Vaccine Pfizer: Nguồn Gốc, Hiệu Quả Và Thông Tin Liên Quan

Trước tình hình dịch bệnh Virus Corona diễn biến hết sức phức tạp và ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia trên thế giới như hiện nay, vấn đề tiêm vaccine phòng bệnh được quan tâm hàng đầu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại virus nguy hiểm này và bảo vệ người dân trên toàn thế giới, rất nhiều loại vaccine đã được ra đời, mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về một trong các loại vaccine đang được phổ biến tại Việt Nam – Pfizer.

Vaccine Pfizer là gì?

Vaccine Pfizer (BNT162b2) là loại vaccine sử dụng RNA thông tin với hoạt chất mRNA có khả năng mã hóa protein gai của virus gây bệnh. Đây là loại protein trên bề mặt virus mà virus cần để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể. mRNA được bảo vệ trong các bong bóng dầu làm từ các hạt mỡ nano siêu nhỏ. Pfizer được xem là một trong những ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua vaccine phòng chống đại dịch Covid-19 với hiệu quả cao và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vaccine Pfizer hiện đã có mặt tại Việt Nam
Vaccine Pfizer hiện đã có mặt tại Việt Nam

Pfizer của nước nào sản xuất

Vaccine Pfizer là sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech, MainZ (Đức). Tập đoàn Pfizer là một trong những cái tên tiêu biểu trên thị trường dược phẩm thế giới và được xem như biểu tượng của ngành dược phẩm Hoa Kỳ.

Pfizer khởi đầu từ một công ty dược phẩm và hóa chất nhỏ, sau đó đã phát triển thành công ty dược phẩm toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực chính như: Ung thư học, thần kinh học, miễn dịch học, tim mạch,… Hiện nay Pfizer có hơn 88.000 nhân sự và cung cấp giải pháp sức khỏe cho hơn 150 quốc gia.

Tại Việt Nam, Pfizer Thái Lan trực thuộc tập đoàn Pfizer thành lập từ năm 2004, đứng thứ 6 trong những công ty dược phẩm đa quốc gia ở Việt Nam, có văn phòng đại diện chính ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Vaccine BNT162b2 đã được FDA cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp đầu tiên để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Đến tháng 11/2020, Anh đã tổ chức tiêm chủng vaccine Pfizer, sau đó là Mỹ, Canada và nhiều nước khác thuộc Châu Âu.

Như vậy đối với thắc mắc Pfizer của nước nào sản xuất, câu trả lời là Mỹ kết hợp với Đức. Hiện nay Việt Nam đã có hợp đồng mua hơn 51 triệu liều vaccine Pfizer phòng ngừa Covid-19, trong đó có 20 triệu liều tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Lô vaccine Pfizer đầu tiên về Việt Nam vào tháng 7 và hiện nay đã nhận được hơn 1,2 triệu liều.

Cơ chế hoạt động

Sau khi vaccine Pfizer được tiêm vào cơ thể, các hạt vaccine tiếp xúc với tế bào và hợp nhất chúng, từ đó phóng thích mRNA. Lúc này, các phân tử của tế bào sẽ đọc trình tự của nó trong các ribosome và tạo ra các protein gai. Sau đó, mRNA từ vaccine được phá hủy và không để lại dấu vết vĩnh viễn.

Một số protein gai sẽ tạo thành các gai di chuyển trên bề mặt tế bào và nhô ra khỏi đầu của chúng. Cùng lúc đó, các tế bào đã được tiêm chủng sẽ phá vỡ một số protein thành mảnh đầu nhỏ trên bề mặt. Cuối cùng các gai nhô ra và mảnh protein gai sẽ được hệ thống miễn dịch nhân diện.

