Nhiễm Vi Khuẩn Hp Khi Mang Thai Cần Làm Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai thường diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với người bình thường. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ bầu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai và cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai cần được điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai cần được điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai là gì? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp là tác nhân gây ra các vấn đề về dạ dày thường gặp. Đây là một loại xoắn khuẩn, chúng có thể tồn tại và phát triển bên trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp nghĩa là xét nghiệm vi khuẩn Hp dạ dày cho ra kết quả dương tính. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai,… Thống kê y khoa cho thấy, nước ta có hơn 70% dân số bị nhiễm chủng vi khuẩn này.

Nhiễm khuẩn Hp ở thai phụ có mối liên hệ mật thiết đến một số biểu hiện trong thai kỳ như thiếu sắt, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tiền sản giật, dị tật thai nhi,… Đồng thời, nhiễm khuẩn Hp còn khiến cho các triệu chứng như khó tiêu sau khi ăn, nôn mửa, trào ngược dạ dày, đau thượng vị,… trong giai đoạn thai kỳ trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng kháng sinh để có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp và làm lành tổn thương tại dạ dày. Nhưng với phụ nữ mang thai, việc sử dụng kháng sinh trị bệnh không được khuyên dùng, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Vì kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi bên trong bụng mẹ.

NHẤP VÀO ĐÂY: Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Có Nguy Hiểm Không? Phương pháp điều trị tốt nhất 

– Vậy mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, thai phụ bị nhiễm khuẩn Hp sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Điều này đã khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dần sẽ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái chán ăn hoặc bỏ bữa. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài, cơ thể mẹ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đi nuôi dưỡng thai nhi. Lúc này sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nghiêm trọng hơn sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai.

Thông thường, mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Hp sẽ được hoãn điều trị cho đến khi thai nhi ra đời để tránh được những rủi ro xảy ra trên thai nhi. Vì thế, trong suốt khoảng thời gian thai kỳ mẹ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh như đau thượng vị, ăn khó tiêu, buồn nôn,… với mức độ ngày càng nặng. Điều này đã khiến mẹ rơi vào trạng thái lo âu kéo dài và tác động tiêu cực đến tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn Hp khi mang thai

Nhiễm khuẩn Hp là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhiễm khuẩn Hp cũng đều khởi phát các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Lúc này, bạn cần phải thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa mới có thể xác định được sự có mặt của vi khuẩn Hp bên trong cơ thể.

Nhưng đối với phụ nữ mang thai, khi bị nhiễm khuẩn Hp thì các triệu chứng của bệnh lại rất rõ ràng. Do khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ bị suy giảm đáng kể, điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh và tấn công gây bệnh. Bạn có thể nhận biết ra tình trạng nhiễm khuẩn Hp khi mang thai thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Buồn nôn và nôn: Nôn và buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở thai phụ đang trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên do ảnh hưởng của việc ốm nghén. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn thì mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Nhiễm khuẩn Hp gây áp lực quá mức lên dạ dày và đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn và buồn nôn ở thai phụ.
  • Khó tiêu và đầy hơi: Khi vi khuẩn Hp tồn tại bên trong dạ dày, chúng sẽ sản sinh ra độc tố gây hại đến lớp niêm mạc. Điều này đã khiến dạ dày bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thức ăn. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn.
  • Ợ nóng, ợ hơi và ợ chua: Trào ngược dạ dày cũng là một trong những hệ quả của việc nhiễm khuẩn Hp. Khi bị nhiễm khuẩn Hp, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn. Điều này đã khiến cho nồng độ acid trong dạ dày tăng cao quá mức và thúc đẩy triệu chứng trào ngược xảy ra. Khi bị trào ngược, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng ợ nóng, ợ hơi và ợ chua rất khó chịu.
  • Hôi miệng: Hôi miệng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở những mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sẽ kết hợp với mảng bám thức ăn và gây ra mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, việc nhiễm khuẩn Hp còn khiến hoạt động của dạ dày bị trì trệ, thức ăn tồn đọng bên trong sẽ bị biến đổi chất và sinh khí có mùi hôi khó chịu. Nếu mẹ bầu ợ hơi sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.
Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Hp xảy ra ở mẹ bầu thường có mức độ nghiêm trọng hơn
Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Hp xảy ra ở mẹ bầu thường có mức độ nghiêm trọng hơn

Mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị nhiễm khuẩn Hp kèm theo các dấu hiệu sau đây:

  • Buồn nôn và nôn nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất huyết dạ dày
  • Đại tiện có phân màu đen
  • Cơ thể suy nhược
  • Gầy sút cân nghiêm trọng

THAM KHẢO THÊM: Vì sao Nhiễm Hp Gây Hôi Miệng? Cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp khi mang thai

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm rất nhanh chóng nếu có tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn từ người bị nhiễm bệnh. Các con đường lây nhiễm chính của chủng vi khuẩn này là miệng – miệng, phân – miệng hoặc lây nhiễm thông qua các vật dụng trung gian.

Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao. Do khi mang thai nồng độ nội tiết tố của cơ thể sẽ có sự thay đổi lớn, điều này đã khiến hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ bị ảnh hưởng đáng kể. Lúc này, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ trở nên suy yếu và dễ bị vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn Hp ở mẹ bầu là:

  • Ý thức vệ sinh kém hoặc vệ sinh không đúng cách.
  • Ăn uống hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm khuẩn Hp.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.
  • Dùng các loại đồ ăn tái sống chưa nấu chín kỹ như gỏi, tiết canh, rau sống,…
  • Nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm.
  • Sinh sống hoặc làm việc ở những nơi đông người hoặc có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao.
  • Bị lây nhiễm chéo từ người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

ĐỌC THÊM: Dạ Dày Nhiễm Vi Khuẩn Hp Dương Tính cần làm gì?

Các phương pháp điều trị vi khuẩn Hp khi mang thai

Sau khi thực hiện các chẩn đoán và xác định mẹ bầu dương tính với vi khuẩn Hp. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh trạng, giai đoạn thai kỳ và thể trạng của cơ thể mẹ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, vi khuẩn Hp không có khả năng truyền nhiễm từ mẹ sang con mà thai nhi chỉ bị ảnh hưởng bởi quá trình điều trị.

Vì thế, việc điều trị vi khuẩn Hp cho phụ nữ mang thai cần được cân nhắc thật kỹ để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Dưới đây là các phương pháp điều trị vi khuẩn Hp khi mang thai mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ

Chữa vi khuẩn Hp bằng thuốc Tây y không được khuyến khích áp dụng cho thai phụ, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Dùng kháng sinh đặc trị sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ dị thật.

Nếu tình trạng bệnh diễn ra với mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng một số loại thuốc giảm nhẹ triệu chứng giúp giảm tiết dịch vị và ngừa viêm loét. Còn kháng sinh đặc trị vi khuẩn cần được dời lại cho đến khi em bé chào đời.

Mẹ bầu cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách
Mẹ bầu cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Các loại thuốc có thể kê đơn điều trị vi khuẩn Hp cho thai phụ là:

  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc chống nôn
  • Bổ sung vitamin và sắt theo hướng dẫn

Ở những trường hợp bệnh nghiêm trọng không đáp ứng điều trị với thuốc chống nôn, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định sử dụng thuốc amoxicillin hoặc metronidazole. Với những trường hợp nhiễm khuẩn Hp biến chứng sang viêm loét hoặc các bệnh lý dạ dày khác thì bắt buộc phải sử dụng thuốc đặc trị, nhưng cần chống chỉ định với hai loại thuốc là tetracycline và clarithromycin.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị vi khuẩn hp, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nguy hiểm đến thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần thăm khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên để được điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp với mức độ tiến triển của bệnh.

Điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt

Điều trị vi khuẩn Hp ở phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng thuốc Tây y. Vì thế, việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là rất cần thiết. Ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp giảm thiểu phát sinh triệu chứng của bệnh và hạn chế hoạt động gây hại của vi khuẩn.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như hành tây, bông cải xanh, sữa chua, nghệ,… Chú ý ăn đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng tránh gây áp lực lên dạ dày và giúp quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị tiêu hóa và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển như thực phẩm muối chua, trái cây có vị chua, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Nói không với chất kích thích nếu không muốn tổn thương tại niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như đồ uống chứa cồn, nước chè đặc, cà phê, khói thuốc lá,…
  • Cần chủ động có các biện pháp hạn chế lây nhiễm bệnh cho người khác như ăn riêng, không dùng chung vật dụng cá nhân (kem đánh răng, cốc uống nước, bàn chải đánh răng,..). Vệ sinh răng miệng và họng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và súc họng mỗi ngày.
  • Mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh như nghệ, mật ong chè dây,… Thành phần dược tính trong các loại thảo dược này khi đi vào cơ thể sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao và không phát sinh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như Tây y.
Tận dụng các loại dược liệu lành tính trong tự nhiên để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Hp khi mang thai
Tận dụng các loại dược liệu lành tính trong tự nhiên để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Hp khi mang thai
  • Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và giảm bớt cảm giác khó chịu. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Ở những trường hợp nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ phát sinh biến chứng, mẹ bầu nên nhập viện để được theo dõi và có thể chủ động hơn trong việc điều trị. Tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng nhiễm khuẩn Hp khi mang thai mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khi mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng và hoãn việc dùng thuốc đặc trị cho đến khi thai nhi ra đời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android