Trĩ ngoại độ 2

Tổng quan

Nhiều bệnh nhân sau khi bị trĩ ngoại độ 2 mới đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh lý. Lúc này, bệnh đã có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống sinh hoạt, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Định nghĩa

Bệnh trĩ ngoại độ 2 là một giai đoạn của tình trạng trĩ ngoại. Nó hình thành khi các tĩnh mạch tại hậu môn phình to hoặc căng giãn và đã hình thành búi trĩ. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng ngứa ngáy, chảy máu, sưng đỏ ngoài rìa hậu môn.

Ở cấp độ 2, búi trĩ có kích thước lớn và sa ra bên ngoài trong quá trình đại tiện. Tuy nhiên, chúng có thể thu lại ngay sau khi đã đi đại tiện. Vì vậy, người bệnh chỉ cần tìm đúng phương pháp chữa bệnh là có thể ngăn chặn quá trình phát triển bệnh lý.

So với trĩ ngoại độ 1, giai đoạn 2 sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn bởi búi trĩ đã gia tăng về kích thước. Lúc này, bệnh nhân thường xuyên thấy vướng víu tại hậu môn và có máu dính trên phân sau khi đi đại tiện.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Vì độ 2 là giai đoạn phát triển của bệnh trĩ cấp độ 1 nên các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn tại vùng hậu môn. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua những triệu chứng như:

  • Hậu môn ngứa ngáy: Búi trĩ ngoại hình thành ở ngoài ống và rìa của hậu môn khiến người bệnh thấy khó chịu, đau rát. Mức độ bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng nếu kích thước búi trĩ tăng cao. Mặt khác, tình trạng ngứa ngáy cũng xuất hiện dai dẳng và phổ biến hơn trước.
  • Sưng to ở hậu môn: Việc búi trĩ phù nề, sưng to đi kèm viêm nhiễm làm bệnh nhân cảm thấy vướng víu khó chịu. Tình trạng đau trở nên nghiêm trọng nếu bạn ngồi hoặc đi đại tiện.
  • Tiết dịch tại hậu môn: Bệnh nhân có thể thấy hậu môn tiết nhiều dịch nhầy màu trắng đi kèm mùi hôi tanh. Mặt khác, việc thường xuyên tiết dịch còn khiến cơ quan này ẩm ướt, ngứa ngáy và ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh hoạt.
  • Hậu môn chảy máu: Vì trĩ ngoại cấp độ 2 ở mức độ trung bình nên vùng hậu môn xuất tiết không nhiều. Bệnh nhân có thể chỉ thấy lượng máu nhỏ dính trên giấy hoặc phân sau khi đi vệ sinh.
  • Búi trĩ sa ra ngoài: Các đám rối tĩnh mạch sẽ tiến triển mạnh khi bị trĩ. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn 2, đám rối tĩnh mạch cũng gia tăng kích thước. Người bệnh sờ vào sẽ thấy búi trĩ mềm và sa ra ngoài giống như cục thịt thừa. Bạn càng rặn mạnh khi đi đại tiện, búi trĩ càng lòi ra bên ngoài nhiều. Đây chính là lý do gây ra sự gia tăng kích thước của búi trĩ.
  • Vùng kín đau nhức: Khi búi trĩ hình thành ngoài ống hậu môn (khu vực chứa dây thần kinh cảm giác), bệnh nhân sẽ phải chịu cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Kích thước của búi trĩ càng to, mức độ đau nhức càng phát triển mạnh.

Nguyên Nhân

Việc bị trĩ cấp độ 1 nhưng không thể kiểm soát sẽ dẫn đến trĩ ngoại độ 2. Mặt khác, bệnh sẽ có tốc độ phát triển nhanh khi phải chịu sự tác động của các yếu tố như:

  • Trọng lượng cơ thể lớn do thừa cân, béo phì, mang thai
  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều và ít khi vận động
  • Hoạt động mạnh, mang vật nặng thường xuyên
  • Táo bón mãn tính, tiêu chảy, nhịn đi đại tiện hoặc đi quá lâu
  • Làm việc căng thẳng và ít dành thời gian nghỉ ngơi
  • Cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất xơ và uống quá ít nước

Biến chứng

Trong số 4 cấp độ của bệnh trĩ, trĩ ngoại độ 2 được xác định là cấp độ trung bình và không gây ra quá nhiều sự nguy hiểm. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt. Nếu bệnh nhân không chủ động điều trị từ sớm, trĩ ngoại độ 2 sẽ phát triển nặng và gây ra các vấn đề sau:

  • Thiếu máu: Sa búi trĩ khiến hậu môn bị chảy máu. Khi hiện tượng xuất huyết không được khắc phục, bệnh nhân có thể mắc chứng thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ gặp cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể xanh xao.
  • Viêm nhiễm hậu môn: búi trĩ có kích thước to và sa ra bên ngoài khá nhiều. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để chủng vi khuẩn tấn công hậu môn trực tràng, phát triển và gây viêm. Khi tình trạng này kéo dài, vùng hậu môn sẽ bị viêm và gia tăng nguy cơ hoại tử.
  • Đời sống tình dục bị ảnh hưởng: Búi trĩ lòi ra đi kèm cảm giác ngứa ngáy, tiết dịch ẩm, chảy máu, đau rát… Các triệu chứng khiến bệnh nhân mất tự tin khi quan hệ, làm suy giảm ham muốn và khó kiểm soát khoái cảm.
  • Viêm phụ khoa: Hiện tượng tiết dịch làm hậu môn ẩm ướt, viêm nhiễm. Từ đó làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan tới cơ quan sinh dục phái nữ.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Quá trình chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 là điều cực kỳ cần thiết. Lý do là bởi khi búi trĩ lớn và sa ra bên ngoài, chúng sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị. Điều này cũng ảnh hưởng tới hoạt động vệ sinh cá nhân và cuộc sống của người bệnh.

Điều trị trĩ ngoại độ 2 bằng thuốc tây

Người bệnh nên sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc điều trị như bôi, uống, đặt hậu môn đều giúp bệnh nhân có thể giảm sưng, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Những nhóm thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc đường uống: Đây là loại thuốc có tác dụng tác động vào tĩnh mạch trĩ. Nó giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng và giảm đau rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc chứa hoạt chất flavonoid, rutin hoặc thuốc giảm đau như naproxen, ibuprofen…
  • Kem bôi hoặc viên đặt hậu môn: có tác dụng điều trị tại chỗ ở hậu môn – trực tràng. Đồng thời, nó cũng tác động trực tiếp tới búi trĩ để hạn chế nhiễm trùng, hỗ trợ tim mạch, tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh có thể đẩy lùi cảm giác đau rát, ngứa ngáy, sưng phồng búi trĩ. Một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng phổ biến là thuốc mỡ, viên đạn dược…

Trong thời gian điều trị, người bệnh không tự ý mua thuốc uống tại nhà. Tất cả các loại thuốc trị bệnh trĩ đều cần sử dụng theo chỉ định liều lượng của bác sĩ. Nếu tự ý thay đổi liều dùng, sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật không?

Bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân bị trĩ có cần phẫu thuật không sau khi tiến hành xét nghiệm. Thông thường, ở giai đoạn 2, các bệnh nhân chủ yếu được bác sĩ hướng dẫn điều trị nội khoa bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Chuyên gia chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp sau:

  • Búi trĩ sa ra ngoài quá nhiều
  • Bệnh nhân không có chuyển biến tích cực dù đã sử dụng thuốc theo đơn
  • Bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm

Theo đó, bác sĩ có thể thực hiện chích búi trĩ, tiêm xơ búi trĩ, cắt trĩ, cắt longo, đốt dây thun…

Trong các biện pháp điều trị ngoại khoa, thủ thuật được khuyên áp dụng phổ biến là cắt trĩ. Lý do là vì vùng hậu môn chứa các cơ quan thụ cảm nên khi có các bước can thiệp ngoại khoa khác, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau sau khi mổ. Thậm chí, cơn đau còn có thể diễn ra trong một thời gian dài.

Chữa trĩ ngoại độ 2 bằng mẹo dân gian

Thực tế, người bị trĩ ngoại độ 2 vẫn có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Đây đều là những mẹo chữa bệnh an toàn và giúp làm giảm sự đau rát rất hiệu quả. Bạn nên áp dụng những mẹo điều trị sau:

Rau diếp cá

Đặc điểm của diếp cá là kháng viêm và kháng khuẩn nên được khá nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu gồm 40g rau diếp cá và nước muối pha loãng
  • Rửa sạch diếp cá rồi ngâm với nước muối. Tiếp theo mang đi đun trong 20 phút
  • Dùng nước lá diếp cá đã đun sôi để xông hơi hậu môn
  • Bạn có thể lấy nước diếp cá rửa hậu môn sau khi nước đã nguội
  • Mỗi tuần bạn thực hiện 2 – 3 lần

Sử dụng lá thiên lý

Đây là vị thuốc có khả năng giải nhiệt, thanh lọc và làm ức chế quá trình viêm nhiễm bệnh trĩ ngoại độ 2. Lá thiên lý có thể làm giảm sự ngứa ngáy cũng như đẩy lùi tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý non đã rửa sạch với nước
  • Ép thiên lý để lấy nước cốt
  • Dùng nước ấm rửa sạch hậu môn. Sau đó lấy tăm bông thấm nước lá thiên lý và thoa lên búi trĩ
  • Đợi trong 15 phút để nước thiên lý khô lại rồi bạn rửa hậu môn bằng nước sạch
  • Mỗi tuần bạn nên áp dụng phương pháp này khoảng 2 – 3 lần

Bệnh trĩ ngoại độ 2 có sự nguy hiểm ở mức độ trung bình. Vì vậy, chỉ cần người bệnh tìm đúng biện pháp là có thể chữa khỏi bệnh. Trong thời gian điều trị, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời chăm chỉ vận động nhẹ nhàng nhưng không nên lao động quá sức. Muốn bệnh trĩ nhanh khỏi, người bệnh hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và tái khám theo lịch của bác sĩ.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android