Sau khi một tế bào tiêm chủng chết đi, mảnh vỡ của tế bào chứa nhiều protein gai và mảnh protein, được tế bào trình diện kháng nguyên tiếp nhận. Tế bào này sẽ đưa các mảnh vỡ của protein hình thành gai trên bề mặt của nó. Khi những tế bào khác (tế bào T) phát hiện những mảnh vỡ này, chúng sẽ ngay lập tức báo động và giúp điều khiển các tế bào miễn dịch khác chống lại nhiễm trùng.

Cơ chế hoạt động của vaccine
Cơ chế hoạt động của vaccine

Các tế bào miễn dịch khác (tế bào B) có thể va chạm với các gai của Virus Corona trên bề mặt tế bào đã được tiêm chủng hay các mảnh protein gai tự do. Lúc này một số tế bào B có thể bám chặt vào các protein hình gai và nếu được kích hoạt bởi tế bào hỗ trợ T, chúng sẽ bắt đầu tăng sinh và tiết ra các kháng thể nhắm vào protein gai.

Tại thời điểm này, các kháng thể có thể bám vào gai của Virus Corona, đánh dấu để tiêu diệt và phòng ngừa nhiễm trùng bằng việc ngăn chặn các gai bám vào tế bào khác. Đồng thời, các tế bào trình diện kháng nguyên cũng có thể kích hoạt một loại tế bào miễn dịch khác để tìm kiếm và phá hủy bất kỳ tế bào nào bị nhiễm Virus Corona có các mảnh protein hình thành gai trên bề mặt của chúng.

Vaccine Pfizer tiêm mấy mũi?

Vaccine của Mỹ này cần được tiêm 2 mũi, cách nhau 21 ngày để đảm bảo thời gian cơ thể tạo ra hệ thống miễn dịch đủ tốt để chống lại Virus Corona. Tuy nhiên nhà sản xuất Pfizer nhấn mạnh rằng hiệu quả của loại vaccine này giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, Pfizer đưa ra dữ liệu cho thấy tiêm liều Pfizer thứ 3 sẽ giúp tăng mức bảo vệ trước biến thể Delta. Theo đó, mũi tiêm thứ 3 có mức kháng thể chống lại biến thể Delta tăng gấp 5 lần so với mũi thứ 2 ở đối tượng 18 – 55 tuổi và gấp 11 lần ở độ tuổi 65 – 85.

Giám đốc điều hành của Pfizer đã thừa nhận rằng hiệu quả vaccine mạnh nhất đạt mức 96,2% trong 1 – 2 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Cứ sau 2 tháng, hiệu quả này giảm trung bình 6%. Sau khi tiêm liều thứ 2 từ 4 – 6 tháng, khả năng miễn dịch của vaccine này chỉ còn 84%. Kết quả này có được sản khi nhà sản xuất nghiên cứu trên hơn 44.000 người tiêm vaccine tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cũng bởi lý do này, Pfizer đã thông báo xin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho mũi tiêm thứ 3 của mình vào tháng 8. Tuy nhiên chuyên gia và các cơ quan quản lý trên thế giới cho rằng thời điểm hiện tại chưa cần đến mũi tiêm thứ 3. Vì vậy người dân chỉ cần tiêm 2 mũi Pfizer để ngăn ngừa và phòng chống Coronavirus.

Hiệu quả và tác dụng phụ khi tiêm vaccine Pfizer

Theo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng từ những người 16 tuổi trở lên, vaccine Pfizer đạt hiệu quả lên đến 95% trong việc ngăn ngừa lây truyền virus gây bệnh Covid-19, cao hơn hiệu quả của vaccine Moderna (94%) trong khi Pfizer và Moderna cùng dựa trên nền tảng mRNA. Tuy nhiên kết quả này chỉ được xác nhận ở những người đã tiêm đủ 2 liều và không có bằng chứng nhiễm bệnh trước đó.

