Đo Loãng Xương (Mật Độ Xương) Là Gì? Điều Cần Biết

Đo loãng xương hay đo mật độ xương thường thường được khuyến khích nên thực hiện sớm cho phụ nữ sau mãn kinh hay người sau độ tuổi 65 để kiểm tra chính xác tình trạng xương. Thông qua kết quả đo có thể chẩn đoán được tình trạng loãng xương, nguy cơ gãy xương từ đó có hướng chăm sóc hoặc lên phác đồ điều trị trong một số trường hợp cần thiết.

Đo loãng xương là gì?

Thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân loãng xương vẫn đang có dấu hiệu không ngừng tăng, chiếm khoảng 25% nam giới và 40% nữ giới ở độ tuổi trên 50. Nguyên nhân gây ra loãng xương không chỉ liên quan đến yếu tố tuổi tác mà còn do thói quen sinh hoạt, ăn uống sai cách, vận động thiếu khoa học làm xương yếu, mật độ xương thưa thớt dần. Bệnh gặp nhiều ở người độ tuổi trung niên, người lao động chân tay nhiều.

Đo loãng xương
Đo loãng xương là các kỹ thuật giúp kiểm tra mật độ xương, tình trạng các khoáng chất trong canxi

Hầu hết loãng xương thường được phát hiện rất muộn. Chỉ khi người bệnh gặp những cơn đau nhức nặng, bị gãy xương dù va đập rất nhẹ thì mới phát hiện ra. Tuy nhiên với sự phát triển của y tế hiện nay, bạn có thể phát hiện bệnh từ sớm thông qua kiểm tra mật độ xương. Đo loãng xương chính là phương pháp giúp chẩn đoán sớm loãng xương thông qua việc dùng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra hàm lượng canxi và các hoạt chất khác trong xương.

Đo mật độ xương (có tên quốc tế là Anh Bone Mineral Density – BMD) sẽ dùng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hay DXA) để kiểm tra mật độ xương. Thông qua đó bác sĩ sẽ xác định được mật độ xương, có nguy cơ loãng xương hay không, nguy cơ gãy xương thế nào và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Mật độ xương ở những cơ quan khác nhau sẽ khác nhau nên thường được thực hiện riêng biệt theo từng phương pháp chuyên biệt riêng. Thường bác sĩ sẽ thực hiện ở những vùng xương có nguy cơ dễ gãy nhất như xương đùi, xương cẳng thay hay xương cuối cột sống. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể yêu cầu thực hiện đo loãng xương ở các vị trí khác như ngón tay, phần dưới cánh hay hay gót chân.

Hiện nay hầu hết ở các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp đều có các thiết bị máy móc hỗ trợ đo loãng xương. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác nhất bạn vẫn nên tìm đến các bệnh viện lớn uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, có bác sĩ giỏi để được hỗ trợ kiểm tra cũng như đưa ra phác đồ điều trị khi cần thiết.

Tại sao phải thực hiện đo loãng xương? Ai nên đo?

Như đã nói, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân loãng xương đang tăng cao nhưng ít người lại có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh từ sớm. Người bị loãng xương thường gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, khó vận động cùng tình trạng đau nhức khó chịu. Việc điều trị loãng xương cũng không hề đơn giản bởi bệnh không thể khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện được phần nào. Người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc duy trì trong nhiều năm với rất nhiều các tác dụng phụ.

Đo loãng xương
Những người phụ nữ sau mãn kinh nên thực hiện đo loãng xương từ sớm để có biện pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp phù hợp

Thực hiện kiểm tra đo mật độ xương càng sớm sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương nếu có. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, rút ngắn thời gian điều trị và duy trì cuộc sống ổn định hơn cho người bệnh. Ở những người nếu có nguy cơ cao bị loãng xương cũng sẽ nhanh chóng được chỉ định các biện pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Ai nên thực hiện đo loãng xương

  • Phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt là những người không bổ sung estrogen trước đó
  • Những người cao tuổi, nam trên 70 và nữ trên 65
  • Người có tiền sử gia đình bị gãy xương hông
  • Người da trắng ( người da trắng có tỷ lệ bị loãng xương cao hơn người da vàng và da đen
  • Người có tiền sử bị gãy xương sau 30 tuổi
  • Bệnh nhân phải điều trị bệnh nhóm steroid (như prednisone) trong thời gian dài hoặc người phải dùng các loại thuốc có tác dụng phụ là cản trở quá trình hấp thụ canxi, quá trình tạo xương và có nguy cơ gây gây loãng xương
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý như suy gan, suy thận, các bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp hay đái tháo đường loại 1
  • Người có tiền sử hoặc đang nghiện bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Người có chỉ số BMI thấp (chỉ số khối cơ thể)
  • Phụ nữ có tiền sử điều trị bệnh liệu pháp thay thế hormone trên 10 năm
  • Nam giới trong độ tuổi 50 đến 69 tuổi có tiền sử tăng glucocorticoid do bệnh thân, lạm dụng thuốc lá và rượu hay những người bị giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism)

