Vảy Nến Ở Trẻ Em

Tổng quan

Vảy nến ở trẻ em là chứng bệnh khiến không ít người nhầm với các vấn đề về da khác, dẫn tới việc khó khăn trong quá trình điều trị. Các bậc phụ huynh để có thể trị bệnh cho con đạt hiệu quả nhất sẽ cần biết rõ về các biểu hiện, những nguyên nhân gây bệnh cũng như biện pháp chăm sóc hàng ngày. Sau đây Vietmec sẽ chia sẻ tới người đọc những kiến thức quan trọng nhất về vảy nến.

Định nghĩa

Vảy nến vốn là bệnh da liễu tự miễn có số lượng bệnh nhân khá nhiều hiện, bệnh không phân biệt trẻ nhỏ hay người già, không phân chia giới tính, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Theo đó, vảy nến ở trẻ em là tình trạng lớp da của trẻ dày sừng, da ửng đỏ và có nhiều vảy bong tróc với các kích thước khác nhau. Có trường hợp trẻ chỉ bị tổn thương da ở khu vực nhỏ, nhưng cũng có bé bị bệnh toàn thân.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Do là bệnh ở ngoài da nên các dấu hiệu bất thường đều rất dễ nhận biết, phụ huynh hay chú ý quan sát để có thể đánh giá trẻ có đang  mắc vảy nến hay không. Dưới đây là một số biểu hiện quan trọng phụ huynh cần ghi nhớ:

  • Làn da của trẻ ửng đỏ bất thường, da xuất hiện các nốt sần, vảy dày, chúng có thể phân tán hoặc đi theo các mảng.
  • Bề mặt da ngày càng khô ráp, da nứt nẻ mạnh và nặng nhất là vương tơ máu.
  • Cơ thể có mụn với nhân mủ bên trong.
  • Trẻ bị ngứa, thường xuyên cho tay lên cào gãi, các khu vực da tổn thương cũng có cảm giác đau rát.
  • Móng tay, móng chân của trẻ có xu hướng biến dạng, móng ngày càng sần sùi và bong móng.

Việc phát hiện ra vảy nến sẽ phụ thuộc vào các bậc cha mẹ, vì trẻ chưa có đủ nhận thức để biết được cơ thể đang mắc chứng bệnh gì. Các bé chỉ có thể diễn tả cảm giác ngứa, đau trên làn da hoặc thậm chí chưa thể thành thạo nói rõ ràng với phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên để ý các dấu hiệu trên làn da của con, nếu bé có biểu hiện ngứa, đau hay khó chịu, cần hỏi con chi tiết hơn và sớm đưa tới bệnh viện thăm khám.

Nguyên Nhân

Các chuyên gia cho biết, vảy nến ở trẻ nhỏ xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau, một số nguyên nhân có thể kể tới như:

  • Giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là rào chắn ngăn chặn các yếu tố gây hại từ môi trường đối với cơ thể. Nhưng khi miễn dịch của trẻ bị giảm, đặc biệt là thời điểm này miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể trẻ sẽ không có khả năng chống đỡ các yếu tố gây hại. Miễn dịch nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là “kẻ xâm lược” dẫn tới giải phóng các tín hiệu tiêu diệt. Lúc này, miễn dịch quá mẫn, trực tiếp bộc phát lên da với các bệnh lý khác nhau, trong đó có vảy nến.
  • Thời tiết hanh khô: Khi tiết trời mất đi độ ẩm phù hợp, không khí khô, hanh, nhiều khói bụi sẽ làm làn da mất nước. Đặc biệt nếu trẻ không được dưỡng ẩm da thường xuyên sẽ dẫn tới bong tróc da, hàng rào bảo vệ bị suy yếu, da nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Yếu tố di truyền: Nhiều người không biết rằng, vảy nến ở trẻ em có thể xảy ra do di truyền từ cha, mẹ hoặc cả hai. Phụ huynh mắc bệnh về da liễu sẽ có khả năng truyền bệnh sang con cái khá cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bệnh sẽ lây từ người mắc sang người khỏe. Vảy nến được các chuyên gia cho biết không có khả năng lây nhiễm chéo, chúng chỉ mang yếu tố di truyền. Do vậy chúng ta hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường với bệnh nhân.

