Định Lượng Virus Viêm Gan B Và Vai Trò Quan Trọng Trong Điều Trị Bệnh

Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh chưa hiểu rõ, hiểu đúng về định lượng virus viêm gan B, dẫn đến tình trạng điều trị sai phác đồ, không đạt được hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán bị nhiễm virus viêm gan B, chúng ta cần nắm vững ý nghĩa các chỉ số, định lượng nhằm hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh hiệu quả, thuận lợi hơn.

Tìm hiểu về xét nghiệm định lượng virus viêm gan B 

Xét nghiệm định lượng viêm gan B HBV-DNA hay còn được biết đến là phương pháp đo tải lượng virus HBV tồn tại trong máu. Nó được xếp vào một trong số những kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp xác định được chính xác về số lượng cũng như nồng độ virus viêm gan B có trong mỗi đơn vị thể tích huyết tương hoặc huyết thanh.

Đơn vị đo được dùng đối với những xét nghiệm này là IU/ml hoặc copies/ml (trong đó 1IU tương đương 5-6 copies). Dựa vào kết quả định lượng HBV-DNA mà bác sĩ có thể đánh giá được mức độ virus đang tiếp tục nhân lên bên trong tế bào gan của người bệnh. Việc theo dõi và kiểm tra HBV-DNA xuất hiện trong máu theo thời gian định kỳ là yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, dựa vào đó mà người bệnh cũng có phác đồ điều trị thích hợp.

Xét nghiệm định lượng viêm gan B là đo tải lượng virus HBV trong máu
Xét nghiệm định lượng viêm gan B là đo tải lượng virus HBV trong máu

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, quá trình xét nghiệm định lượng virus viêm gan B được thực hiện thông qua kỹ thuật Realtime-PCR tự động hoàn toàn, từ bước bóc tách phần tử DNA cho tới giai đoạn tiến hành phản ứng PCR. Đặc biệt, giải pháp này cho ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao, độ nhạy đạt tới 99%, độ đặc hiệu 99%.

Các xét nghiệm HBV-DNA sẽ giúp bác sĩ phân biệt được những trường hợp khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Không thấy sự xuất hiện của HBV-DNA có lẫn trong bệnh phẩm mẫu máu.
  • Nồng độ HBV-DNA ở dưới ngưỡng có thể phát hiện được.
  • Đo lường được chính xác nồng độ HBV-DNA.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có cơ sở để cân nhắc có nên cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị kháng virus hay không. Trong trường hợp mắc viêm gan B được điều trị bằng thuốc kháng virus trong thời gian từ 1 – 3 tháng, theo dõi thấy số lượng virus giảm 100 lần so với xét nghiệm ban đầu thì có thể đánh giá được thuốc mang lại hiệu quả.

Mục đích của các xét nghiệm định lượng virus viêm gan B

Chúng ta đều biết, viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm gan do virus hiện nay. Trên thế giới ước tính có hơn 2 tỷ người mắc căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, trong đó số người tiến triển thành viêm gan mạn tính có khoảng 350 triệu người. Có thể thấy, con đường lây nhiễm dễ dàng, nhưng quá trình điều trị lại vô cùng khó khăn và vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm.

Trong quá trình chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh viêm gan virus B, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn dựa vào nhiều xét nghiệm cần thiết khác. Trong đó không thể thiếu xét nghiệm định lượng virus viêm gan B, nó có mục đích:

Cân nhắc quyết định điều trị

Mặc dù lượng người bệnh nhiễm virus viêm gan B hiện nay là rất lớn, thế nhưng không phải ai cũng tiến triển xấu thành bệnh mãn tính. Nhiều người mang virus, có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính nhưng lượng virus ở mức thấp, có thể có hoặc không có virus hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, ở những người hệ miễn dịch yếu, cơ thể không đủ khả năng kiềm chế sự phát triển của virus. Chính vì vậy mà chúng nhân lên một cách mạnh mẽ trong gan, khi đó kết quả định lượng virus viêm gan B sẽ cho thấy rõ ràng. Kết quả các xét nghiệm cho thấy virus hoàn chỉnh tồn tại trong máu với số lượng nhiều.

Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định được phương pháp điều trị
Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định được phương pháp điều trị

Theo dõi hiệu quả điều trị

Sử dụng thuốc kháng lại virus được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong điều trị viêm gan B ở thời điểm hiện tại. Nó giúp người bệnh kiểm soát được lượng virus trong gan cũng như khả năng sinh sôi của chúng. Như đã đề cập tới ở trên, nếu dùng thuốc từ 1 – 3 tháng cho kết quả định lượng virus giảm 100 lần thì được đánh giá là thuốc có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu xét nghiệm thấy virus hoàn chỉnh không còn trong máu, tức bệnh nhân đã tiến triển tốt, đáp ứng với quá trình điều trị và cần tiếp tục theo dõi. Hiện tại, bệnh nhân điều trị viêm gan B được chỉ định xét nghiệm định lượng mỗi 6 tháng một lần, nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, đồng thời giúp bác sĩ điều chỉnh kịp thời khi có dấu hiệu kháng thuốc.

