Niềng răng hô hàm là gì? Quy trình niềng như thế nào?

Răng hô là một khuyết điểm của răng phổ biến hiện nay, ngoài việc gây mất thẩm mỹ, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chính của hàm răng. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân thường tìm đến giải pháp đó là niềng răng hô hàm. Vậy chi tiết dịch vụ này như nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Răng hô hàm là gì? Biểu hiện như nào?

Răng hô hàm rất dễ nhận thấy bằng mắt thường, đây là một tình trạng răng hoặc xương hàm bị nhô ra phía trước quá nhiều, khiến 2 hàm trên và dưới bị lệch khớp cắn, tương quan giữa 2 hàm không hài hoà.

Răng hô là một dạng lệch khớp cắn, tương quan 2 hàm không hài hoà
Răng hô là một dạng lệch khớp cắn, tương quan 2 hàm không hài hoà

Hô hàm được chia ra làm 3 loại như sau:

  • Răng hô do xương hàm: Đây là tình trạng xương hàm bị phát triển quá mức so với cấu trúc vùng xương trên khuôn mặt, làm hàm bị nhô ra phía ngoài, mất cân xứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt.
  • Hàm hô do răng: Là tình trạng xương hàm vẫn phát triển một cách bình thường, tuy nhiên, răng lại không mọc theo phương thẳng đứng mà có xu hướng chìa ra phía ngoài.
  • Hàm hô do cả xương và răng: Trường hợp này gây ra do cả 2 yếu tố xương hàm và răng. Hàm hô do cả xương và răng được xếp vào tình trạng nghiêm trọng, trong một vài trường hợp, trước khi niềng răng, bệnh nhân sẽ phải trải qua phẫu thuật xương hàm.

Nguyên nhân khiến răng hô hàm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô hàm, do cả yếu tố chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:

Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là do yếu tố di truyền. Theo như nghiên cứu, các bộ phận trên gương mặt bị ảnh hưởng rất nhiều từ cha mẹ, ông bà và có đến gần 70% các ca bệnh hô hàm có nguyên nhân từ di truyền.

Nguyên nhân thứ hai có thể do xương hàm và răng phát triển không cân đối. Ví dụ, nếu cung xương hàm quá chật, ít diện tích, răng không có đủ chỗ để mọc như bình thường. Lúc này, răng mọc ra sẽ chen chúc, lộn xộn và bị chìa ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng có một lý do khác, đó là trong quá trình phát triển, cấu trúc hàm của mặt bị sai lệch. Nếu cấu trúc hàm bị phát triển quá mức sẽ có thể dẫn đến tình trạng hàm hô.

Yếu tố chủ quan

Nói về yếu tố chủ quan, chúng ta phải nhắc đến những thói quen xấu khó bỏ từ khi còn nhỏ như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng,… Những hành động này tưởng chừng như vô hại, tuy nhiên nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể khiến cho răng bị hô.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô hàm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô hàm

Thứ hai, hô hàm bắt nguồn từ nguyên nhân không nạp đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết. Thời kỳ phát triển hàm, nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là không cung cấp đủ canxi và những loại vitamin, khoáng chất,… thì răng rất dễ có khả năng mọc không đúng thời điểm (chậm hơn so với bình thường), răng mọc chen chúc, xô lệch, thậm chí là hô hàm, thiếu sản men răng, sứt mẻ,…

Tổng kết lại, theo các chuyên gia, tình trạng hô hàm có đến 70% là do yếu tố di truyền và 30% là do các nguyên nhân khác như thiếu dinh dưỡng, thói quen xấu tác động, do xương hàm phát triển không ổn định,…

Có thực hiện niềng răng hô hàm được không?

Khi gặp vấn đề hô hàm, giải pháp được ưu tiên sử dụng đó chính là niềng răng chỉnh nha. Tuy nhiên, có phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng bị hô hàm được hay không?

Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán và xác định phác đồ điều trị chi tiết trước khi đưa ra quyết định. Với mỗi mức độ hô hàm sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau mới có thể đem lại kết quả chính xác.

Trường hợp niềng răng có thể đem lại hiệu quả, đó là hô do răng. Còn đối với những trường hợp hô do hàm hoặc hô do cả hàm và răng thì lúc này, niềng răng sẽ không có hiệu quả. Trong những ca bệnh phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm để chỉnh lại cấu trúc xương hàm, sau đó mới đeo niềng để giải quyết triệt để.

Tham khảo:

Niềng răng hô hàm chỉ có thể áp dụng khi hàm hô do răng
Niềng răng hô hàm chỉ có thể áp dụng khi hàm hô do răng

Phẫu thuật xương hàm chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ, sau đó 2 tuần là bệnh nhân có thể cắt chỉ và 6 tuần là hàm đã hồi phục. Lúc này, bạn có thể tiến hành niềng răng theo chuẩn khớp cắn.

Phương pháp niềng răng hô hàm do răng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau để khắc phục tình trạng hô hàm. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình mà bạn có thể chọn gói dịch vụ phù hợp nhất.

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp niềng răng phổ biến và mức giá tương đối của dịch vụ.