Ngoài ra ở một số bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ loãng xương, bác sĩ nếu phát hiện thấy cũng thường yêu cầu thực hiện đo loãng xương. Bao gồm

  • Những bệnh nhân nói rằng cảm giác như mình bị thấp đi, thường là khoảng 4 phân. Nguyên nhân là do loãng xương cũng có thể làm giảm chiều cao nên người bệnh cần chú ý
  • Người thường xuyên gặp những cơn đau nhức ở lưng đồng thời lưng có dấu hiệu gù xuống, thường thấy rất rõ ở những người già
  • Những người bị gãy xương bất ngờ bởi những lý do vô lý như hắt hơi mạnh hay va chạm nhẹ vào cạnh bàn. Khi bị loãng xương, mật độ xương thưa thớt nên một vài đoạn xương cũng suy yếu theo, xương dễ vỡ, dễ gãy ngay cả khi chỉ có những va chạm nhẹ
  • Những bệnh nhân có tiền sử cấy ghép nội tạng hay tủy xương do phải sử dụng một số loại thuốc có thể ngăn cản hay làm chậm quá trình tái tạo xương
  • Phụ nữ có dấu hiệu suy giảm hormone estrogen sớm do đã từng điều trị ung thư hoặc cũng liên quan đến quá trình  suy giảm tự nhiên sau tuổi mãn kinh…
  • Nam giới bị suy giảm nồng độ testosterone do  điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể được yêu cầu thực hiện đo loãng xương.

Thông thường tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn đàn ông rất nhiều do có liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở. Tốt nhất bản thân mỗi người nếu thuộc các đối tượng trên nên thực hiện kiểm tra mật độ xương càng sớm càng tốt để phát hiện kịp thời những vấn đề này và có hướng khắc phục đúng lúc, đảm bảo chất lượng sinh hoạt thường ngày.

Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương

Tùy vào cơ sở vật chất và vị trí muốn đo loãng xương của từng bệnh nhân sẽ được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau. Bên cạnh đó bác sĩ cũng chỉ định người bệnh thực hiện một vài kiểm tra khác để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Đo loãng xương
Hấp thụ tia X năng lượng kép DEXA đang là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất

Cụ thể

  • Các kỹ thuật đo mật độ xương
    • Siêu âm định lượng: thường được thực hiện ở ngón tay hoặc ngón chân. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mật độ xương dựa trên tốc độ truyền âm hoặc thông qua chỉ số hấp thụ sóng siêu âm dải rộng
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá chất lượng và cấu trúc xương nhằm đưa ra chẩn đoán và nguy cơ loãng xương trong tương lại
    • Chụp cắt lớp nhiều mặt cắt (MSCT Scanner) cho kết quả về độ dày của xương để xác định mức độ vững chắc của xương
    • Hấp thụ quang phổ đơn (Sing le Energy Photon Absorptiomtry- SPA): thường được ứng dụng trên vị trí cổ tay.
    • Hấp thụ quang phổ kép (Dual Energy Photon Absorptiometry- DPA): ứng dụng nhiều tại các vị trí như xương hông, xương cột sống hoặc toàn bộ cơ thể. Phương pháp này cũng dùng liều xa thấp nhưng thường tốn nhiều thời gian thực hiện hơn
    • Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single-energy Xray absorptiometry – SXA): được ứng dụng để đo loãng xương tại cổ tay hoặc gót chân.
    • Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry- DEXA): đây là phương pháp phổ biến nhất hiện được ứng dụng trên các vị trí như gót chân, ngón tay và cẳng tay.
    • Chụp cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative computed tomography – QCT): giúp xác định BMD (g/cm3) và được ứng dụng để đo cẳng tay, cổ xương đùi và cột sống.
    • Chụp X quang: cũng cho phép phát hiện loãng xương nhưng hầu hết chỉ khi mật độ xương đã giảm mất trên 40% thì mới thể hiện rõ trên hình ảnh nên thường ít được ứng dụng

Trong các phương pháp này thì  DEXA đang được đánh giá là hiệu quả nhất, cho kết quả chính xác nhất và được ứng dụng nhiều nhất. Thế giới cũng đã thống nhất sử dụng máy DEXA để đo mật độ xương BMD. Chụp cắt lớp vi tính định lượng QCT được đánh giá là cho kết quả ít chính xác mà lại có chi phí đắt đỏ nhất nên thường ít được sử dụng hơn. Siêu âm định lượng là phương pháp duy nhất không dùng bức xạ và cũng không được dùng trong chẩn đoán.