Trẻ nhỏ khi mắc vảy nến sẽ có những dấu hiệu khó chịu, bứt rứt, với những trẻ chưa nói thành thạo sẽ càng khó để phụ huynh biết được con đang có cảm giác không thoải mái. Do đó, chúng ta cần chú ý quan sát, theo dõi các dấu hiệu khác lạ trên cơ thể của trẻ để sớm nhận biết bệnh và tiến hành chữa trị.

Biến chứng

Đây là lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi có con bị bệnh vảy nến. Theo đó, chuyên gia da liễu cho biết, vảy nến không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại có khả năng để lại các biến chứng khá nặng. Mặc dù cho tới nay chúng ta chưa thể trị dứt điểm bệnh, vảy nến vẫn có khả năng tái phát nếu không chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu chủ quan không điều trị, để mặc bệnh tự phát triển sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu sau:

  • Biến chứng về xương khớp

Có thể bạn chưa biết, vảy nến là một trong những bệnh da liễu có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống xương khớp. Bệnh hoàn toàn có nguy cơ dẫn tới viêm khớp ngay cả khi chúng ta vẫn còn trẻ. Theo các con số thu thập được, bệnh gây ra biến chứng viêm khớp ở gần ⅓ bệnh nhân mắc vảy nến không được điều trị đúng cách hiện nay. Các khớp xương bị đau nhức, giảm khả năng cử động, sưng đỏ, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, gân cũng bị tác động tiêu cực, đặc biệt là khu vực gân bàn chân, gót chân.

  • Mắc bệnh thận

Khi vảy nến đã tiến triển quá nặng, trẻ sẽ xuất hiện thêm bệnh suy thận. Thận giảm hoạt động chức năng lọc các chất thải, hoạt động bài tiết giảm sút. Trẻ sẽ sụt giảm sức khỏe rất nhanh chóng và đột ngột.

  • Biến chứng tại tim mạch

Vảy nến có khả năng làm tăng huyết áp, gia tăng nguy cơ đau tim ở bệnh nhân dù là trẻ nhỏ. Biến chứng này thường xảy ra khi phụ huynh tùy ý cho con sử dụng các loại thuốc khác đơn của bác sĩ, gây tăng lượng cholesterol trong cơ thể, dẫn tới bệnh lý về tim, mạch vành, mạch máu,...

  • Da ngày càng yếu

Da liên tục tái tạo lớp mới và bong tróc quá nhanh sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị phá hủy cấu trúc, lúc này da được đánh giá là rất yếu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào da, tấn công các tế bào đang yếu và gây ra thêm nhiều bệnh da liễu khác. Đặc biệt bé khi bị ngứa sẽ có thói quen cho tay lên cào gãi, như vậy da dễ trầy xước hơn và viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

  • Thị lực, thính giác ảnh hưởng

Nếu vảy nến phát triển ở khu vực gần mắt hoặc trong khoang tai sẽ rất đáng lo ngại. Khi vi khuẩn viêm nhiễm phát triển lây lan mạnh sẽ làm bé bị giảm thính giác nặng, bờ mi, kết mạc đều có thể xảy ra viêm rất nguy hiểm. Lúc này khả năng nghe và nhìn của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Bệnh đái tháo đường

Theo chia sẻ từ những bác sĩ chuyên da liễu, vảy nến là yếu tố làm kích thích gia tăng nồng độ insulin ở trong máu. Điều này có nghĩa là trẻ hoàn toàn có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 2 dù chế độ ăn uống vẫn đảm bảo khoa học. Đặc biệt, nếu bệnh không được chữa đúng cách sẽ gây ra không ít các chứng bệnh đáng lo ngại khác liên quan tới thị lực, tim mạch và hệ bài tiết.

Phòng ngừa

Vảy nến ở trẻ em có thể chữa trị tốt hay không sẽ phụ thuộc vào phương pháp sử dụng, chế độ ăn uống cùng cách chăm sóc cơ thể hàng ngày. Lúc này, phụ huynh cần chú ý thêm những điều sau đây:

  • Luôn vệ sinh thân thể cho con thật sạch sẽ, tắm rửa đều đặn hàng ngày, đặc biệt sau khi các con vừa vận động nhiều, đổ mồ hôi mạnh.
  • Mặc các quần áo thoáng mát, chất vải mềm mại, dễ thấm hút tốt cho con.
  • Luôn nhắc nhở trẻ hạn chế việc cho tay lên cào gãi da.
  • Động viên, trò chuyện với con thường xuyên để con không bị tâm lý xấu hổ, sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người vì các vết bong tróc trên da.
  • Nếu thấy quá trình điều trị có những dấu hiệu khác lạ, con có biểu hiện nặng hơn hoặc bị kháng thuốc, cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Sử dụng các loại thuốc Tây trị bệnh vảy nến ở trẻ em sẽ giúp người bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nhưng cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ khi phụ huynh cho con dùng thuốc sai cách.

