Răng trẻ mọc lẫy là gì? Nguyên nhân, cách điều trị tốt nhất

Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên không đúng vị trí đã được ấn định, có thể mọc chệch vào bên trong hay ra ngoài, thậm chí xuất hiện 2 răng trên cùng một vị trí. Hiện tượng này gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và quá trình chăm sóc răng miệng. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất cho con trẻ trong bài viết dưới đây nếu răng mọc lệch lạc, không đều.

Răng trẻ mọc lẫy là gì? Biểu hiện cụ thể

Răng mọc lẫy là hiện tượng thường gặp ở các bé có độ tuổi từ 6 – 12, khi răng vĩnh viễn mọc lên nhưng không có đủ khoảng trống tại vị trí đã được xác định trên cung hàm. Lúc này răng không thẳng nên không thể làm tiêu phần chân răng sữa, khiến chân răng vẫn trú ngụ trên cung hàm. Hệ quả là ở cùng một vị trí nhưng có 2 chiếc răng cùng mọc khiến răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch lạc so với tiêu chuẩn thông thường.

Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng mọc lệch lạc với tiêu chuẩn thông thường
Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng mọc lệch lạc với tiêu chuẩn thông thường

Người ta chia thành 3 trường hợp răng trẻ mọc lẫy như sau:

  • Răng lẫy mọc vào bên trong cung hàm: Đối với trường hợp này, răng sữa vẫn còn nên răng vĩnh viễn không có đủ khoảng trống để mọc, dẫn đến tình trạng bị đẩy vào bên trong.
  • Răng lẫy ở hàm dưới: Tình trạng này không gây mất thẩm mỹ do răng lẫy mọc ở hàm dưới, hàm trên răng mọc bình thường. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn và khiến các bé khó khăn khi nhai, nghiền nát thức ăn và chăm sóc răng miệng.
  • Răng lẫy ở hàm trên: Răng lẫy ở hàm trên vô cùng phổ biến, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, về sau nếu không được cải thiện sẽ gây ra tâm lý tự ti cho trẻ. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là răng cửa vĩnh viễn ở hàm trên có kích thước lớn hơn răng hàm sữa ban đầu nên khi mọc lên sẽ thiếu không gian, dẫn đến chen chúc với các răng mọc ở xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Cách Nhổ Răng Sữa Tại Nhà

Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu những biểu hiện của tình trạng răng trẻ mọc lẫy dưới đây để sớm phát hiện và tìm cách khắc phục cho con:

  • Răng vĩnh viễn khi mọc lên có kích thước quá lớn nên không đủ không gian để các răng bên cạnh phát triển, bắt buộc phải mọc chệch vào trong hoặc ra bên ngoài, khiến hàm răng trở nên lệch lạc.
  • Trẻ đã đến lúc cần thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa lung lay.
  • Răng vĩnh viễn mọc cách xa nhau khiến hàm răng bị thưa hoặc có thể hô, móm.
  • Hàm dưới hoặc hàm trên của trẻ bị chìa ra bên ngoài nhiều khiến hai hàm không khớp nhau.
  • Những trường hợp mọc răng lẫy thường lệch khớp cắn nên tạo cảm giác khó chịu, trẻ cảm thấy đau nhức, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực thái dương hàm.
Răng vĩnh viễn mọc lệch vào bên trong cung hàm
Răng vĩnh viễn mọc lệch vào bên trong cung hàm

Nguyên nhân xảy ra tình trạng răng trẻ mọc lẫy

Thông thường khi răng trẻ mọc lẫy, cha mẹ sẽ nghĩ ngay đến lý do răng vĩnh viễn mọc trong thời điểm chưa kịp thời nhổ răng sữa cho bé. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Do di truyền

Di truyền cũng là một trong những yếu tố gây ra hiện tượng răng trẻ mọc lẫy. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ, anh chị em từng bị mọc răng lẫy thì con trẻ sinh ra cũng có tỷ lệ cao gặp trường hợp này. Di truyền còn tác động trực tiếp đến hình dạng, màu sắc, độ dày mỏng của chiếc răng cũng như tuổi thay răng sữa. Vậy nên, nếu gia đình có vấn đề về sức khỏe răng miệng, phụ huynh hãy chú ý hơn vào giai đoạn trẻ chuẩn bị thay răng để kịp thời phát hiện những bất thường và khắc phục ngay.