  • Xét nghiệm máu kiểm tra và đánh giá quá trình tạo xương:
    • PINP (Procolagen type I N – terminal Peptid)
    • PICP (Procolagen type I C – terminal Peptid)
    • Osteocalcin, BSAP (Bone Specific Alkaline Phosphatase)
  • Xét nghiệm đánh giá tốc độ hủy xương:
    • C – telopeptid liên kết chéo
    • N – telopeptide
    • Hydroxyproline, Pyridinoline
  • Sinh thiết xương: giúp đánh giá chính xác vi tổn thương cấu trúc xương.

Chẩn đoán loãng xương dựa thông qua kết quả T – score

Như đã nói hiện nay thế giới đã thống nhất sử dụng máy DEXA trong đo mật độ xương nên kết quả kiểm tra sẽ được dựa vào chỉ số T – score để chẩn đoán mức độ loãng xương. Theo đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương T – score như sau

  • T – score từ -1 đến + 1: Xương bình thường.
  • T – score từ -1 đến -2.5: Mật độ xương thấp nhưng chưa được coi là loãng xương
  • T – score từ -2.5 trở xuống: Loãng xương.
  • T – score từ -2.5 trở xuống đồng thời có triệu chứng gãy xương: Loãng xương nặng.

Bên cạnh chỉ số T – score (T),  kết quả đo mật độ xương cũng được đem so sánh với mật độ xương bình thường của một người hoàn toàn khỏe mạnh, đảm bảo có đủ các yếu tố cùng độ tuổi, cùng chiều cao, cùng giới tính, cùng cân nặng và cùng chủng tộc). Kết quả so sánh này được gọi là điểm Z (Z-score).

Theo Hiệp hội Đo mật độ xương lâm sàng quốc tế (ISCD), các thông số chẩn đoán loãng xương dựa trên điểm Z được đánh giá như sau

  • Điểm Z > -2: Xương bình thường.
  • Điểm Z = +0.5, -0.5 hoặc -1.5: đây là con số phổ biến gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Điểm Z ≤ -2,0: kiểm tra cha thất mật độ xương này thấp và yếu hơn so với người cùng so sánh

Hai chỉ số T và Z này có thể hoán đổi cho nhau, tuy nhiên không chỉ số nào có thể dự đoán được nguy cơ gãy xương nếu không biết độ tuổi.

Quy trình đo loãng xương

Để thực hiện đo loãng xương, trước tiên bạn cần đến bệnh viện lấy số hoặc hiện nay một số bệnh viện có thể cho pháp đặt lịch hẹn trước. Bạn có thể tham khảo để tiết kiệm thời gian chờ đợi.

  • Bước 1: Trao đổi với bác sĩ

Bạn cần nói rõ các dấu hiệu của bản thân, tiền sử bệnh lý nếu có, các loại thuốc đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây. Nếu được hãy đem theo đơn thuốc để bác sĩ đánh giá cụ thể hơn. Sau khi thăm khám sơ bộ và xác định được tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm cũng như tiến hành đo loãng xương.

  • Bước 2: Thực hiện các kiểm tra

Người bệnh có thể được yêu cầu thay trang phục của bệnh viện, đồng thời cởi bỏ trang sức, điện thoại hay các thiết bị điện tử, đồ kim loại do có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán hình ảnh. Sau khi thực hiện xong sẽ có nhân viên y tế hỗ trợ và hướng dẫn quy trình đo. Cụ thể

  •  Bệnh nhân nằm ngay ngắn trên giường đệm của máy đo  và điều chỉnh đúng tư thế theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên
  • Bệnh nhân cần nằm yên trong 20 – 30 phút để máy đo có thể di chuyển và thực hiện nhiệm vụ của mình
  • Khi đã đo xong, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân xuống giường, nhận lại đồ dùng cá nhân và ra khỏi phòng
  • Thực hiện các kiểm tra khác nếu bác sĩ có yêu cầu
Đo loãng xương
Bệnh nhân cần thực hiện kiểm tra và có kết quả chính xác nhất để có kết quả chính xác nhất

