhảy cao, đổi hướng di chuyển một cách đột ngột. Tình trạng này kéo dài cũng làm tăng nguy cơ bị té ngã, tai nạn trong sinh hoạt, tổn thương sụn khớp hoặc gây thoái hóa khớp gối sớm.

– Chấn thương ở dây chằng chéo sau:

Dây chằng chéo sau (PCL) của khớp gối có tác dụng giữ cố định mâm chày, hạn chế sự di lệch của bộ phận này ra khỏi xương đùi. So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau có kích thích lớn hơn và không tham gia quá nhiều vào chuyển động xoay của khớp gối nên ít gặp chấn thương hơn. Mặc dù vậy, đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở đầu gối khiến cho không ít bệnh nhân phải làm phẫu thuật.

– Chấn thương ở dây chằng bên:

Các dây chằng bên chày hay bên mác thường chỉ bị đụng dập, sưng phù chứ không đứt hoàn toàn như những dây chằng khác khi gặp chấn thương. Mặc dù không quá phổ biến nhưng các chấn thương đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể gây đứt dây chằng ở một hoặc cả hai bên làm ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tự nhiên của khớp gối và để lại cho người bệnh nhiều di chứng nặng nề. Thậm chí nhiều trường hợp mất khả năng đứng vững hoặc đi lại trong một thời gian.

– Rách sụn chêm:

Đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở đầu gối xảy ra khi chấn thương. Tình trạng rách sụn chêm có thể diễn ra một cách đơn độc hoặc kèm theo tình trạng đứt dây chằng chéo trước.

Đối với các tổn thương nhỏ hoặc nằm ngoài vùng giàu mạch nuôi, sụn chêm có thể tự hồi phục sau khoảng 6 tuần nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các vết rách sụn chêm lớn và phức tạp cần được làm phẫu thuật cắt sụn một phần, cắt toàn phần hoặc khâu sụn chêm để bảo tồn cấu trúc của sụn.

Triệu chứng nhận biết rách sụn chêm:

  • Sưng đầu gối
  • Đau khớp gối kéo dài. Cơn đau thường cố định ở một vị trí hoặc xuất hiện khi thực hiện một số tư thế nhất định.
  • Hạn chế vận động
  • Mất vững gối về sau
  • Kẹt khớp
  • Cứng khớp.

– Trật khớp gối:

Trật khớp gối ( hay trật khớp đùi – chày) là một chấn thương khá nghiêm trọng do lực tác động mạnh. Chấn thương này thường đi kèm với tình trạng đứt dây chằng hay rách sụn chêm. Nguyên nhân gây trật khớp gối chủ yếu là do bị tai nạn hoặc do chơi các môn thể thao có tính chất đối kháng mạnh.

Một số trường hợp bị trật khớp gối gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh phải cắt cụt chân. Do đó, khi gặp chấn thương này người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và cấp cứu kịp thời nhằm hạn chế những di chứng xấu có thể xảy ra.

– Trật xương bánh chè:

Trật xương bánh chè còn được gọi là trật khớp chè – đùi. Chấn thương này phổ biến hơn nhưng dễ bị nhầm lẫn với trật khớp gối. Lúc này, xương bánh chè không còn nằm trong rãnh ở xương đùi mà bị trượt ra phía ngoài.

Các bệnh thường gặp ở đầu gối
Trật xương bánh chè là một trong các chấn thương thường gặp ở đầu gối

Trật xương bánh chè được chia thành hai loại gồm trật bánh chè bẩm sinh và trật bánh chè do chấn thương. Khi gặp tình trạng này đầu gối thường không đau nhiều nhưng lại khó cử động khớp. Sau khi bị trật, bánh chè có thể tự bật trở về rãnh hoặc người bệnh phải dùng tay nắn để đưa nó về vị trí ban đầu.

– Gãy xương khớp gối:

Khớp gối được tạo thành từ 3 xương gồm xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Tình trạng gãy xương có thể xảy ra ở bất kì xương nào nằm trong nhóm trên. Đường gãy từ xương có thể lan đến mặt khớp khiến cho khớp gối không còn duy trì được sự trơn tru, linh hoạt khi vận động.

Hầu hết các chấn thương gãy xương ở khớp gối đều cần làm phẫu thuật để nối xương, phục hồi bề mặt khớp để bệnh nhân bảo tồn được khả năng vận động.

Triệu chứng nhận biết gãy xương khớp gối:

  • Có cảm giác đau nhói hoặc dữ dội tại vùng xương bị gãy
  • Sưng đau, bầm tím xung quanh đầu gối
  • Có tiếng xương lạo xạo phát ra khi cử động
  • Người bệnh không thể tự mình di chuyển.

