Bị Lòi Dom Sau Khi Sinh

Tổng quan

Bị lòi dom sau khi sinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Không chỉ gây ra phiền toái và sự nguy hiểm tới sinh hoạt của người mẹ, bệnh còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cách khắc phục hiệu quả? Đáp án sẽ được đưa ra thông qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Lòi dom là một cách gọi khác để chỉ tình trạng bệnh trĩ đã tiến triển tới mức độ đáng báo động. Khi đó, một phần hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng sẽ bị sa ra bên ngoài hậu môn. Bệnh lòi dom hình thành do tăng áp lực ổ bụng, dẫn tới bộ phận có cấu tạo thấp nhất – trực tràng bị đẩy ra bên ngoài.

Phụ nữ sau sinh thường dễ bị bệnh trĩ do chế độ dinh dưỡng thay đổi, cơ thể bị xáo trộn hoặc một số trường hợp mắc bệnh từ khi còn mang bầu. Khi xuất hiện dấu hiệu sưng viêm, các cấu trúc dạng búi bị sa quá mức và mất khả năng tự co vào bên trong sẽ dẫn tới lở loét, xuất huyết. Chính vì vậy, sản phụ không nên chủ quan trước những dấu hiệu ban đầu cảnh báo bị lòi dom sau sinh.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh, bị lòi dom khi mang bầu hoặc người làm công sở ngồi nhiều, bị táo bón thường xuyên đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm:

Bị lòi dom giai đoạn đầu

  • Trong thời gian này, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng máu tươi chảy khi đi đại tiện. Tùy theo các mức độ biểu hiện, xuất huyết sẽ ở dạng tia hoặc dạng giọt, lẫn trong phân.
  • Hậu môn xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hoặc có thể tự co vào trong. Một số người phải dùng tay để đẩy vào.
  • Vùng xung quanh xuất hiện nhiều dịch viêm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau rát mỗi khi đại tiện.

Bị lòi dom giai đoạn nặng

  • Máu xuất hiện thành dạng giọt, chảy nhiều khi đi đại tiện có thể khiến người bệnh mất máu, mệt mỏi, choáng váng.
  • Cảm thấy tức, nghẹn và nặng ở vùng hậu môn, sưng đau khó chịu.
  • Búi trĩ lòi ra bên ngoài và mất khả năng co lại bên trong, dễ dàng va chạm vào trang phục trong quá trình di chuyển.

Nguyên Nhân

Phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ bị lòi dom cao hơn so với nhóm còn lại. Chủ động nắm bắt kiến thức sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, qua đó loại bỏ tận gốc các biểu hiện bệnh:

  • Chế độ ăn uống thay đổi, áp dụng khắt khe và sai khoa học nguyên tắc “ở cữ” đã khiến cho cơ thể phụ nữ sau sinh mất đi lượng lớn dưỡng chất từ rau xanh, hoa quả, nước gây ra tình trạng táo bón.
  • Sau khi sinh, cơ thể mệt mỏi và đau đớn khiến các chị em hạn chế việc đi lại, dẫn tới nằm hoặc ngồi nhiều, tạo áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.
  • Một số người bệnh có tiền sử mắc bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai hoàn toàn có thể tái phát và diễn biến thất thường sau khi sinh.
  • Khi bị bệnh trĩ trong giai đoạn đầu, các chị em thường chủ quan hoặc không dám chữa vì sợ ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Từ đó tạo điều kiện để bệnh phát triển, viêm nhiễm và tạo thành lòi dom.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Dựa theo tình trạng tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh, trĩ lòi dom sau sinh có rất nhiều cách khắc phục khác nhau. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và chất lượng nguồn sữa cho bé, chị em nên tới thăm khám y tế để có phác đồ phù hợp nhất.

Dưới đây là một số cách điều trị và khắc phục lòi dom sau khi sinh hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

  • Không nên máy móc áp dụng chế độ kiêng cữ, điều này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung thêm rau xanh, các loại củ quả, nước ép trái cây vào các bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc sử dụng các loại đạm và protein.
  • Không nên kiêng tắm rửa hoặc vệ sinh vùng kín để tránh vi khuẩn, tổn thương lây lan mạnh mẽ hơn.
  • Nên sử dụng một số loại gối chuyên biệt hoặc kết hợp đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
  • Uống nước vào các thời điểm khác nhau trong ngày, hạn chế uống dồn trong thời gian ngắn hoặc không đáp ứng đủ số lượng cần thiết trong ngày.

