Niềng răng bao nhiêu tuổi là lý tưởng nhất? Lời khuyên từ chuyên gia

Sở hữu một hàm răng khỏe đẹp là mong ước của rất nhiều người. Bởi khi có hàm răng đẹp sẽ khiến bạn tự tin, toả sáng hơn và từ đó cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Bạn đang có nhu cầu muốn niềng răng để cải thiện vẻ đẹp và thắc mắc răng niềng răng bao nhiêu tuổi là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này.

Nên niềng răng ở độ tuổi nào?

Bao nhiêu tuổi có thể niềng, niềng răng trong độ tuổi nào là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến dành cho cả trẻ em và người lớn giúp điều chỉnh lại vị trí của những chiếc răng mọc lệch trên cung hàm. Sau quá trình niềng răng đủ dài bạn sẽ sở hữu được một hàm răng đều đẹp như mong muốn. Vậy niềng răng ở độ tuổi nào là hợp lý nhất?

Trẻ em 6 – 11 tuổi: Đeo trainer chỉnh nha

Đây là phương pháp chỉnh nha tại nhà đặc biệt dành cho trẻ em trong lứa tuổi thay răng sữa, mới mọc răng vĩnh viễn. Hàm trainer là khí cụ nha khoa được làm bằng chất liệu silicon an toàn, tháo lắp cũng dễ dàng nên cha mẹ tiện theo dõi việc đeo hàm của trẻ.

Nếu các bậc cha mẹ đang thắc mắc bao nhiêu tuổi niềng răng được thì ngay từ 6 tuổi có thể cho bé niềng bằng hàm trainer. Việc chỉnh nha từ sớm giúp các bé tránh được tình trạng hô, móm, vẩu, răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Tuy nhiên, nhược điểm là hàm trainer chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu. Phương pháp này không cho kết quả răng đẹp, không điều chỉnh được tình trạng lệch khớp cắn. Do vậy, quý cha mẹ không nên chủ quan về tình trạng răng miệng của con. Nên cho bé thăm khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng tại nha khoa uy tín.

Từ 6 - 11 tuổi trẻ em có thể niềng răng bằng hàm trainer
Từ 6 – 11 tuổi trẻ em có thể niềng răng bằng hàm trainer

Niềng răng bao nhiêu tuổi? 12 – 16 tuổi: Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng

Bao nhiêu tuổi nên niềng răng? Theo các chuyên gia nha khoa, 12 – 16 tuổi là độ tuổi niềng răng lý tưởng. Bởi vì:

  • Đây là khoảng thời gian thay răng sữa và răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển. Lúc này xương hàm chưa ổn định nên bác sĩ sẽ có thời gian tác động, uốn nắn giúp khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng. Từ đó mang đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn.
  • Thời điểm khung xương hàm đang phát triển giúp cho việc đặt các khí cụ nha khoa niềng răng dễ tương thích hơn. Cùng với đó khớp cắn 2 hàm được đưa về khít nhau, giúp việc niềng răng đạt hiệu quả tốt.
  • Niềng răng bao nhiêu tuổi là hợp lý và tốt nhất? Ở độ tuổi 12 – 16 này bác sĩ không cần có quá nhiều can thiệp đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để chỉnh nha mà vẫn có kết quả tốt.
  • Nếu bạn còn đang thắc mắc bao nhiêu tuổi thì niềng răng lời khuyên là niềng càng sớm sẽ hạn chế các biểu hiện như khó chịu, đau đớn, ăn uống khó khăn,…
  • Thời gian niềng răng ở lứa tuổi này cũng được giảm ngắn hơn so với các lứa tuổi lớn hơn, nhận được kết quả tốt mà không ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp, làm việc.
Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ 12 - 16 tuổi
Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ 12 – 16 tuổi

Người lớn 17 – 35 tuổi: Niềng răng có được không?

Không ít người thắc mắc niềng răng đến bao nhiêu tuổi, ở những độ tuổi từ 17 – 35 còn niềng được không? Ở người lớn, khi các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng chắc chắn nên việc niềng răng cũng khác so với trẻ em.

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn chỉnh nha nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ khám và tư vấn kế hoạch niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.

Về thời gian niềng răng cho người trưởng thành phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng người. Hiện nay các phương pháp niềng răng hiện đại, đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi và tình trạng răng. Do đó bạn hãy tự tin đến nha khoa để thăm khám và không cần quá lo lắng bao nhiêu tuổi mới được niềng răng.

Phương pháp niềng răng ngày càng hiện, phù hợp với nhiều lứa tuổi
Phương pháp niềng răng ngày càng hiện, phù hợp với nhiều lứa tuổi

Bao nhiêu tuổi không niềng răng được nữa?

Ngoài dành sự quan tâm niềng răng bao nhiêu tuổi thì rất nhiều người thắc mắc bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được. Vậy sự thật bao nhiêu tuổi không nên niềng răng?

Như trên đây đã trình bày, trẻ nhỏ từ 9 tuổi có thể bắt đầu thực hiện niềng răng được. Đối với những trẻ dưới 9 tuổi có thể sử dụng hàm trainer. Hiện nay vẫn chưa có một thông tin nào cho thấy bao nhiêu tuổi hết niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng từ bao nhiêu tuổi các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên niềng răng cho tới năm 50 tuổi.

Thời gian niềng răng ở độ tuổi này sẽ kéo dài hơn so với những độ tuổi khác. Chưa thể kết luận chính xác là niềng răng bao nhiêu năm nhưng có thể là trên 2 năm.