Toàn quy trình sẽ đều có y tá, kỹ thuật viên hướng dẫn tại những phòng ban riêng nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

  • Bước 3: Trao đổi sau khi có kết quả

Bệnh nhân cần phải chờ đợi cho đến khi có kết quả mới có thể gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ. Dựa trên hình ảnh và các kết quả được trả về, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về tình trạng mật độ xương và các khoáng chất trong xương. Nếu có nguy cơ loãng xương bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, bảo vệ để ngăn ngừa bệnh xảy ra. Nếu bệnh nhân đã bị loãng xương bác sĩ sẽ nhanh chóng lên phác đồ điều trị cụ thể để làm chậm quá trình mất xương, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Bệnh nhân nếu có bất cứ thắc mắc băn khoăn nào nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp. Với bệnh nhân bị loãng xương tùy theo mức độ sẽ được chỉ định các loại thuốc uống hoặc tiêm để hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân cũng cần chú ý lịch hẹn tái khám với bác sĩ để được kiểm tra lại tình trạng mật độ xương ổn định hơn.

Một số lưu ý khác khi đo loãng xương

Đo loãng xương là biện pháp rất cần thiết để kiểm tra tình trạng xương nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện. Người bệnh nên liên hệ trước với bác sĩ để tham khảo tư vấn tình trạng của bản thân liệu có đang phù hợp. Trong một vào trường hợp bệnh nhân cũng cần ngưng sử dụng thuốc mới có thể đo loãng xương nên cần chú ý thận trọng.

Ai không thể thực hiện đo loãng xương

Những đối tượng sau không thể thực hiện đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

  • Bệnh nhân đang hoặc có sử dụng các chất phóng xạ trong 7 ngày trước đó (như đồng vị phóng xạ, thuốc cản quang chứa iod, Baryt)
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những bệnh nhân dùng canxi trong vòng 24 – 48 giờ trước cũng có thể không được phép đo phóng xạ

Bệnh nhân cũng cần trao đổi với bác sĩ chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe để được chỉ định và hỗ trợ các phương pháp phù hợp, tuyệt đối không dấu diếm vì có thể gây hại ngược lại cho sức khỏe.

Đo loãng xương có ảnh hưởng gì không?

Do các phương pháp đo loãng xương đều có dùng liều bức xa nên rất nhiều người thắc mắc liệu có nguy hiểm gì không. Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là một phương pháp đã được nghiên cứu rõ ràng, liều bức xạ được dùng cũng rất thấp nên sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng hay tác dụng phụ nào. Dù vậy để đảm bảo an toàn hơn thì vẫn không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Với những người đang nghi ngờ mang thai hãy đảm bảo đã thử thai trước khi kiểm tra mật độ xương để hạn chế một số tình huống xấu có thể xảy ra cho thai nhi.

Nên đo loãng xương ở đâu

Đo – khám loãng xương ở bệnh viện nào tốt nhất cũng là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Hầu hết các bệnh viện lớn hiện nay đã đều có máy DEXA để đo loãng xương nên bạn có thể tham khảo thăm khám tại đây. Một số địa chỉ có trang thiết bị hiện đại, có bác sĩ giỏi để bạn có thể tham khảo như

Đo loãng xương
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những đơn vị đo loãng xương chính xác nhất

Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu (Khoa Khám bệnh)
    • Buổi sáng: 6h30 – 11h30
    • Buổi chiều: 13h30 – 17h00
  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 04. 62784155

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

  • Địa chỉ: 60 – 60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028 3990 2468
  • Cấp cứu 24/7: 028 3995 9860
  • Fax: 028 3990 2468
  • Email: contactus.saigon@hoanmy.com
  • Website: hoanmysaigon.com

Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 7h00 – 16h00
    • Thứ Bảy: 7h00 – 11h30
  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở 1)
  • Số điện thoại: (84.28) 3855 4269

Bệnh viện Vinmec

  • Cơ sở TPHCM: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q.Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – 02836221166
  • Cơ sở Hà Nội: 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0243 9743556
  • Cơ sở Đà Nẵng: Đường 30 Tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng – 02363711111
  • Cơ sở Hải Phòng: Võ Nguyên Giáp, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng – 02257039888
  • Website: vinmec.com

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về dịch vụ đo loãng xương, hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Nếu trong gia đình đang có người già, phụ nữ sau mãn kinh nên tiến hành thực hiện thăm khám và kiểm tra mật độ xương càng sớm càng tốt để có biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android