Phát hiện dấu hiệu kháng thuốc

Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị mà chỉ có hiệu quả trong một thời gian nhất định. Định lượng virus viêm gan B đã thấp đi nhưng sau đó lại cao trở lại, thì nguy cơ cao người bệnh bị kháng thuốc điều trị. Ngoài ra cũng có thể là do không tuân thủ theo đúng lộ trình dùng thuốc và phác đồ nên cần được kiểm tra cận thận.

Kết quả của xét nghiệm định lượng virus viêm gan B kết hợp cùng xét nghiệm HBeAg, Anti-HBeAg và xét nghiệm men gan có thể phát hiện được nguy cơ virus đột biến.

Số lượng virus viêm gan B như thế nào được xem là cao?

Thông thường, trong y học giá trị trung bình thường gặp của HBV-DNA được chia thành 3 mức độ là:

  • Từ 10^3 – 10^5 copies/ml máu: Cho biết virus đang ở giai đoạn sao chép chưa hoạt động mạnh.
  • Từ 10^5 – 10^7 copies/ml máu: Cho biết viruss đang ở giai đoạn sao chép đang hoạt động tương đối mạnh.
  • Vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu: Cho biết virus đang ở giai đoạn sao chép và hoạt động rất mạnh.

Theo đó, nếu hàm lượng virus có trong máu càng cao thì nguy cơ gan bị tổn thương càng lớn, kéo theo đó là rất dễ gặp biến chứng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển theo hướng xấu đi và tỷ lệ mắc ung thư gan vô cùng cao. Chính vì vậy, người bệnh cần thường xuyên thăm khám định kỳ, từ đó bác sĩ sẽ xây dựng được phương án điều trị chính xác cũng như làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Hàm lượng virus có trong máu càng cao thì nguy cơ gan tổn thương càng lớn
Hàm lượng virus có trong máu càng cao thì nguy cơ gan tổn thương càng lớn

Nếu xét nghiệm có kết quả HBV-DNA cao, đồng thời kết quả siêu âm cho thấy gan bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh xuất hiện thêm nhiều biểu hiện khác như: Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn… Khả năng cao là bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn miễn dịch đào thải. Lúc này cần được can thiệp bằng thuốc kháng virus kết hợp với điều trị tái tạo càng sớm càng tốt. Ngược lại, nếu chần chừ, kéo dài thời gian không điều trị, hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào gan bị nhiễm virus, đẩy nhanh quá trình xơ gan.

Do đó, trong quá trình điều trị viêm gan B, người bệnh cần được đo định lượng HBV-DNA định kỳ, nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp và đổi mới liệu trình trong trường hợp cần thiết. Khi phát hiện có nguy cơ kháng thuốc thì cần thay đổi ngay phác đồ điều trị để ứng phó với các bất thường gặp phải một cách tốt nhất.

Xem thêm: Xét Nghiệm Viêm Gan B Bao Nhiêu Tiền, Bao Lâu Thì Có Kết Quả?

Khi nào người bệnh được chỉ định xét nghiệm định lượng virus viêm gan B?

Người bệnh bị viêm gan B sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng virus trong một số trường hợp sau đây:

Bắt đầu quá trình điều trị:

Khi đã được chẩn đoán mắc viêm gan B mãn tính, xét nghiệm HBV-DNA sẽ là một trong số các yêu cầu đầu tiên khi người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng lại virus. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh điều trị trong các trường hợp sau:

  • ALT tăng lên gấp 2 lần so với kết quả của người bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận về xơ gan bất kể chỉ số ALT ở mức nào.
  • HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (tương đương 20.000 IU/ml) nếu HBeAg dương tính hoặc HBV- DNA ≥ 104 copies/ml (tương đương 2.000 IU/ml) nếu HBeAg âm tính.
  • HBV-DNA giảm tới ngưỡng không thể phát hiện được bằng máy PCR, đồng thời mất HBeAg ở người bệnh có HBeAg dương tính.
  • HBV-DNA giảm xuống dưới 1log10 IU/ml sau 12 tuần điều trị (EASLD) hoặc giảm xuống dưới 2log10 IU/ml sau 24 tuần điều trị (AASLD). Trường hợp này không được áp dụng đối với những bệnh nhân điều trị với Interferon.
  • HBV-DNA tăng lên 1 log10 IU/ml (tăng gấp 10 lần) sau khi người bệnh đã ngưng điều trị tối thiểu 4 tuần trước đó.

Đánh giá để chỉ định sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B:

  • Trường hợp HBeAg dương tính: Sau 6 đến 12 tháng có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA ở mức thấp hơn so với thời điểm phát hiện.
  • Trường hợp HBeAg âm tính: HBV-DNA ở dưới ngưỡng phát hiện trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp, mỗi lần xét nghiệm cách nhau 6 tháng.
Đánh giá để chỉ định sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B
Đánh giá để chỉ định sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B

Đánh giá điều trị thất bại:

  • Chỉ số ALT tăng cao trở lại so với kết quả của xét nghiệm ban đầu.
  • Phương pháp điều trị không đáp ứng nguyên phát hoặc tái phát virus.
  • Dựa vào cách đọc kết quả xét nghiệm định lượng virus viêm gan B.