Áp dụng mẹo dân gian

Nếu bị lòi dom sau khi sinh với mức độ nhẹ hoặc trung bình, chị em có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian, có tính an toàn cao. Những nguyên liệu dân gian phổ biến như nhựa cây nha đam, dầu dừa, rau diếp cá hoặc lá trầu không có thể giúp loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, khô rát hoặc táo bón.

  • Cây nha đam: Sử dụng phần nhựa cây nha đam sau khi được làm sạch bụi bẩn để bôi nhẹ nhàng lên vùng trĩ hậu môn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau. Sau khi nhựa khô lại, bạn có thể rửa lại với nước ấm.
  • Tỏi ngâm rượu: Tỏi có đặc tính sát khuẩn và kháng viêm rất cao. Bạn cần chuẩn bị khoảng 5 – 8 tép tỏi, bóc sạch vỏ và xay nhuyễn. Sau đó tiến hành ngâm cùng 500ml rượu trắng khoảng ít nhất 2 tuần. Mỗi khi sử dụng, chỉ cần thấm một ít ra băng gạc và bôi nhẹ nhàng quanh vùng hậu môn. Không nên lạm dụng quá nhiều vì phương pháp này có thể gây ra tình trạng bong tróc.
  • Lá trầu không: Người bệnh có thể đun một nắm lá trầu không với 2 lít nước. Sau khi thuốc đã sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và bỏ 1 thìa muối vào hòa tan. Thực hiện xông hơi vùng hậu môn khi nước còn nóng, tới khi thuốc đã nguội có thể dùng để vệ sinh nhẹ nhàng.

Sử dụng thuốc Tây

Những loại thuốc từ Tây y tuy mang lại hiệu quả cao chỉ trong thời gian ngắn nhưng thường không được khuyến khích áp dụng cho phụ nữ sau sinh do tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm đã được kê đơn theo liệu trình của bác sĩ. Một số sản phẩm phổ biến mà chị em có thể tham khảo như: Thuốc tăng độ bền thành mạch, thuốc bôi giảm ngứa rát, thuốc nhuận tràng,…

Bài thuốc Đông y chữa bị lòi dom sau khi sinh

Phương pháp chữa lòi dom sau sinh từ y học cổ truyền có thể khắc phục biểu hiện bệnh từ sâu bên trong nhờ sự kết hợp các thảo dược tự nhiên. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người dùng cần tuân thủ theo liệu trình dài ngày và tránh bỏ dở hoặc tự ý gia tăng liều lượng. Đặc biệt lưu ý bốc thuốc và thăm khám tại các cơ sở ứng dụng Đông y uy tín.

Bài thuốc 1

  • Kết hợp bạch thược, địa sinh, hắc chi ma, chỉ xác, đại hoàng, xuyên khung, đương quy và đun cùng với 1 lít nước.
  • Sắc cho tới khi thuốc trong nồi cạn còn ½ so với ban đầu, bắc xuống và dùng dần.

Bài thuốc 2

  • Đun hỗn hợp gồm ngải cứu, kinh giới, hoa hòe, chỉ xác và phèn chua.
  • Khi nước đã sôi có thể bắc xuống và tiến hành xông hơi hậu môn trong khoảng 15 – 30 phút hoặc tới khi nước nguội. Phương pháp này có thể tiến hành ngày 1 – 2 lần.

Bị lòi dom sau sinh là tính trạng phổ biến và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em nên chú trọng duy trì lối sống khoa học trong suốt thời gian mang bầu, kết hợp chế độ “ở cữ” hợp lý để đẩy lùi nguy cơ khởi phát của căn bệnh này.

Hy vọng với những thông tin và gợi ý trên đây, người bệnh đã có thêm thông tin cũng như biết hướng điều trị đúng để đem lại hiệu quả khỏi bệnh cao nhất.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android