Viêm Amidan Mủ Ở Trẻ Em

Tổng quan

Viêm amidan mủ ở trẻ em là biến chứng nghiêm trọng xuất phát từ viêm amidan cấp tính. Đây là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong nếu không được khám chữa kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ hiểu thêm về viêm amidan hốc mủ ở trẻ em và có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Định nghĩa

Viêm amidan mủ ở trẻ em là một dạng mãn tính tương đối nguy hiểm của bệnh amidan cấp tính. Hiện tượng này xảy ra khi các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào vòm họng và gây viêm nhiễm, làm xuất hiện các vết mủ trắng ở xung quanh amidan. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên, với sức đề kháng và khả năng miễn dịch yếu, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh và gặp biến chứng hơn cả.

Viêm amidan mủ ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, kéo theo nhiều triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, đau rát họng,... Trẻ bị viêm amidan mủ cũng sẽ phải đối mặt với những triệu chứng kể trên. Thậm chí sức khỏe và sinh hoạt của trẻ còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với người lớn.

Nếu ba mẹ không chủ động tìm cách chữa trị sớm, viêm amidan có mủ ở trẻ em sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Nhìn chung, trẻ bị amidan mủ có những biểu hiện tương đối giống với người lớn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ em tương đối rõ ràng nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư vòm họng. Từ đó, dẫn đến những sai lầm trong phương pháp chữa trị, không những không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn có thể khiến tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Để phát hiện viêm amidan mủ ở trẻ em từ sớm, ba mẹ nên chủ động trang bị cho cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh lý này. Cụ thể, những triệu chứng thường gặp nhất của viêm amidan mủ trẻ em bao gồm:

  • Họng khô và có cảm giác đau rát, cơn đau tái phát đột ngột và có thể lan tới tận mang tai.
  • Miệng liên tục tiết nước bọt, gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn. Do amidan bị mủ sẽ kèm theo biểu hiện sưng tấy, trẻ sẽ có cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
  • Thân nhiệt tăng cao, nhiều trẻ có biểu hiện sốt đến 40 độ C.
  • Trẻ sẽ thấy đau ở hai bên cổ hoặc dưới hàm và xuất hiện hạch cứng.
  • Khi soi họng, ba mẹ có thể nhìn thấy các vết mủ trắng với kích thước lớn, tụ lại thành từng khối như bã đậu.
  • Hơi thở của trẻ có mùi tanh hôi và khó chịu.
  • Bé bị viêm amidan có mủ sẽ thấy khàn tiếng, ho liên tục và có thể khạc ra dịch mủ màu trắng.

Nguyên Nhân

Viêm amidan mủ ở trẻ em không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Đặc biệt là trong điều kiện môi trường ô nhiễm hiện nay, trẻ rất dễ tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Để có phương án điều trị phù hợp, trước hết ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm amidan mủ trẻ em.

Vậy nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủ là gì? Trẻ bị viêm amidan mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Amidan bị nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn, virus.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể non nớt của trẻ không kịp thích nghi.
  • Trẻ không được ba mẹ duy trì thói quen vệ sinh tai mũi họng hàng ngày, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
  • Trẻ mắc các bệnh lý tai mũi họng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi vận mạch,...
  • Bé bị viêm amidan mủ do mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng.
  • Trẻ bị viêm amidan mủ do sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất và khói thuốc lá.
  • Bé bị viêm amidan có mủ xuất phát từ viêm amidan cấp tính, do không được điều trị dứt điểm.

Biến chứng

Theo các chuyên gia, viêm amidan mủ ở trẻ em sẽ gây ra tình trạng sốt cao. Các cơn sốt thường kéo dài từ 3 - 5 ngày, một số trường hợp bệnh nặng có thể sốt liên tục 10 ngày hoặc hơn. Trẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng bé, cũng như phương pháp điều trị và cách chăm sóc của ba mẹ.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng, sốt do viêm amidan mủ ở trẻ em thường không gây hại. Đây chỉ là phản ứng tự vệ của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại từ môi trường. Do đó, ba mẹ cần tập trung hạ sốt cho bé, đồng thời tiếp tục điều trị chứng viêm amidan mủ để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Ngoài thời gian sốt, câu hỏi viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm hay không cũng là điều khiến nhiều ba mẹ băn khoăn. Viêm amidan có mủ ở trẻ nhỏ không phải là một căn bệnh hiếm gặp, do đó ba mẹ thường có tâm lý chủ quan, chỉ xem đây như một bệnh đường hô hấp dạng nhẹ.

Tuy nhiên trên thực tế, viêm amidan cấp mủ ở trẻ em có thể gây ra nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Thậm chí, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ, trẻ bị viêm amidan hốc mủ có thể đối mặt với những biến chứng sau đây:

  • Suy dinh dưỡng: Viêm amidan mủ ở trẻ em gây ra tình trạng đau rát và sưng viêm ở cổ họng. Do đó, trẻ sẽ gặp khó khăn khi nhai nuốt dẫn đến chán ăn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.
  • Viêm amidan mủ ở trẻ em có thể biến chứng thành áp xe amidan.
  • Vi khuẩn, virus và những tác nhân gây bệnh có thể di chuyển từ amidan lên các bộ phận khác trong hệ hô hấp. Sau đó, tấn công và gây viêm nhiễm ở những cơ quan lân cận như tai - mũi - họng.
  • Viêm amidan mủ ở trẻ em do liên cầu khuẩn gây ra có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp tính,...
  • Ung thư vòm họng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm amidan mủ.
  • Trẻ bị ngủ ngáy và ngưng thở. Theo các số liệu thống kê, khoảng 1 - 4 % trẻ viêm amidan mủ gặp phải biến chứng này. Nguyên nhân là do khối amidan bị viêm nhiễm sẽ sưng to và chèn ép lên đường hô hấp, gây áp lực lên phổi. Do đó, trẻ sẽ gặp khó khăn khi hô hấp và xuất hiện những cơn ngưng thở tạm thời vào buổi đêm. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé mệt mỏi, thiếu năng lượng và giảm khả năng tập trung và ban ngày.
  • Trường hợp nặng nhất, viêm amidan mủ ở trẻ em có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Nguy cơ biến chứng của bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em là tương đối cao. Do đó, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em, ba mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, không vui chơi, học tập quá sức và ngủ đủ giấc.
  • Nhắc bé uống nhiều nước ấm, nước trái cây và trà thảo mộc.
  • Nên sử dụng máy phun sương hoặc máy cấp ẩm trong phòng của bé khi bật điều hòa hoặc thấy thời tiết hanh khô.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
  • Tránh đưa trẻ đến những nơi có môi trường ô nhiễm và cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Phương pháp Tây Y trị viêm amidan mủ ở trẻ em có tác dụng kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Tùy theo tình trạng của trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc một số thủ thuật ngoại khoa sau đây.

Thuốc Tây trị viêm amidan mủ ở trẻ em

Trẻ bị viêm amidan hốc mủ có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Amoxicillin, Erythromycin, Clarithromycin, Ampicillin và Cephalexin thường được chỉ định trong những trường hợp viêm amidan mủ do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm: Alpha Choay, Methylprednisolon giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ và phù nề ở amidan.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Hai loại thuốc giảm đau thường dùng nhất cho trẻ nhỏ là Paracetamol và Ibuprofen. Ba mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Thuốc trị ho, long đờm: Dextromethorphan, Bromhexin thường được chỉ định khi trẻ có dấu hiệu ho liên tục dẫn đến kiệt sức, mất ngủ và khó khạc nhổ.
  • Một số loại thuốc khác như: Thuốc co mạch, chống dị ứng, thuốc súc họng, giảm sung huyết,... tùy theo biểu hiện của trẻ.

Khi cho trẻ sử dụng thuốc Tây, ba mẹ cũng cần lưu ý không được tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Việc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau mà không có sự đồng ý của bác sĩ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Nếu phát hiện bé có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào, ba mẹ cần cho trẻ dừng thuốc ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Thủ thuật ngoại khoa

Trong một số trường hợp bệnh nặng, bé bị amidan có mủ sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp cắt amidan cho trẻ nhỏ phổ biến nhất bao gồm:

  • Phương pháp siêu âm và dùng dao mổ đơn cực.
  • Phương pháp phẫu thuật bóc tách bằng dao.
  • Phương pháp Sluder thường hoặc sử dụng điện.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt amidan mủ bằng Coblator.

Một số trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ yêu cầu cắt amidan
Một số trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ yêu cầu cắt amidan

Trẻ nhỏ có cơ thể non nớt và dễ bị tổn thương, do đó nhiều ba mẹ sẽ lo lắng liệu có nên cho trẻ cắt amidan hay không. Trên thực tế các bác sĩ rất ít khi chỉ định phẫu thuật cho trẻ bị viêm amidan mủ, do lo ngại những ảnh hưởng tâm lý và rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, phẫu thuật cắt bỏ được xem là giải pháp tốt nhất cho bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em:

  • Bệnh có nguy cơ biến chứng cao, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
  • Trẻ em bị viêm amidan có mủ tái phát từ 5 - 6 lần mỗi năm.
  • Amidan sưng viêm đã phát triển đến kích thước quá to, khiến trẻ ăn uống và hô hấp khó khăn, gây ra tình trạng ngủ ngáy, ngưng thở.
  • Viêm amidan mủ ở trẻ em có dấu hiệu u ác tính.

Đặc biệt, phương pháp phẫu thuật thường chỉ áp dụng với những trẻ từ 5 - 6 tuổi. Sau phẫu thuật, ba mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc trẻ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp nhất cho bé.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Với những trường hợp viêm amidan mủ ở trẻ em mức độ nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian sau đây để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh:

  • Bài thuốc từ mật ong: Dùng 3 - 5 quả quất rửa sạch, cắt đôi rồi bỏ vào trong chén, hấp cách thủy cùng 2 - 3 thìa mật ong rừng. Sau khoảng 15 - 20 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước và cho trẻ ngậm. Nên cho trẻ ngậm nước quất mật ong sau bữa ăn 30 phút và duy trì đều đặn 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh gây ngộ độc.
  • Bài thuốc chữa viêm amidan mủ ở trẻ em bằng lá hẹ: Dùng một nắm lá hẹ rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ. Cho vào bát hấp cùng 3 thìa đường phèn trong khoảng 15 - 20 phút rồi tắt bếp. Mỗi ngày hướng dẫn trẻ ngậm thuốc từ 2 - 3 lần.
  • Bài thuốc trị viêm amidan mủ bằng bột nghệ cho trẻ: Sử dụng 1 thìa bột nghệ pha với khoảng 200 - 250ml sữa ấm. Cho trẻ uống hỗn hợp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Duy trì thực hiện cho đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm và bé khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo chữa viêm amidan mủ ở trẻ em bằng lá đinh lăng, cây diếp cá, hoa mướp đắng,... Hầu hết các bài thuốc này đều rất đơn giản, dễ làm về an toàn với cơ thể của bé. Đồng thời, không tốn kém quá nhiều chi phí điều trị.

Tuy nhiên, mức độ và thời gian tác dụng của các bài thuốc này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Hơn nữa, cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ em bằng dược liệu tự nhiên thường chỉ được áp dụng với những trường hợp nhẹ, nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh. Đối với trường hợp nặng hơn, ba mẹ vẫn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android