Do tác động của ngoại lực

Con trẻ là đối tượng vô cùng hiếu động, khi chơi có thể bị ngã, vấp và làm tổn thương đến khu vực răng, hàm, mặt. Lúc này tác động của ngoại lực khiến răng bị vỡ, xô lệch và khi đến tuổi thay răng sữa, răng vĩnh viễn mọc lên dễ bị lệch lạc ra khỏi vị trí đã được ấn định hoặc mọc lên kể cả trong trường hợp răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay.

Do thiếu dưỡng chất

Rất nhiều phụ huynh không hề biết, nếu không cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho con trẻ có thể tác động trực tiếp đến độ chắc khỏe của răng, men răng và tình hình sức khỏe tổng thể. Đặc biệt khi rơi vào trạng thái còi xương, suy dinh dưỡng cũng tạo điều kiện khiến quá trình mọc răng xảy ra nhiều vấn đề như răng mọc chậm, răng sữa đến thời điểm cần thay nhưng không rụng, răng mọc lẫy.

Tham khảo: Nhổ Răng Sữa Mọc Lệch Có Ảnh Hưởng Gì?

Trẻ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân khiến răng mọc lẫy
Trẻ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân khiến răng mọc lẫy

Trẻ có thói quen xấu

Nếu trẻ thường xuyên mút tay, cắn móng tay cũng dễ xảy ra hiện tượng răng mọc lẫy. Những thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe do mất vệ sinh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Rất nhiều trường hợp còn tác động đến quá trình thay răng sữa khiến răng vĩnh viễn mọc lên lệch lạc, không đều, không đúng vị trí và gây mất thẩm mỹ.

Các vấn đề với răng

Một số vấn đề về răng, cung hàm cũng gây ra hiện tượng trẻ mọc răng lẫy, có thể kể đến như:

  • Xương cung hàm của trẻ quá hẹp, không đủ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Đặc biệt khi răng mới có kích thước quá lớn sẽ buộc phải mọc chệch vào trong hoặc ra ngoài.
  • Khi trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng, cần nhổ răng sữa sớm trước thời điểm thay răng sẽ khiến nướu bị khít sát vào nhau và hệ quả là răng vĩnh viễn phát triển chậm, dễ bị lệch lạc, mọc lẫy.
  • Răng sữa không lung lay hay không có dấu hiệu rụng tại thời điểm cần thay răng, lúc này răng vĩnh viễn mọc lên chen chúc với răng sữa nên xảy ra tình trạng răng mọc lẫy.

Răng trẻ mọc lẫy có ảnh hưởng như thế nào?

Do tình trạng răng trẻ mọc lẫy nhiều nên các bậc phụ huynh thường cho đây là vấn đề bình thường. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của con trẻ, tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục, hiện tượng răng mọc lẫy có thể gây ra nhiều tác hại như:

Răng trẻ mọc lẫy gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
Răng trẻ mọc lẫy gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
  •  Mắc bệnh lý răng miệng: Nếu răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên không đúng vị trí, không thẳng hàng sẽ gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng, khi đó tạo điều kiện để các bệnh lý răng miệng xuất hiện. Cụ thể các mảng bám thức ăn sẽ lưu lại trên răng, vi khuẩn phát triển, về lâu dài gây ra các chứng bệnh như: Sâu răng, răng xỉn màu, viêm lợi, viêm  nha chu,…
  • Làm mất thẩm mỹ của khuôn mặt: Một hàm răng trắng sáng, đều sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên nếu răng trẻ mọc lẫy, mọc lệch lạc ra ngoài hoặc vào trong, khấp khểnh, thậm chí hô, móm sẽ gây mất thẩm mỹ và tạo cho các bé tâm lý tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh.
  • Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: Những trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, không đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn của trẻ. Khi đó cũng tác động xấu đến đường ruột, chức năng của hệ tiêu hóa và gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm: Nhổ Răng Sữa Miễn Phí Ở Đâu?

Cách khắc phục tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ

Răng mọc lẫy gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, sức khỏe và quá trình phát triển cung hàm của trẻ sau này. Do đó cha mẹ nên quan sát ở giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng, nếu có dấu hiệu mọc răng lệch lạc, cần tìm cách xử lý ngay. Một số cách khắc phục tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ đó là:

Nhổ răng

Răng mọc lẫy thường là tình trạng xuất hiện 2 răng ở cùng một vị trí trên cung hàm. Để xử lý tình trạng này, đảm bảo răng vĩnh viễn phát triển bình thường, cách tốt nhất đó là nhổ bỏ răng sữa. Nhiều phụ huynh lo lắng việc nhổ răng sữa trong trường hợp răng chưa lung lay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, tuy nhiên thực tế việc làm này không gây hại nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.