Với thắc mắc nên niềng răng lúc bao nhiêu tuổi thì lời khuyên là niềng răng càng sớm càng tốt. Bởi khi niềng răng sớm sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà lúc còn trẻ bạn chưa thực hiện được nhưng vẫn mong muốn sở hữu hàm răng đẹp khi về già. Điều này lý giải vì sao có rất nhiều người ở độ tuổi trên 40 vẫn rất kiên trì niềng răng.

Các bác sĩ nha khoa khuyên nên niềng răng cho tới năm 50 tuổi
Các bác sĩ nha khoa khuyên nên niềng răng cho tới năm 50 tuổi

Lời khuyên từ chuyên gia nha khoa

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi niềng răng thì việc vệ sinh răng miệng đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia nha khoa, quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách nên tuân thủ 7 lưu ý để đảm bảo hàm răng luôn được bảo vệ.

Tăng số lần đánh răng

Hàm răng thường là nơi có nhiều kẽ hở, nhất là với răng niềng có sự xê dịch, thay đổi về cấu trúc. Do đó việc thức ăn thừa và mảng bám càng dễ đọng lại trên răng. Thế nên nếu như bạn chỉ đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải như thông thường thì không thể loại bỏ được hết vi khuẩn bám ở răng. Đặc biệt là ở khu vực có mắc cài kim loại hay mắc cài sứ.

Vì vậy, khi vệ sinh răng niềng cần chú ý tăng số lần đánh răng lên ít nhất 3 lần/ngày để loại bỏ thức ăn, làm sạch nướu. Bạn nên sử dụng các bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng để lấy đi được tất cả các thức ăn dư thừa mà vẫn đảm bảo giữ được độ an toàn của mắc cài. Ngoài ra, sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa mỗi ngày để lấy đi những mảng bám cuối cùng còn sót lại mà bàn chải chưa thể làm sạch được hết.

Xem thêm:

Chú ý đến chế độ ăn uống

Khi niềng răng cũng khiến răng yếu hơn, do vậy cần chú ý về chế độ ăn uống. Thay vì sử dụng thức ăn như bình thường thì bạn nên sử dụng nhiều hơn các thực phẩm mềm, cắt nhỏ thức ăn để dễ dàng trong quá trình nhai.

Trong những ngày đầu sau khi niềng răng có thể ăn nhiều các món như soup, cháo, canh để đảm bảo hấp thu đủ dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến các mắc cài. Bạn nên tránh ăn những thực phẩm quá cứng hoặc có tính chất dính như kẹo dẻo,… Vì những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến khuôn răng. Cần duy trì chế độ ăn uống như vậy liên tục trong suốt quá trình niềng răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không tự ý chỉnh dây mắc cài

Khi niềng răng nhất là giai đoạn đầu thì các dây mắc cài sẽ gây khó chịu như vị trí cuối của khung niềng có thể chọc vào má, các mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống hay nói chuyện,… Lúc này dù có khó chịu đến mấy bạn cũng nhất định không được tự ý điều chỉnh các dây cung hay mắc cài. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, vị trí niềng mà bác sĩ đã cố định vào răng.

Bạn không tự ý điều chỉnh dây cung
Bạn không tự ý điều chỉnh dây cung

Chú ý đồ có hại cho răng

Trong thực đơn của người niềng răng cần hạn chế các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột. Vì chúng sẽ làm sản sinh ra axit và các mảng bám trên răng gây ra các bệnh về lợi một cách nhanh chóng. Nhất là trong giai đoạn đang niềng răng thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn cần tránh tối đa các đồ uống gây hại cho răng như uống trà, nước ép trái cây hay đồ uống quá ngọt,…

Trong trường hợp nếu thấy quá khó chịu hoặc thường xuyên bị đâm vào lợi, khoang miệng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa niềng răng. Khi đó bạn sẽ được khám cẩn thận và điều chỉnh lại sao cho phù hợp.

Cẩn thận khi luyện tập, vui chơi thể thao

Việc tập luyện thể thao không đảm bảo an toàn có thể gây ra các tác hại không muốn cho răng như bung, hư hỏng, bị nới lỏng dây cung, mắc cài,… Do đó, khi luyện tập và vui chơi thể thao cần chú ý.

Bạn nên sử dụng các vật dụng bảo hộ răng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi lựa chọn bộ môn chơi thể thao. Trong quá trình vui chơi nếu không may xảy ra tai nạn thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra ngày để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Tuân thủ lịch khám định kỳ

Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, chú ý đến vận động thì người niềng răng cần tuân thủ đúng lịch thăm khám theo lịch định kỳ của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ giúp bác sĩ nắm rõ tình hình răng miệng và xử lý ngay lập tức khi có vấn đề gì xảy ra.

Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên
Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên

Biện pháp giảm đau sau niềng

Những ngày đầu sau khi đeo niềng chắc chắn sẽ xảy ra các triệu chứng đau nhức. Do lúc này răng và lợi bị kích thích thay đổi cấu trúc. Để giảm đau nhức sau khi niềng răng, bạn cần thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.

Nếu như xảy ra tình trạng đau nhức quá khả năng chịu đựng bạn hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến có các giải pháp làm giảm sưng đau. Nhất định bạn không được tự ý sử dụng các sản phẩm, biện pháp khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là không tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng bao nhiêu tuổi là tốt nhất. Với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những phương pháp niềng răng thích hợp và thời gian niềng khác nhau. Có thể bạn sẽ niềng răng trong 6 tháng hoặc niềng răng trong 1 năm. Bạn nên cân nhắc về tình trạng răng miệng và mức kinh phí để đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp nhất cho bản thân mình.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android