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống nhất và cũng có mức giá thấp nhất, đặc biệt có thể điều trị tình trạng hô hàm do răng phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này đó chính là yếu tố thẩm mỹ không cao, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Giá thành cho dịch vụ niềng mắc cài kim loại khoảng 15 – 30 triệu đồng tùy theo tình trạng.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Phương pháp điều chỉnh vị trí răng nhờ lực từ mắc cài và dây cung, với vật liệu làm niềng bằng sứ. Chỉnh nha bằng mắc cài sứ sẽ giải quyết được vấn đề thẩm mỹ, vì màu của sứ gần tương đồng với màu của răng. Một dịch vụ niềng răng mắc cài sứ thường dao động trong khoảng 35 – 40 triệu đồng.
Các phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay
Các phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay
  • Niềng răng mắc cài pha lê: Tương tự như các dịch vụ niềng răng mắc cài như trên, với vật liệu niềng làm bằng pha lê trong suốt. Chi phí cho một dịch vụ niềng răng mắc cài pha lê hiện nay khoảng 40 – 50 triệu đồng.
  • Niềng răng mắc cài tự buộc (mắc cài có khoá): Phương pháp này có bước cải tiến hơn so với niềng răng mắc cài thông thường bởi vì nó sử dụng khoá mắc cài tự động, tự điều chỉnh theo mức độ di chuyển của răng. Dịch vụ này sẽ tiết kiệm cho bạn thời gian để tới nha khoa và mức giá rơi và khoảng từ 30 –  8 triệu đồng.
  • Niềng răng mắc cài trong: Các mắc cài kim loại được gắn vào mặt trong của răng, nhưng niềng răng mắc cài trong chỉ áp dụng được trong trường hợp hô hàm nhẹ. Chỉnh nha bằng mắc cài trong đem đến vẻ thẩm mỹ tuyệt đối và mức giá cho một dịch vụ dao động 50 – 80 triệu đồng.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign: Dịch vụ nha khoa tân tiến nhất hiện nay, sử dụng khay niềng trong suốt để dịch chuyển hàm răng, đảm bảo được mức độ chính xác và mức độ thẩm mỹ cao. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ phải đến nha khoa định kỳ 2 – 3 lần/tuần để thay khay niềng. Giá thành của 1 dịch vụ niềng răng hô hàm dao động từ 70 – 150 triệu đồng tuỳ tình trạng.

Quy trình thực hiện dịch vụ niềng răng hô hàm

Một quy trình niềng răng hô hàm cơ bản được diễn ra như sau:

  • Bước 1 – Khám tổng quan: Bác sĩ phải tiến hành chụp X-quang tổng thể hàm răng, từ đó mới có thể đánh giá tình trạng hiện tại và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
  • Bước 2 – Tư vấn các gói dịch vụ: Có rất nhiều gói dịch vụ niềng răng, mỗi gói lại có những ưu và nhược điểm riêng. Sau khi đánh giá tình hình răng miệng hiện tại của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn ra những gói dịch vụ phù hợp nhất để tư vấn cho khách hàng lựa chọn.
Một quy trình chỉnh nha diễn ra theo 6 bước cơ bản
Một quy trình chỉnh nha diễn ra theo 6 bước cơ bản
  • Bước 3 – Lấy dấu răng làm vật dụng niềng: Sau khi quyết định và chọn được gói dịch vụ niềng răng hô hàm phù hợp, nha sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tác ra vật dụng niềng phù hợp. Mỗi một bệnh nhân sẽ có một khí cụ niềng răng riêng để đảm bảo tính chính xác.
  • Bước 4 – Xử lý các vấn đề răng miệng (nếu có): Trước khi niềng răng, nha sĩ phải khám và xử lý trước các bệnh lý về răng miệng nếu có, sau đó vệ sinh sạch sẽ, tránh gây tình trạng nhiễm trùng răng trong quá trình đeo niềng.
  • Bước 5 – Đeo khí cụ niềng lên răng: Bác sĩ thực hiện gắn mắc cài hoặc khay niềng lên răng. Thời gian đeo niềng này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, khoảng thời gian trung bình là 2 năm.
  • Bước 6 – Tháo niềng và sử dụng hàm duy trì: Sau khi răng đã ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng cho bệnh nhân. Tuy vậy, ngay sau khi tháo niềng, bạn sẽ cần sử dụng thêm hàm duy trì một thời gian nhất định để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.

Lưu ý cách chăm sóc răng khi niềng

Thời gian đeo niềng răng là khoảng thời gian khó khăn, bởi vì lúc này răng sẽ rất nhạy cảm, bạn cần có chế độ chăm sóc phù hợp để đảm bảo cho quá trình niềng hiệu quả.

Có một vài lưu ý cơ bản sau đây mà bạn nên nắm được:

  • Niềng răng là dùng một lực tác động lên răng và kéo chúng về vị trí hợp lý, chính vì vậy, thời gian đầu khi vừa đeo niềng, bạn sẽ cảm giác khó chịu, thậm chí là đau nhức khi răng dịch chuyển. Thời điểm này, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm mềm, cung cấp đủ dưỡng chất để mau hồi phục.
Cách chăm sóc trong khi đeo niềng răng hô hàm rất quan trọng
Cách chăm sóc trong khi đeo niềng răng hô hàm rất quan trọng
  • Trong suốt quá trình đeo niềng, người chỉnh nha không nên ăn những loại thực phẩm cứng hoặc dai, vì chúng rất dễ làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng (đứt dây cung hoặc vỡ mắc cài). Đồng thời cũng hạn chế đồ ăn nhiều đường, bởi đeo niềng vệ sinh răng sẽ rất khó, nếu không lấy sạch rất có thể bị sâu răng và những bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng chỉ nha khoa, tăm nước hoặc nước súc miệng. Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông nhỏ và kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Đối với niềng răng mắc cài, bạn nên chuẩn bị thêm bàn chải chuyên dụng để làm sạch.
  • Thường xuyên thăm khám nha khoa đều đặn theo định kỳ, để khám xem tiến trình di chuyển của răng đã chính xác hay chưa, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề răng miệng phát sinh nếu có.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến cho bạn niềng răng hô hàm và các trường hợp có thể sử dụng dịch vụ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về dịch vụ và có những đánh giá về tình trạng răng miệng của mình, từ đó có những quyết định chăm sóc phù hợp.

Xem ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android