Nhổ răng sữa nên được thực hiện tại nha khoa
Nhổ răng sữa nên được thực hiện tại nha khoa

Khi răng sữa được loại bỏ, răng vĩnh viễn có đủ không gian để mọc đúng vị trí, thẳng hàng. Cha mẹ cần chú ý không nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà vì lúc này răng chưa lung lay, chân răng còn chắc và rất khó để loại bỏ. Nếu thực hiện không đúng có thể khiến trẻ bị chảy máu nhiều, đau đớn, quấy khóc. Đồng thời khi nhổ răng sữa còn sót chân răng khiến răng vĩnh viễn mọc vẫn không đúng vị trí. Đặc biệt nhổ răng không đảm bảo vệ sinh còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng chân răng.

Vậy nên khi cần nhổ răng trong trường hợp này, bạn hãy đưa trẻ đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại nên đảm bảo an toàn cho con, không gây đau đớn. Đồng thời phụ huynh cũng được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con.

Chỉnh răng lẫy

Chỉnh răng lẫy hay cụ thể là niềng răng, thường được chỉ định khi trẻ bước vào giai đoạn từ 15 – 17 tuổi, khi trẻ không thể thực hiện phương pháp nhổ răng sữa. Lúc này cung hàm đã ổn định, có thể chịu được lực tác động từ việc niềng răng. Quá trình niềng răng mặc dù cần thời gian dài nhưng không gây đau đớn, mang lại kết quả lâu dài, do đó cha mẹ có thể yên tâm. Đặc biệt phương pháp này còn xử lý được rất nhiều vấn đề răng miệng khác như: Răng mọc lệch, hô, móm, sai khớp cắn, răng khấp khểnh,…

Niềng răng thường được chỉ định khi trẻ bước vào giai đoạn từ 15 - 17 tuổi
Niềng răng thường được chỉ định khi trẻ bước vào giai đoạn từ 15 – 17 tuổi

Tùy từng trường hợp, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định loại niềng phù hợp với trẻ. Thông thường có 2 biện pháp được áp dụng khi răng trẻ mọc lẫy đó là:

  • Niềng răng bằng khay trong suốt: Đối với biện pháp này, bác sĩ sử dụng khay niềng được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt, thiết kế theo đúng cấu trúc hàm răng của trẻ. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, có thể tháo lắp để vệ sinh nên vô cùng tiện lợi và dễ dàng khi ăn uống.
  • Niềng răng bằng mắc cài: Phương pháp này dùng khí cụ gồm mắc cài (chất liệu sứ hoặc kim loại) và dây chun, gắn trực tiếp lên răng. Theo thời gian, các khí cụ này sẽ tạo lực giúp di chuyển những răng mọc lệch lạc, khấp khểnh về đúng vị trí trên cung hàm.

Tìm hiểu ngay: Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Răng Có Tác Hại Gì?

Tình trạng răng mọc lẫy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng của trẻ, do đó, cha mẹ nên chú ý đến quá trình trẻ mọc răng để phòng tránh hiện tượng này, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.

Chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ
Chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm và nước súc miệng để loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại, tránh vi khuẩn xuất hiện và phát triển.
  • Giúp con sửa các thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, nghiến răng vì đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lẫy, đồng thời tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công dễ dàng.
  • Khi răng sữa có dấu hiệu lung lay, hãy nhắc nhở con trẻ chủ động dùng tay lắc lư răng thường xuyên để chân răng không còn bám chặt vào lợi, từ đó dễ dàng nhổ bỏ để răng vĩnh viễn có chỗ trống mọc lên.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin và đặc biệt là hạn chế cho trẻ ăn kẹo, đồ ngọt, nước uống có gas.
  • Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh răng miệng và kịp thời xử lý.

Răng trẻ mọc lẫy xuất hiện do nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ của trẻ. Do đó phụ huynh nên đặc biệt quan tâm đến giai đoạn trẻ thay răng, có biện pháp xử lý nếu xuất hiện tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh và nhanh chóng đưa con đến nha khoa khi cần thiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android