– Bong điểm bám gân hoặc các dây chằng ở vùng đầu gối:

Nguyên nhân và cơ chế gây bong điểm bám gân và các dây chằng ở đầu gối tương tự như đứt dây chằng. Bạn có thể tưởng tượng chấn thương này giống như một cái rễ cây bị bật nhổ, không còn bám chắc vào lòng đất.

Triệu chứng nhận biệt:

  • Sưng phù đầu gối
  • Đau mỏi khớp gối 
  • Phạm vi vận động bị giới hạn
  • Lỏng khớp.
  • Kẹt khớp gối, mất khả năng duỗi khớp nếu bị bong điểm bám dây chằng chéo trước.

2. Viêm khớp gối

Nhắc đến các vấn đề thường gặp ở đầu gối chúng ta cần đề cập đến tình trạng viêm khớp  gối. Nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khớp đầu gối. Bao gồm:

– Thoái hóa khớp đầu gối (Viêm xương khớp gối)

Đây là một dạng viêm khớp thường phát triển sau khi bị chấn thương hoặc do lớn tuổi. Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, lớp sụn chêm có dấu hiệu bị ăn mòn khiến cho khớp vận động kém trơn tru, linh hoạt. Người bệnh còn có cảm giác cứng khớp, sưng và đau đầu gối, nhất là khi vận động, leo cầu thang. Nhiều bệnh nhân còn nghe rõ tiếng kêu lạo xạo phát ra từ trong đầu gối mỗi khi hoạt động mạnh.

– Bệnh gout:

Tình trạng rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh gout. Đây là một dạng viêm khớp có tính chất mãn tính.

Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Sự lắng đọng của các tinh thể muối urat sẽ gây tổn thương cho khớp và các mô mềm xung quanh khiến đầu gối bị sưng viêm, nóng đỏ và đau nhức dữ dội. Đa số những cơn gout cấp thường khởi phát đột ngột vào ban đêm.

– Bệnh giả gout: 

Căn bệnh này có các triệu chứng tương đồng với gout nên dễ bị nhầm lẫn. Nguyên nhân gây bệnh là do có một lượng lớn tinh thể calcium pyrophosphate bị ứ đọng trong dịch khớp khiến cho khớp gối bị tổn thương.

Viêm khớp gối do nhiễm trùng:

Khớp gối bị nhiễm trùng sẽ gây sưng đau đầu gối kèm theo tình trạng sốt, mệt mỏi, nóng ấm ở khu vực bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, tim đập nhanh, khó chịu trong người.

viêm xương khớp là vấn đề thường gặp ở đầu gối
Các bệnh viêm xương khớp, gout hay viêm khớp dạng thấp đều có thể ảnh hưởng đến khớp đầu gối

Viêm khớp dạng thấp:

Đây là một bệnh tự miễn có thể gây tổn thương cho nhiều khớp cùng lúc, nhất là các khớp ở tay chân. Khi ảnh hưởng đến khớp gối, bệnh viêm khớp dạng thấp thường gây viêm đau cả hai bên cùng lúc . Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm: Cứng khớp, nóng đỏ da, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nhức mỏi cơ toàn thân.

Viêm khớp phản ứng:

Bệnh viêm khớp phản ứng thường phát triển thứ phát sau khi bị nhiễm khuẩn ở những cơ quan khác ngoài khớp. Đối tượng mắc căn bệnh này chủ yếu là nam giới từ 20 – 40 tuổi. Cần chú ý phân biệt căn bệnh này với các dạng viêm khớp khác để điều trị cho đúng.

3. Các bệnh lý khác thường gặp ở đầu gối 

Ngoài các vấn đề thường gặp ở đầu gối kể trên, một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra như:

Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở đầu gối

Khớp đầu gối là một khớp lớn, thường xuyên vận động và phải gánh chịu gần như toàn bộ trong lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương. Để phòng ngừa các vấn đề thường gặp ở đầu gối, bạn cần lưu ý:

  • Tăng cường các hoạt động thể chất. Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao
  • Hạn chế mang giày cao gót
  • Kiểm soát cân nặng ở khỏe mạnh. Tránh để thừa cân, béo phì.
  • Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động. Thực hiện đúng kỹ thuật khi tham gia các hoạt động thể thao.
  • Lao động vừa sức. Nâng vật nặng đúng cách. Tốt nhất là nhờ sự trợ giúp của máy móc khi di chuyển đồ nặng.
  • Có chế độ dinh dưỡng phong phú, đầy đủ các nhóm chất. Hạn chế ăn đồ ngọt, các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống bia rượu. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, glucosamin, vitamin C để khớp gối chắc khỏe và vận động linh hoạt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android