Nhìn chung các loại thuốc được sử dụng sẽ có công dụng kháng viêm, giảm bong da, ngứa ngáy và ửng đỏ. Đồng thời hệ miễn dịch cũng sẽ được cải thiện để cơ thể chống đỡ trước các yếu tố gây hại tốt hơn. Một số thuốc trẻ có thể sử dụng là:

  • Thuốc Tacrolimus.
  • Corticosteroid.
  • Methotrexate.
  • Acid Salicylic.
  • Ciclosporin.
  • Calcipotriol.

Thuốc có thể dùng theo dạng uống, tiêm, bôi tùy thuộc vào chỉ định của các bác sĩ. Phụ huynh phải cho con tới bệnh viện để được thăm khám chi tiết và kê đơn. Không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà vì dễ gây ra các tác động tiêu cực cho sức khỏe của con. Thậm chí còn có thể làm bệnh trở nặng hơn rất nhiều.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Dân gian ta có khá nhiều bài thuốc mẹo với các nguyên liệu giá rẻ, dễ kiếm, giúp giảm các tổn thương trên da, hạn chế cơn ngứa ngáy cũng như bong tróc. Phụ huynh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, tuy nhiên các cách chữa vảy nến dân gian này có dược tính không cao nên sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc chuyên dụng. Vì vậy, các cha mẹ chỉ nên dùng cho con khi bị vảy nến ở mức độ nhẹ.

Nha đam: Nha đam được nghiên cứu và cho thấy có chứa lượng lớn các chất là Monosaccharide, Polysaccharide, acid Gamma Linolenic cùng nhiều khoáng chất, vitamin quan trọng đối với làn da. Các thành phần này sẽ giúp làm mềm da, giảm viêm sưng, dịu da đang kích ứng cũng như hỗ trợ da nhanh làm lành sau tổn thương bởi vảy nến gây ra. Trẻ cũng giảm ngứa ngáy khá rõ rệt.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 - 2 bẹ nha đam lớn, rửa sạch và cắt hết phần vỏ.
  • Bạn cạo lấy lớp gel nha đam và thoa đều lên da cho con.
  • Đợi sau 15 phút, hãy làm sạch da với nước ấm. Cách làm này có thể tiến hành mỗi ngày để da giảm các triệu chứng khó chịu.

Nghệ vàng: Trong nghệ có nhiều thành phần đã được y học công nhận có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý. Đáng nói nhất chính là Curcumin, yếu tố này khi sử dụng sẽ giúp cơ thể giảm giải phóng histamin, ức chế hoạt động của protein Cyclin D1 gây kích thích tế bào phát triển quá mức. Các loại vi khuẩn, nấm trú ngụ trên da cũng sẽ được loại bỏ tốt, da tăng miễn dịch và ngăn ngừa oxy hóa.

Cách thực hiện:

  • Phụ huynh dùng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch và giã nát để chắt lấy nước cốt rồi thoa đều nước lên da cho con.
  • Ngoài ra có thể dùng nghệ bằng cách thêm vào các món ăn trong tuần cho con, sử dụng lượng vừa phải để tránh làm nóng trong.

Cây lược vàng: Loại cây này có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid cùng chất kháng viêm tự nhiên là Steroid, vì vậy có thể làm dịu đi nhanh chóng những vùng da ửng đỏ bởi vảy nến. Hiện tượng viêm nhiễm, bong tróc cũng đều được cải thiện rõ rệt, da trẻ sẽ phục hồi tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 - 3 cây lược vàng, đem rửa sạch cho hết đất và bụi bẩn.
  • Cắt nhỏ thuốc và xay nhuyễn cùng một chút nước lọc, phần nước thu được sẽ thoa đều lên da cho trẻ.
  • Sau khi nước lược vàng đã khô lại trên da sẽ dùng nước sạch để rửa lại.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android