Những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm định lượng viêm gan B

Việc hiểu rõ các chỉ số trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B sẽ giúp người bệnh xác định được tình trạng mà mình đang gặp phải. Từ đó chuẩn bị tâm lý tốt nhất và phối hợp cùng bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, khi thực hiện xét nghiệm HBV-DNA chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới một số chỉ số sau đây:

  • HBV-DNA: Được biết đến là phần nhân của virus gây viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA sẽ giúp cho các bác sĩ biết được trong máu có mang virus hoàn chỉnh hay không? Mặt khác còn cho biết sự sao chép, nhân lên và số lượng hạt virus có trong mẫu máu.
  • HBsAg: Được biết đến là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Để đưa ra kết luận người bệnh có mắc viêm gan B hay không, bác sĩ cần dựa vào kết quả xét nghiệm HBsAg. Nguyên nhân là do có nhiều trường hợp viêm gan B giai đoạn mãn tính, mặc dù có kết quả HBV-DNA trong máu vô cùng thấp, thế nhưng vẫn dẫn đến biến chứng xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy, nếu chỉ số HBsAg cho kết quả dương tính tức là đã mắc viêm gan và ngược lại.
  • HBeAg: Được biết đến là kháng nguyên nội sinh của virus viêm gan B, đồng thời là một dạng protein do tế bào HBV tiết ra. Nếu xét nghiệm cho thấy kháng nguyên có kết quả dương tính nghĩa là người bệnh có nồng độ virus trong máu cao và dễ lây nhiễm cho người khác. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm HBeAg âm tính thì chứng tỏ nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang không sao chép.

Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả định lượng virus viêm gan B?

Số lượng virus viêm gan B có trong mẫu bệnh phẩm khi mang đi phân tích có khả năng không đạt được kết quả chính xác là do một số yếu tố sau đây:

  • Thời gian bảo quản quá lâu ở điều kiện không đảm bảo có thể làm giảm đi dấu hiệu của virus, từ đó cho ra kết quả định lượng thiếu tính chính xác.
  • Chất chống đông Heparin có trong ống lấy mẫu bệnh phẩm để giữ cho máu không bị đông trong điều kiện bảo quản, đồng thời giúp cho việc xét nghiệm được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính chất này lại có thể là nguyên nhân khiến cho mẫu bệnh phẩm bị ức chế với phản ứng PCR – phản ứng xảy ra trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B.
  • Yếu tố ăn uống trước khi làm xét nghiệm: Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ dẫn về chế độ ăn uống hoặc thuốc điều trị phù hợp, tránh nạp vào những chất có thể gây sai lệch cho kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, đánh giá quá trình điều trị và tái phát cho người bệnh. Nếu được bác sĩ chỉ định, người bệnh nên tuân thủ thực hiện xét nghiệm cũng như những yêu cầu, hướng dẫn điều trị khác.

Người bệnh cần làm gì để kiểm soát viêm gan B?

Khi đã hiểu rõ về định lượng virus viêm gan B, người bệnh cần phải xác định rõ một khi đã nhiễm virus viêm gan B là phải sống chung cùng với nó cho tới suốt đời. Chính vì vậy, kể cả chưa cần dùng thuốc hay phải dùng thuốc thì mục tiêu đều là kiểm soát và đẩy lùi định lượng virus về mức dưới 10^4 cop/ml (dưới ngưỡng phát hiện), bên cạnh đó còn có HBeAg về âm tính và chỉ số men gan dưới 40 UI/ml.

Muốn làm được điều này, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Đối với người phải điều trị bằng thuốc, cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị và yêu cầu của bác sĩ, tái khám theo đúng lịch trình, bất cứ hành động bỏ dở quá trình điều trị giữa chừng nào cũng sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát định lượng virus. Thậm chí là khiến bệnh tiến triển nặng hơn và có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Đối với những người không cần điều trị bằng thuốc cũng không được phép chủ quan, cần đi khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.
  • Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp giảm bớt gánh nặng lên gan, ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển biến xấu đi và khó kiểm soát.
  • Người bệnh cần kiêng hoàn toàn bia rượu, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, không thức khuya, hạn chế tối đa thức ăn nhanh, những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Thay vào đó nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C, thực phẩm nhiều protein, sử dụng đồ ăn chế biến theo dạng luộc, hấp.
  • Nên vận động thường xuyên và ở mức nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng cơ thể để tăng cường sức khỏe và giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Người bệnh nếu muốn sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm, ho, thuốc tiêu hóa hay một số loại thuốc tây để điều trị các bệnh khác thì cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, không được tuỳ tiện mua về sử dụng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những thông tin chi tiết và hữu ích về các xét nghiệm định lượng virus viêm gan B. Khi đã hiểu rõ ý nghĩa của những định lượng này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác nhất về tình trạng bệnh của mình, đồng thời biết cách phối hợp cùng với bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android