Bên cạnh đó, với đối tượng trẻ vị thành niên từ 12 – 15 tuổi, vaccine Pfizer cũng mang đến hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây nhiễm bệnh do Virus Corona gây ra. Phản ứng miễn dịch của nhóm đối tượng này cũng mạnh tương đương phản ứng ở những người trong độ tuổi 16 – 25.

Hiệu quả và tác dụng phụ khi tiêm vaccine
Hiệu quả và tác dụng phụ khi tiêm vaccine

Bên cạnh hiệu quả mang lại, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer như:

  • Cảm thấy đau nhức, đặc biệt là vị trí được tiêm trên cánh tay, có hiện tượng đỏ và sưng.
  • Buồn nôn, tiêu chảy.
  • Sưng mặt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Một số triệu chứng giống bệnh cúm nhẹ.
  • Có thể bị sốt, lúc nóng lúc lạnh trong thời gian 1 – 2 ngày sau khi tiêm.
  • Sưng hạch nách hoặc hạch cổ ở cùng bên tay đã tiêm. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 10 ngày.
  • Một số người gặp tình trạng xệ một bên mặt tạm thời.

Đa số những người được tiêm đều gặp phải một hoặc một số triệu chứng kể trên, khi đó bạn không nên quá lo lắng, cần nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy cơ thể khỏe hơn. Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn gặp các biểu hiện dưới đây, cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Sưng hạch kéo dài hơn 10 ngày.
  • Sốt cao kéo dài hơn 4 ngày.
  • Phát hiện các triệu chứng trở nên nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Xuất hiện tình trạng đau ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc đập thình thịch.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm vaccine của Mỹ

Vaccine Pfizer được chỉ định tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên, tuy nhiên theo bộ Y tế, trong thời gian tới, độ tuổi được chỉ định tiêm sẽ được cập nhật theo nguồn cung vaccine Pfizer Việt Nam.

Đối tượng đặc biệt được tiêm vaccine Pfizer:

  • Người có bệnh lý nền, bệnh mãn tính: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 nên cần được tiêm vaccine để phòng ngừa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi tiêm những người này cần được khám lâm sàng cẩn thận và chỉ tiêm chủng khi bệnh đã ổn định.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Nếu những người này thuộc nhóm có nguy cơ, có thể tiêm vaccine Pfizer. Đặc biệt không cần tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch: Có thể tiêm Pfizer nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, đồng thời các hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và những rủi ro, giúp dễ dàng theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.
  • Người có bệnh tự miễn: Hoàn toàn có thể tiêm vaccine Pfizer cho đối tượng này nếu không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine.
  • Người bị HIV: Đối tượng này có thể được tiêm Pfizer nếu họ thuộc nhóm nguy cơ cần tiêm vaccine và đã kiểm soát tốt bằng thuốc kháng virus.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm vaccine của Mỹ
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm vaccine của Mỹ

Đối tượng không được tiêm vaccine Pfizer:

  • Không tiêm vaccine Pfizer cho những người có tiền sử phản ứng, dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine Pfizer.
  • Không tiêm Pfizer cho đối tượng có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene hoặc các phân tử liên quan.
  • Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức như: Nổi mề đay, phù mạch, suy hô hấp, phản vệ,… với liều tiêm đầu tiên sẽ không được tiêm liều tiếp theo.

Những lưu ý khi tiêm vaccine Pfizer

Tiêm vaccine giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc Covid-19, tuy nhiên có thể tiềm ẩn một số rủi ro ngoài ý muốn. Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân, trước, trong và sau khi tiêm Pfizer, bạn cần chú ý:

  • Trước khi tiêm chủng, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về loại vaccine sẽ tiêm, nếu việc tìm kiếm thông tin trên mạng không giải đáp hết những thắc mắc của bạn, nên tham khảo bác sĩ để có hiểu biết rõ nhất.
  • Cần nghỉ ngơi vào đêm trước khi tiêm, đồng thời cung cấp đủ nước để đạt thể trạng tốt nhất khi tiêm phòng.
  • Trung thực khai báo tình trạng sức khỏe của bản thân, bệnh lý đang gặp phải hoặc đã từng điều trị để bác sĩ có những chỉ định chính xác nhất liên quan đến việc tiêm vaccine.
  • Chú ý giữ thẻ tiêm chủng có thông tin về ngày tiêm, loại vaccine đã tiêm để phòng trường hợp cần thiết cho tương lai hoặc cho mũi tiêm sau.
  • Sau khi tiêm vaccine cần ở lại địa điểm tiêm khoảng 15 – 30 phút để theo dõi, đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào xảy ra.
  • Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm, do đó nên chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt để dùng trong trường hợp cần thiết, chuẩn bị sữa, hoa quả giúp nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe.
  • Theo dõi trong khoảng thời gian 28 ngày sau khi tiêm để có thể kịp thời xử lý với những nguy hiểm có thể xảy ra.
Những lưu ý khi tiêm vaccine Pfizer
Những lưu ý khi tiêm vaccine Pfizer

Một số câu hỏi liên quan khi tiêm vaccine Pfizer

Pfizer là một trong các loại vaccine phổ biến hiện nay, Việt Nam cũng đang tổ chức cho người dân tiêm Pfizer. Vì vậy có rất nhiều người quan tâm và đặt ra các câu hỏi liên quan:

Vaccine Pfizer được tiêm như thế nào?

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, vaccine Pfizer được nhà sản xuất bào chế dưới dạng đông khô. Do đó nếu muốn tiêm cần pha loãng với nước muối sinh lý Nacl 0.9%. Mỗi lọ vaccine này có 6 liều và cần 1 lọ nước muối sinh lý dung tích 2ml để pha loãng.

Sau khi được pha loãng, vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C trên miếng xốp trong phích vaccine. Pfizer sau khi pha chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với lượng tiêm là 0,3ml và tiêm theo đường bắp.

Vaccine Pfizer có truyền virus vào cơ thể người được tiêm không?

Theo các chuyên gia, vaccine Pfizer không truyền virus vào cơ thể người được tiêm. Không chỉ Pfizer mà tất cả các loại vaccine khác đều có khả năng giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh. Cơ chế hoạt động của vaccine là kích hoạt tế bào Lympho T và  Lympho B trong cơ thể để sinh kháng thể và ghi nhớ cách chống lại virus trong tương lai. Thông thường, cơ thể người được tiêm vaccine cần khoảng vài tuần mới có thể tạo ra được kháng thể. Do đó vẫn có nhiều trường hợp bị nhiễm Covid-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm vaccine là do vaccin chưa có đủ thời gian để  tạo ra hệ miễn dịch.

Vaccine Pfizer có gây vô sinh không?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine Pfizer gây vô sinh. Theo đó, các chuyên gia cho biết Pfizer đảm bảo an toàn cho người tiêm, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến các cơ quan khác, đặc biệt là hệ thống sinh sản của nữ giới và nam giới.

Vaccine Pfizer có thể tiêm cho phụ nữ mang thai không?

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine Pfizer vì hiện tại chưa có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy loại vaccine này gây ảnh hưởng cho cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn khi nhiễm Covid-19. Vì vậy trong trường hợp đang mang thai, bạn nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy hiểm khi tiêm vaccine để có thể đưa ra quyết định. Ngoài ra, cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này, đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Vaccine Pfizer có thể tiêm cho phụ nữ mang thai không
Vaccine Pfizer có thể tiêm cho phụ nữ mang thai không

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vaccine Pfizer cho bạn đọc quan tâm tham khảo. Trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, dù đã được tiêm vaccine nhưng bạn vẫn có khả năng bị nhiễm Covid-19, do đó cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch, cẩn thận khi đi ra ngoài, tiếp xúc với người xung quanh để đảm bảo an toàn cho bản thân, góp phần đẩy lùi đại dịch nhanh chóng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android